1. Kiến thức:
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo. Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo.
2. Kĩ năng:
- Viết CTCT của ancol etylic, axit axetic, CT chung và CT của một số chất béo đơn giản.
- Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các chất trên
- Phân biệt hóa chất (ancol etylic, axit axetic, dầu ăn tan trong ancol etylic)
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2745 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 48: luyện tập: rượu etilic – axitaxetic và chất béo tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Ngày soạn: 02/04/2013
Tiết 58 Ngày dạy : 04/04/2013
BÀI 48: LUYỆN TẬP: RƯỢU ETILIC –
AXITAXETIC VÀ CHẤT BÉO
I. MỤC TIÊU: Sau bài này, HS phải:
1. Kiến thức:
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo. Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo.
2. Kĩ năng:
- Viết CTCT của ancol etylic, axit axetic, CT chung và CT của một số chất béo đơn giản.
- Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các chất trên
- Phân biệt hóa chất (ancol etylic, axit axetic, dầu ăn tan trong ancol etylic)
- Tính toán theo phương trình hóa học.
- Xác định cấu tạo đúng của hóa chất khi biết tính chất
3. Thái độ:
- Giúp HS yêu thích môn học để vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.
4. Trọng tâm:
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo. Cách điều chế axit xetic, ancol etylic, chất béo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Bảng nhóm, bài tập theo SGK .
b. Học sinh: Ôn tập kiến thức: rượu etylic, axit axetic và chất béo.
2. Phương pháp:
- Vấn đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp(1’) 9A1:.......................................................................................................
9A2:.......................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài: (1') Chúng ta đã học về rượu etylic, axit axetic và chất béo. Để nắm chắc hơn kiến thức về các hợp chất trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ (10’)
- GV: Treo bảng như SGK /148
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng
- GV: Nhận xét và sửa sai
- HS: Quan sát và hoàn thành bảng
- HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành bảng
- HS: Ghi bài
Hoạt động 1: Bài tập (29’)
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2/148 SGK
- GV: Gọi lần lượt HS lên làm bài tập
- GV: Yêu cầu các nhóm làm bài tập 3/148 SGK
- GV: Gọi đại diện nhóm lên sửa bài tập
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 7/149
- GV: YC HS tính
- GV: YCHS tính dựa vào PTHH
- GV: Hướng dẫn HS cách tính
-HS: Làm bài tập 2/148
a. CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
b. CH3COOC2H5 +NaOH CH3COONa + C2H5OH
- HS: Thảo luận nhóm bài 3/ 148
Các phương trình phản ứng
a. C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2
b. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3 H2O
c. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
d. CH3COO H + Na2CO3 CH3COONa + CO2 + H2O
e. 2CH3COOH + 2Na 2CH3COONa + H2
- HS: Lắng nghe và thực hiện
Bài 7/149
Phương trình
CH3COOH + NaHCO3 CH3COONa + CO2 + H2O
Khối lượng CH3COOH có trong 100 gam dung dịch
= 12 (gam )
Theo phương trình
= 0,2 (mol)
= 0,2 x 84 = 16,8 (gam)
Khối lượng NaHCO3 cần dùng là
Dung dịch sau phản ứng có muốiCH3COONa
Theo phương trình
= 0,2 mol
m dung dịch sau phản ứng = 200 + 100 – (0,2 x 44) = 219,2 ( gam )
Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng
=
4. Dặn dò(4’): Dặn các em làm bài tập về nhà: 1,2,4,6/149.
Dặn các em xem trước bài thực hành: Tính chất của rượu và axit.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tuan 29 hoa 9 tiet 58.doc