Bài giảng Bài 39: chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

I. Mục Tiêu Bài Học :

1. Kiến thức: - Giúp hs hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

- Nắm và vận dụng được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và liên hệ – vận dụng vào thực tế

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6486 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 39: chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :32 Tiết : 42 BÀI 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Ngày soạn: 19/04/2012 Ngày dạy : 21/04/2012 I. Mục Tiêu Bài Học : 1. Kiến thức: - Giúp hs hiểu được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. - Nắm và vận dụng được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và liên hệ – vận dụng vào thực tế 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi. II. Chuẩn Bị - Gv: Phóng to H66, 67 sgk; chuẩn bị một số mẫu thật thức ăn vật nuôi. - Hs: Nghiên cứu trước bài; tìm hiểu các phươg pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi trong thực tế gia đình và địa phương III. Tiến Trình Bài Giảng 1. Bài cũ: ? Các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn được vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? ? Hãy nêu vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? 2. Giới thiệu bài: Để tăng thêm giá trị của thức ăn và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi trong cả năm thì chúng ta cần phải biết cách dự trữ và chế biến thức ăn cho vật nuôi. 3. Các hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn trong cơ thể vật nuôi a. Mục đích - Gv dẫn dắt hs khai thác thông tin bằng liên hệ: ? Hãy kể tên một số loại thức ăn của vật nuôi? ? Các loại thức ăn này có cho vật nuôi ăn trực tiếp hay không? ? Vì sao ta phải chế biến thức ăn? - Gv cùng hs phân tích rõ từng mục đích : ? Tại sao ta thường nấu chín thức ăn rau, cám, bột cá rồi mới cho lợn ăn? ? Mùi vị thức ăn sau chế biến có gì khác so với thực ăn ban đầu? - Gv nhận xét và làm rõ thêm về vấn đề: chế biến thức ăn còn làm giảm tính độc hại của thức ăn ban đầu, lấy ví dụ minh hoạ. - Gv yêu cầu hs rút ra kết luận. b. Phương pháp chế biến thức ăn - Gv treo H66 và hướng dẫn hs phân tích ? Có những phương pháp chế biến thức vật nuôi nào? - Gv nhận xét và giảng giải thêm: + Các phương pháp chế biến thức ăn cho vật nuôi được dựa trên kiến thức về vật lí, hoá học và sinh học. - Yêu cầu hs phân loại các phương pháp chế biến: + Chế biến bằng phương pháp vật lý? + Chế biến bằng phương pháp hoá học? + Chế biến bằng phương pháp vi sinh học? - Gv làm rõ thêm về các phương pháp này. ? Chế biến thức ăn vật nuôi bằng phương pháp nào? - Hs liên hệ kiến thức thực tế và trả lời + Cám, ngô, khoai, cỏ… + Không phải tất cả các thực ăn có trong tự nhiên thì vật nuôi đều ăn đựơc + Nêu mục đích chế biến thức ăn - Phân tích từng mục đích cụ thể à Làm thức ăn mềm ra và giải bớt tính độc hại của thức ăn à Mùi vị thơm hơn, vật nuôi thích ăn hơn - Hs thu thập thêm kiên thức và có thể áp dụng vào thực tế. - Hs rút ra kết luận về mục đích của chế biến thức ăn - Phân tích H66 à Nêu phương pháp: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lí nhiệt, đường hoá, kiềm hoá, hỗn hợp.. - Làm rõ và phân loại các phương pháp chế biến thức ăn dựa trên các kiến thức: + Vật lý: Cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lý nhiệt + Hoá học: Kiềm hoá rơm rạ + Sinh học: Đường hoá, kiềm hoá… - Hs rút ra kết luận I. Chế biến thức ăn - Mục đích: tăng mùi vị của thức ăn, tăng tính ngon miệng cho vật nuôi, giúp vật nuôi tiên hoá dễ dàng hơn, giảm tính độc hại của thức ăn. - Phương pháp: + Vật lý: Cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lý nhiệt + Hoá học: Kiềm hoá rơm rạ + Sinh học: Đường hoá, kiềm hoá… + phương pháp hỗn hợp Hoạt động 2: Tìm hiểu dự trữ thức ăn - Yêu cầu hs đọc thông tin sgk - Hướng dẫn hs quan sát và phân tích H67 - Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành nội dung: ? Mục đích của dự trữ thức ăn vật nuôi là gì? ? Có những phương pháp dự trữ thức ăn vật nuôi nào? - Yêu cầu hs báo cáo kết quả - Gv nhận xét và trong khi các nhóm báo cáo gv có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi dẫn dắt: ? Người ta phơi khô cây lúa để làm gì? ? Ngô, khoai để bảo quản được lâu người ta làm gì? ? Ở địa phương em có những phương pháp bảo quản thức ăn cho vật nuôi nào? - Yêu cầu hs rút ra kết luận. - Hương dẫn hs làm bài tập cuối bài: ? Làm khô đối với những loại thức ăn nào? ? Ủ xanh áp dụng với những loại thức ăn nào? - Đọc thông tin - Phân tích H67 - Thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của gv. + Giúp thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ thức ăn + Phương pháp: làm khô (bằng nhiệt hoặc ánh nắng mặt trời) - Các nhóm báo cáo kết quả -> nhận xét và bổ sung. - Liên hệ thực tế để trả lời + Để dự trữ thức ăn cho trâu, bò vào mùa khô + Cần phơi khô trứơc khi dự trữ + Phơi khô, say khô hoặc ủ xanh - Hs rút ra kết luận - Hoàn thành bài tập cuối bài + Làm khô: Rau, cỏ, hạt, củ, khoai, quả,… + Ủ xanh: Cỏ, rau tươi xanh II. Dự trữ thức ăn - Mục đích: Giúp thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi. - Phương pháp: Làm khô và ủ xanh 4/ Củng cố: - Đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi 1, 2 sgk ? Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? ? Ở địa phương em có những phương pháp chế biến thức ăn nào? Cho ví dụ minh hoạ? 5/ Hoạt động nối tiếp: - Học bài - Chuẩn bị bài 4o : Sản xuất thức ăn vật nuôi

File đính kèm:

  • doctiet 42. che bien va du tru thuc an cho va nuoi.doc