I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được tính chất vật lí, tính chất hoá học của ozon, hiđropeoxit là tính oxi hoá mạnh. Và ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
- Nêu được ứng dụng của ozon và hiđropexit.
- Học sinh chứng minh được tính oxi hoá của ozon là lớn hơn oxi.
- Cách tạo ra ozon trong tự nhiên.
- Giải thích được tại sao hiđropeoxit vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2993 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 42: ozon và hiđropeoxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 42: OZON VÀ HIĐROPEOXIT
(Lớp 10A7 – Ban nâng cao - Trường THPT Kim Liên)
Giáo viên huớng dẫn: Bùi Thu Thuỷ.
Giáo sinh thực tập: Cao Thị Hường.
Sinh viên: QHS_2005_Hoá học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được tính chất vật lí, tính chất hoá học của ozon, hiđropeoxit là tính oxi hoá mạnh. Và ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
- Nêu được ứng dụng của ozon và hiđropexit.
- Học sinh chứng minh được tính oxi hoá của ozon là lớn hơn oxi.
- Cách tạo ra ozon trong tự nhiên.
- Giải thích được tại sao hiđropeoxit vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết phương trính phản ứng oxi hoá - khử.
- Kĩ năng quan sát phản ứng.
3. Thái độ:
- Hình thành thái độ bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon.
II. Chuẩn bị:
- Hoá chất: KMnO4, H2O2, KI, hồ tinh bột và H2SO4.
- Dụng cụ: ống nghiệm, công tơ hút
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi Bảng
Hoạt động 1: Vào bài
- hôm trước chúng ta đã học một dạng thù hình của nguyên tố oxi, hôm nay chúng ta nghiên cứu tiếp dạng thù hình thứ hai đó là ozôn
BÀI 42: OZON VÀ HIĐROPEOXIT
Hoạt động 2: I. Ozon
- Ozon được cấu tạo từ 3 nguyên tử oxi do đó có CTPT là O3.
- yêu cầu học sinh viết CTCT của ozon theo quy tắc bát tử
- Nhận xét: trong phân tử O3 có 1 liên kết đôi O=O và 1 liên kết cho nhận.O → O
- Học sinh tham khảo sách giáo khoa và lên bảng viết CTCT
I. Ozon:
1. Cấu tạo phân tử của ozôn
O
O O
CTPT: O3
CTCT:
Lk cho-nhận
Liên kết CHT
Hoạt động 3: Tính chất của ozon
- yêu cầu một em đọc tính chất vật lí của ozon và tóm tắt lại.
- Giáo viên nêu ozon cũng như oxi cũng thể hiện tính oxi hoá mạnh cũng tác dụng với kim loại, phi kim, hợp chất vô cơ và hữu cơ như oxi.
- Giáo viên nêu O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2.
- Chứng minh qua phản ứng của ozon với Ag và KI trong nước.
- yêu cầu học sinh lên cân bằng.
- Kết luận: O3 có tính oxi hoá mạnh hơn O2
- Tham khảo sách giáo khoa và phát biểu.
- Gọi Hs cân bằng.
2. Tính chất của ozon:
a) Tính chất vật lý của ozon:
O3
Trạng thái: Khí
Màu : xanh nhạt
Mùi: tanh
độ tan: nhiều gấp 16lần O2
b) tính chất hoá học:
* tính oxi hoá mạnh:
- tác dụng với kim loại trừ Au, Pt
- tác dụng với phi kim.
- tác dụng với hợp chất vô cơ và hữu cơ.
* O3 có tính OXH mạnh hơn O2.
Chứng minh:
- tác dụng với Ag ngay ở điều kiện thường
Trong đó:
2 Ag0 → Ag+1 + 1e
O30 + 2e → O-2 + O20 =>O3 > O2
O3 + 2Ag → Ag2O + O2
+ tác dụng với dung dịch KI:
Trong đó:
1 2I-1 → I20 + 2e
1 O30 + 2e → O-2 + O20
=> phản ứng dùng để nhận biết O3
Hoạt động 4: Ứng dụng của ozon
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và tóm tắt xem ozon có các ứng dụng nào.
- Giới thiệu cách tạo ra ozon trong tự nhiên.
- Hs tham khảo sách giáo khoa.
3. ứng dụng: sgk – 164
* trong thiên nhiên:
UV
3O2 2O3
Hoạt động 5: Hiđropeoxit
- Giới thiệu CTPT của hiđro peoxit và đưa ra CTCT.
II. Hiđropeoxit:
1. Cấu tạo phân tử của hiđro peoxit:
CTPT: H2O2
H
CTCT: H-O-O-H
O O
H
Trong H2O2 có 2 liên kết O-H
=> CHT có cực và không nằm trên một mặt phẳng.
Hoạt đông 6: Tính chất của hiđropeoxit
- yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa
- yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá của oxi trong phân tử H2O2. Và dự đoán tính chất hoá học.
- Giáo viên nhấn mạnh: H2O2 thể hiện tính khử và tính oxi hoá
- Xét tính oxi hoá: tác dụng với chất khử mạnh. Lấy ví dụ
- làm thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
- Giáo viên nhận xét, viết phương trình phản ứng và yêu cầu học sinh cân bằng phản ứng
- Xét tính oxi khử: thể hiện khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh. Lấy VD.
- Nhận xét, viết phương trình phản ứng và yêu cầu học sinh cân bằng phản ứng.
- Giới thiệu H2O2 kém bền dễ phân huỷ theo phản ứng sau.
- yêu cầu học sinh nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của oxi.
- kết luận: H2O2 đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
- Đây cũng là một phương pháp để điều chế oxi.
- Kết luận: H2O2 vừa có tính khử lại vừa có tính oxi hoá
- Hs quan sát, nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời
- Hs tham khảo sách giáo khoa trả lời
- Hs cân bằng phản ứng.
2. Tính chất của hiđropeoxit:
a) tính chất vật lí:
- lỏng, ko màu, nặng hơn nước.
b) tính chất hoá học:
H2O2: số OXH của oxi là -1 => số OXH trung gian của 0 và -2 => H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá
* Tính oxi hóa:
VD:
Trong đó:
2 O-1 + e → O-2
1 2I-1 → I20 + 2e
* tính khử:
VD
Trong đó:
5 2O-1 → O20 + 2e
2 Mn+7 + 5e → Mn+2
* phản ứng phân huỷ:
Ta có:
1 2O-1 → O20 + 2e
2 O-1 + 1e → O-2
Hoạt động 7: Ứng dụng của Hiđropeoxit
- yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và nêu tóm tắt
- tham khảo sách giáo khoa và trả lời
3. Ứng dụng: Sgk-165
Hoạt động 8: Củng cố bài
- Phát phiếu bài tập
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
Giáo viên hướng dẫn
(Kí tên)
Bùi Thu Thuỷ
PHỤ LỤC
(Phiếu học tập)
Bài 1: Viết các phương trình phản ứng chúng minh ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
Bài 2: Hãy cân bằng các phương trình sau theo phương pháp thăng bằng electron:
PbS + H2O2 → PbSO4 + H2O
O3 + H2S → SO2 + H2O
H2O2 + O3 → O2 + H2O
H2O2 + KNO2 → H2O + KNO3
Bài 3: Hoàn thành dãy biến hoá sau
3
2
5
8
7
6
4
1
Bài 4: Có 4 lọ đựng khí riêng biệt gồm các khí sau: O2, O3, HCl và Cl2. Làm thế nào nhận biết ra từng khí?
File đính kèm:
- Bai ozon va hidopeoxit.doc