1.Kiến thức:
-Biết dụng cụ là và qui trình là trang phục .
-Biết cách cất giữ trang phục
2.Kĩ năng: Sử dụng trang phục hợp lí .
3.Thái độ: Có ý thức bảo quản trang phục , ý thức trách nhiệm với gia đình và bản thân.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4 : sử dụng và bảo quản trang phục tiết 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5
Tiết : 10
Bài 4 : SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (TT)
Ngày soạn: 27/09/2012
Ngày dạy : 29/09/2012
I.MỤC TIÊU: HS phải đạt được
1.Kiến thức:
-Biết dụng cụ là và qui trình là trang phục .
-Biết cách cất giữ trang phục
2.Kĩ năng: Sử dụng trang phục hợp lí .
3.Thái độ: Có ý thức bảo quản trang phục , ý thức trách nhiệm với gia đình và bản thân.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Sưu tầm tài liệu tham khảo về khái niệm là
2. Học sinh : Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ :
? Phối hợp trang phục đẹp cần chú ý điều gì?
? Trình bày qui trình giặt , phơi ở gia đình em ?
3.Bài mới:
Giới thiệu bài : Sau khi giặt , phơi quần áo, chúng ta cần phải làm gì để quần áo luôn đẹp và không bị nhàu ? à Học sinh trả lời. Vậy chúng ta cần phải làm những điều đó như thế nào cho đúng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên..
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu dụng cụ là và qui trình là trang phục.
- Gv yêu cầu Hs giải quyết tình huống :
-Em hãy nêu tác dụng của việc là(ủi) quần áo trong gia đình em?
- Yêu cầu HS Quan sát H1.13 và bằng kiến thức thực tế trong gia đình xác định các dụng cụ là:
- GV bổ sung kiến thức một số dụng cụ là quần áo và chủng loại
- GV nhắc lại kiến thức cũ : Loại vải nào hay bị nhàu ? à Những loại vải nào cần là thường xuyên hay là một số lần?
-Em hãy nêu cách là (ủi) áo quần ở gia đình em?
-Treo bảng kí hiệu giặt, là và giới thiệu :
-Liên hệ thực tế và lưu ý HS cẩn thận khi là vì dễ gây cháy, bỏng .
-Giúp phẳng quần áosau khi giặt, phơi .
-Quan sát H1.13 và bằng kiến thức thực tế trong gia đình xác định các dụng cụ là:bàn là, cầu là, bình phun nước .
- Hs tiếp thu kiến thức
-Vải cần là thường xuyên là: Sợi bông, lanh, tơ tằm . Vì sau khi giặt thường co lại, còn vải sợi tổng hợp chỉ cần là một số lần .
-Tìm hiểu qui trình là:
+Điều chỉnh nấc nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải .
+Là vải có yêu cầu nhiệt độ thấp trước, nhiệt độ cao sau .
+Là theo chiều dọc sợi vải, đưa đều, không để bàn là lâu trên mặt vải .
+Khi ngừng là phải dựng bàn là hoặc đặt vào nơi qui định .
.
- Hs tiếp thu kiến thức
2.Là(ủi)
a.Dụng cụ là: bàn là, cầu là, bình phun nước .
b.Qui trình là:
-Là vải có yêu cầu nhiệt độ thấp trước, nhiệt độ cao sau.
-Là theo chiều dọc sợi vải, đưa đều, không để bàn là lâu trên mặt vải .
-Khi ngừng là phải dựng bàn là hoặc đặt vào nơi qui định.
c.Kí hiệu giặt là:
(Bảng 4 / 25 SGK)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách cất giữ trang phục
- Gv yêu cầu Hs liên hệ thực tế và trả lời được các câu hỏi sau :
?-Sau khi giặt sạch phơi khô cần làm gì đới với trang phục ?
? Em nên cất giữ quần áo, trang phục ở đâu ?
? Có những loại tủ đựng quần áo bằng chất liệu gì ?
? Gia đình em cất giữ áo quần như thế nào?
- Gv giáo dục ý thức tự lập , tự bảo quản trang phục của chính mình và gia đình
- Liên hệ thực tế và trả lời
à Cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ .
à Cất giữ trong tủ, hoặc treo trên giá
à Tủ quần áo có thể bằng gỗ, bằng nhôm hay giá treo bằng inox
-Liên hệ bản thân và gia đình trongviệc bảo quản trang phục tốt nhất .
Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc
3.Cất giữ:Cất giữ nơi khô ráo, sạch sẽ .
4. Củng cố- đánh giá :
- Đọc nội dung ghi nhớ SGK
- Bảo quản quần áo gồm những công việc chính nào ?
* Đánh giá:
? Em nên làm gì để bảo vệ trang phục của em luôn sạch và đẹp ?
5. Hoạt động nối tiếp
- Học bài
- Chuẩn bị phần tiếp theo bài : Oân một số mũi khâu cơ bản
+ Chuẩn bị : Kim, chỉ , kéo và vải , phấn ( nếu có ) ...
+ Oân lại một số mũi khâu cơ bản đã học chương trình tiểu học.
File đính kèm:
- tiet 10 su dung va bao quan trang phuc.doc