1. Kiến thức: Giúp HS :
HS biết khái niệm về tốc độ phản ứng, chất xúc tác.
HS hiểu sự ảnh hưởng các yếu tố (nồng độ, áp suất, nhiệt độ) đến tốc độ phản ứng. Ý nghĩa thực tiễn của phản ứng.
2. Kĩ năng: HS có khả năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm, nhận biết về sự thay đổi tốc độ phản ứng.
3. Thái độ: giáo dục HS hiểu biết về thực tiễn, nhìn nhận vấn đề khoa học, tin tưởng vào khoa học, gắn khoa học với đời sống. Vai trò của axit H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36 tốc độ về các phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/03/2009
Ngày dạy: 18/03/2009
Tuần 31 Tiết 61:
Chương VII: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HĨA HỌC
Bài 36
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HĨA HỌC
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS :
HS biết khái niệm về tốc độ phản ứng, chất xúc tác.
HS hiểu sự ảnh hưởng các yếu tố (nồng độ, áp suất, nhiệt độ) đến tốc độ phản ứng. Ý nghĩa thực tiễn của phản ứng.
2. Kĩ năng: HS có khả năng: Quan sát hiện tượng thí nghiệm, nhận biết về sự thay đổi tốc độ phản ứng.
3. Thái độ: giáo dục HS hiểu biết về thực tiễn, nhìn nhận vấn đề khoa học, tin tưởng vào khoa học, gắn khoa học với đời sống. Vai trò của axit H2SO4 đối với nền kinh tế quốc dân.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học.
GV: Các dụng cụ và hoá chất thí nghiệm:
+ Cốc đựng 25 ml dung dịch HCl (2cốc).
+ Đá vôi dạng hạt to.
+ Đá vôi dạng hạt nhỏ.
HS: Nghiên cứu trước các nội dung trong sgk.
2. Phương pháp dạy học chủ yếu.
Thuyết trình. Đàm thoại. HS hoạt động theo nhóm.
III/ THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuâûn bị bài ở nhà của HS.
3/ Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Ứn dụng của axit.
-GV biểu diễn hoặc HS tự làm lượng nhỏ. Nếu cho HS tự làm thì nên cho HS chuẩn bị ống nghiệm giống nhau; ống 1 đựng 2 ml dd BaCl2 0,1 M; ống 2 đựng 2 ml dd Na2S2O3 0,1M; rồi dùng hai ống nhỏ giọt để nhỏ đồng thời vào cả hai ống một lượng H2SO4 0,1M như nhau.
-GV đặt vấn đề : Chúng ta tiến hành hai phản ứng hĩa học khác nhau biểu diễn bởi hai PTHH nào?.
-Em so sánh hiện tượng và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn.
-GV tổng kết: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh, chậm của các phản ứng hĩa học, người ta dùng khái niệm tốc độ phản ứng hĩa học, gọi tắc là tốc độ phản ứng.
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
Mức độ yêu cầu là tính tốc độ trung bình của phản ứng theo một chất cụ thể như thí dụ viết trong SGK.
-Quan sát TN, ghi nhận hiện tượng
-Viết PTHH:
BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4¯ + 2HCl (1)
Na2S2O3 + H2SO4 ® S¯ + SO2 + H2O + Na2SO4 (2)
-So sánh hiện tượng và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn
I. KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HĨA HỌC
1. Thí nghiệm
Chuẩn bị 3 dung dịch: BaCl2, Na2S2O3 và H2SO4 cĩ cùng nồng độ 0,1M
BaCl2 + H2SO4 ® BaSO4 + 2HCl (1)
Na2S2O3 + H2SO4 ®
Na2SO4 + H2O + S + SO2 (2)
2. Nhận xét
Nhận xét về phản ứng xảy ra, chậm nhanh khác nhau. Để đánh giá người ta dùng khái niệm: tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian
Hoạt động 2: Ảnh hưởng của nồng độ.
Cách làm thứ nhất : GV chuẩn bị như hình 7.1 trong SGK.
-GV đặt vấn đề: Cĩ phản ứng:
Na2S2O3 + H2SO4 ® S¯ + SO2 + H2O + Na2SO4
Chúng ta thực hiện phản ứng trên trong hai trường hợp cĩ các nồng độ Na2S2O3 khác nhau, cịn các yếu tố khác như nhau, với mục đích tìm hiểu xem nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào.
Cốc (a) đựng 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M. Cốc (b) đựng 10 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M + 15 ml nước cất nghĩa là nồng độ Na2S2O3 chỉ cịn 0,04M. Cho đồng thời vào cốc (a) và cốc (b) mỗi cốc 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M.
-Cách làm thứ hai: Cĩ hai ống nghiệm, ống nghiệm (a) đựng 2ml dd HClớp 0,1M , ống nghiệm (b) đựng 2 ml dd HCl 1M . Chọn hai viên kẽm giống nhau hoặc ít nhất cũng gần giống nhau. Đồng thời bỏ vào mỗi ống nghiệm một viên kẽm
-Theo dõi TN, dự đốn cĩ phản ứng giữa Na2S2O3 và H2SO4 hay khơng?
-Quan sát xem dung dịch trong cốc nào chuyển từ trong suốt sang đục trắng nhanh hơn. Nhận xét về sự liên quan giữa nồng độ của dung dịch và tốc độ phản ứng.
-Quan sát xem ở ống nghiệm nào bọt khí H2 bay ra nhanh hơn. Nhận xét về sự liên quan của nồng độ dung dịch và tốc độ phản ứng.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
1. Ảnh hưởng của nồng độ
Thực hiện thí nghiệm (2) ở trên bằng các nồng độ khác nhau của, sau một thời gian phản ứng, thấy cốc đựng dung dịch Na2S2O3 nồng độ lớn thì vẫn đục nhiều hơn.
Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của áp suất.
Cách làm thứ nhất : GV thuyết trình và thí dụ minh họa như SGK.
Cách làm thứ hai : GV viết số liệu lên bản cho HS nhận xét.
GV hỏi: Em cĩ nhận xét gì về sự liên quan giữa áp suất và tốc độ của phản ứng cĩ chất khí tham gia?
GV bổ sung: Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
-Thí dụ, phản ứng sau thực hiện trong bình kín ỡ nhiệt độ 3020C:
2HI (k) ® H2 (k) + I2 (k)
Ở áp suất của HI là 1 atm, tốc độ phản ứng đo được là 1,22.10-8 mol/(1.s).
Ở áp suất của HI là 2atm, tốc độ phản ứng là 4,88.10-8 mol/(1.s).
2. Ảnh hưởng của áp suất
Khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng
2HI(k) ® H2 (k) + I2 (k)
Hoạt động 4: Ảnh hưởng của nhiệt độ.
GV chuẩn bị như hướng dẫn của hình 7.2 trong SGK.
Thực hiện phản ứng:
Na2S2O3 + H2SO4 ® S¯ + SO2 +H2O + Na2SO4
Cốc (a) đựng 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M ở nhiệt độ thường. Cốc (b) đựng 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1 M đun nĩng từ trước đến khoảng 500C. Cho vào mỗi cốc 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M.
GV tổng kết : Nhiệt độ phản ứng tăng tốc độ phản ứng tăng.
GV cho HS biết thêm, thực tế thí nghiệm cho thấy thơng thường cứ tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên từ 2 đến 4 lần.
-Quan sát xem dung dịch trong cốc nào chuyển từ trong suốt sang đục trắng nhanh hơn. Nhận xét về sự liên quan giữa nhiệt độ của dung dịch và tốc độ phản ứng.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Củng thực nghiệm thí nghiệm (2) ở hai điều kiện nhiệt độ khác nhau. Sau một thời gian thấy cốc cĩ nhiệt độ cao hơn thì cĩ màu trắng đục hơn. Vậy khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ.
- Củng cố: GV củng cố toàn bài
- Dặn dò: BTVN bài số 1,2 4 trang 154 sgk.
V. BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM:
.............................................................
.............................................................
.............................................................
File đính kèm:
- bai36 Toc do phan ung.doc