Bài giảng Bài 4 một số axit quan trọng tiết 6

. Kiến thức:

- HS biết được các tính chất hóa học của HCl, axit H2SO4 loãng

- Biết được cách viết đúng các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học cung của axit

- H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng. Tính oxi hóa (tác dụng với các KL kém hoạt động), tính háo nước, dẫn ra được những phương trình phản ứng cho những tính chất này.

- Biết được cách nhận biết H2SO4 và các muối sunfat.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4 một số axit quan trọng tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 6+7 Ngày dạy:20.06.2008 Tuần:3- 4 Ngày soạn: Bài 4 MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG I./ MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được các tính chất hóa học của HCl, axit H2SO4 loãng - Biết được cách viết đúng các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học cung của axit - H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng. Tính oxi hóa (tác dụng với các KL kém hoạt động), tính háo nước, dẫn ra được những phương trình phản ứng cho những tính chất này. - Biết được cách nhận biết H2SO4 và các muối sunfat. 2. Kĩ năng: - Những ứng dụng quan trọng trong đời sống và trong sản xuất. Các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. - Sử dụng an toàn các axit này trong quá trình tiến hành thí nghiệm -Vận dụng các tính chất của axit HCl, H2SO4 trong việc giải các bài tập định tính và định lượng II./ CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút - Hóa chất: Dd HCl, H2SO4, quỳ tím, Al, Zn, Cu SO4, dd NaOH, CuO H2SO4 loãng, đặc, Cu, dd BaCl2, dd Na2SO4, đường trắng. - Bảng phụ 2. Học sinh: Soạn bài theo các câu hỏi chuẩn bị bài. IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu tính chất hóa học của axit? Viết PTPƯ minh họa cho mỗi tính chất (HS trả lời ghi ở góc phải bảng, lưu lại để dùng cho bài mới) - Sửa bài tập 3 SGK(14) 3. Giới thiệu bài mới: Nội dung bài giới thiệu một số axit quan trọng 4. Các họat động dạy học Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất của Axit Clohiđric (HCl) - Quan sát lọ đựng dd HCl, nhận xét tính chất vật lý? - Axit HCl có tính chất hóa học của axit mạnh - Hướng dẫn các nhóm làm TN về tính chất hóa học của axit HCl - Nhắc lại các tính chất hóa học của axit : + Quỳ tím hóa đỏ + T/d kim loại + T/d bazơ + T/d Oxit Bazơ - Mỗi nhóm làm 1 tính chất + Quỳ tím hóa đỏ + T/d kim loại (Zn) + T/d bazơ (Cu(OH)2 + T/d Oxit Bazơ (CuO) - Kết luận và viết PTPƯ A. Axit Clohiđric 1. Tính chất a. Tính chất vật lý Là dd của khí Hiđroclorua trong nước. b. Tính chất hóa học - Làm quỳ tím → đỏ - T/d với nhiều kim loại: 2 HCl + Fe → FeCl2 + H2 - Tác dụng với bazơ: HCl + NaOH → NaCl + H2O 2HCl+Cu(OH)2→CuCl2+ 2H2O - Tác dụng với oxit bazơ: 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O Họat động 2. Tìm hiểu các ứng dụng của HCl - Hướng dẫn HS tìm thông tin - Kết luận - Đọc thông tin Sgk(15) - Nêu ứng dụng của axit HCl - Bổ sung ghi nhận 2. Ứng dụng - Điều chế muối Clorua - Tẩy gỉ& làm sạch kim loại. - Chế biến thực phẩm, dược phẩm Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất Axit sunfuric (H2SO4) loãng - Cho HS quan sát lọ đựng dung dịch axit H2SO4 đặc - Hướng dẫn HS cách pha loãng H2SO4 đặc và làm thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc. - HS nhận xét về tính tan và sự tỏa nhiệt của quá trình trên? - Axit H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh (như HCl) - Kết luận - Nhận xét - H2SO4 dễ tan trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt - Cách pha lõang H2SO4 đặc: Rót từ từ H2SO4 đặc vào cốc có chứa nước và khuấy đều. -HS nhắc lại các tính chất hóa học của axit + Quỳ tím hóa đỏ + T/d kim loại + T/d bazơ + T/d Oxit Bazơ - Mỗi nhóm làm thí nghiệm + Quỳ tím hóa đỏ + T/d kim loại(Fe) + T/d bazơ (CuSO4) + T/d Oxit Bazơ(CuO) - Kết luận& viết các PTPƯ B. Axit sunfuric I. Tính chất vật lí: - Là chất lỏng sánh, nặng hơn nước, không bay hơi. - Tan nhiều trong nước( khi tan tỏa nhiều nhiệt) II. Tính chất hóa học 1. Axit sunfuric loãng có tính chất hóa học của axit - làm quỳ tím hóa đỏ - Tác dụng với KL: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 - Tác dụng với bazơ : H2SO4+Cu(OH)2→CuSO4+H2O - Tác dụng với oxit bazơ: H2SO4+ CuO → CuSO4 + H2O 5. Tiểu kết - Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập: Cho các chất sau: Ba(OH)2, Fe(OH)3, SO2, K2O, Mg, Cu, CuO, P2O5 a. Gọi tên phân loại các chất trên b. Viết các phương trình phản ứng (nếu có) của các chất trên với: Nước, dd H2SO4 loãng. Hoạt động 4. Tìm hiểu tính chất đặc biệt của Axit sunfuric đặc - Yêu cầu HS nhắc lại tính chất của axit H2SO4(loãng). - Biểu diễn các TN về t/c đặc biệt của axit H2SO4 đặc: ÔN1: 1lá đồng → Rót 1ml dd H2SO4 loãng ÔN2: 1 lá đồng → Rót 1 ml H2SO4 đặc - Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm → Quan sát hiện tượng, nhận xét? - Khí thoát ra trong ống nghiệm 2 là SO2 - Hướng dẫn HS viết PTPƯ - Lưu ý: +Cu không t/d H2SO4 loãng. +Cu t/d với H2SO4 đặc nóng → giải phóng SO2 // H2. - GV làm TN: Cho 1 ít đường vào cốc, rót từ từ H2SO4 đặc vào - Lưu ý: + Phải thật cẩn thận khi dùng H2SO4 đặc. + H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr. + Quỳ tím hóa đỏ + T/d kim loại + T/d bazơ + T/d Oxit Bazơ - Ống nghiệm 2 + Có khí (mùi hắc) thoát ra. + Cu tan dần, dd → màu xanh lam. - HS viết PTPƯ - Đường ngã sang màu vàng, màu đen→ khối xốp. → HS trả lời → HS nghe, ghi bài và viết PTPƯ 2. Axit sunfuric đặc H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng: a. Tác dụng với kim loạiCu: 2H2SO4(đặc)+CuCuSO4+ SO2+ 2H2O b. Tính háo nước C12H22O1111H2O + 12C - Kết luận : + H2SO4 đặc nóng tác dụng với nhiều kim loại → giải phóng SO2 // H2. + H2SO4 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr. Hoạt động 5. Tìm hiểu các ứng dụng Của H2SO4 - Hướng dẫn HS dựa vào sơ đồ ứng dụng của axit H2SO4 → nêu ứng dụng. - Kết luận - Quan sát tranh, nêu các ứng dụng. III. Ứng dụng (Sgk) Hoạt động 6. Tìm hiểu các phương pháp sản xuất axit sunfuric - Hướng dẫn HS tìm thông tin: + Nguyên liệu? + Phương pháp? + Các công đọan? + Các PTHH? - Đọc thông tin Sgk(18) Trả lời: - Phương pháp: Tiếp xúc. - Các công đọan: + Sản xuất: SO2 + Sản xuấ: SO3 + Sản xuất: H2SO4 - Viết các PTHH IV. Sản xuất axit sunfuric 1. Nguyên liệu: S hoặc pyrit sắt (FeS2), không khí, nước. 2. Các công đoạn chính a) Sản xuất SO2: S + O2 SO2 4FeS2+11O22Fe2O3+8SO2 b) Sản suất SO3: SO2 + O2 SO3 c) Sản xuất H2SO4: SO3 + H2O → H2SO4 Hoạt động 7. Tìm hiểu các phương pháp nhận biết H2SO4 và muối sunfat - Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm. - Hướng dẫn HS viết PTPƯ. Kết luận: + Phương pháp? + Dấu hiệu nhận biết? - lưu ý: + Kết tủa trắng (BaSO4), không tan trong nước và trong axit mạnh. +Để nhận biết dd H2SO4 với các dd muối Sunfat→ Sử dụng quỳ tím. - Các nhóm tiến hành thí nghiệm: + ÔN1: dd H2SO4 + ÔN2: dd Na2SO4 - Cho vào mỗi ống dd BaCl2 → quan sát hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. - Thuốc thử để nhận biết gốc sunfat → Dùng các dd BaCl2, (dd Ba(NO3)2, dd Ba(OH)2),… làm thuốc thử. →kết tủa trắng (BaSO4) IV. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat 1. Thuốc thử: Dùng các DD: Ba(OH)2, Ba(NO3)2, … 2. Dấu hiệu: Có kết tủa trắng (BaSO4), không tan trong nước và trong axit mạnh. Ví dụ: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + NaCl 6. Tổng kết a) Củng cố: Bài tập 1. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các các lọ đựng các dung dịch không màu sau: K2SO4, KOH, KCl, H2SO4. Bài tập 2. Hoàn thành các PTHH sau (Báo cáo trên bảng phụ) a. Fe + ? → ? + H2 b. KOH + ? → H3PO4 + ? c. H2SO4 + ? → HCl + ? d. FeS + ? → ? + SO2 e. Fe(OH)3 +? → FeCl3 + ? f. Al + ? → Al2(SO4)3 + ? g. CuO + ? → ? + H2O h. Cu + ? → CuSO4+ ? b) Chuẩn bị bài: Soạn nội dung cần nhớ vào tập bài học, là bài tập Sgk. V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG ……………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHoa 9Tiet 67.doc
Giáo án liên quan