Bài giảng Bài 5: Nguyên tố hóa học (tiết 1)

.Kiến thức: HS cần

 - Nắm được khái niệm nguyên tố hoá học, biết được kí hiệu HH của các nguyên tố.

 - Biết cách ghi và cách nhớ được kí hiệu của 1 số nguyên tố thường gặp.

 - Biết được tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái Đất.

2. Kĩ năng: Rèn cách viết KHHH của các nguyên tố HH

3. Thái độ: Kiên trì trong học tập , biết bảo vệ nguồn tài nguyên nước ta

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5: Nguyên tố hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :3 Tiết :6 Ngày soạn:28/8/2009 Ngày dạy : 28/ 8/2009 Bài:5 I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức: HS cần - Nắm được khái niệm nguyên tố hoá học, biết được kí hiệu HH của các nguyên tố. - Biết cách ghi và cách nhớ được kí hiệu của 1 số nguyên tố thường gặp. - Biết được tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái Đất. 2. Kĩ năng: Rèn cách viết KHHH của các nguyên tố HH 3. Thái độ: Kiên trì trong học tập , biết bảo vệ nguồn tài nguyên nước ta III. CHUẨN BỊ: Đồ dùng dạy học Giáo viên: Tranh vẽ tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái Đất Phiếu học tập, Bảng phụ Học sinh: soạn bài trước ở nhà, bảng con … 2. Phương pháp : thảo luận, phân tích, trực quan, đàm thoại … IV.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nguyên tử là gì ? làm bài tập 2 sgk trang 15 ? Câu 2: Trong nguyên tử , electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Làm bài tập 5 trường hợp nhôm ? Bài giảng: Vào bài: Trên nhãn hộp sữa, ghi rõ từ canxi kèm theo hàm lượng, coi như một thông tin về giá trị dinh dưỡng của sữa và giới thiệu chất canxi có lợi cho xương, giúp phòng chống bệnh loãng xương. Thực ra phải nói: Trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi. Bài học hôm nay giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học. GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG Hđộng 1: Tìm hiểu về nguyên tố hoá học GV: phát phiếu học tập s61 1 và hoàn thành phiếu học tập số 1 GV: Bổ sung và kết luận ? Dấu hiệu nào đặc trưng cho nguyên tố hoá học ? Bổ sung: Các nguyên tử thuộc một nguyên tố hoá học đều có TCHH như nhau. GV: Treo bảng phụ có ghi bài tập sau Bài tập: Điền số electron thích hợp vào ô trống Số p Số n Số e Tên ntố KHHH Ntử 1 19 20 19 Kali K Ntử 2 20 20 20 Canxi Ca Ntử 3 19 21 19 Kali K Ntử 4 17 18 17 Clo Cl Ntử 5 17 20 17 Clo Cl ? Trong 5 nguyên tử trên, những nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học ? vì sao ? ? Cho biết tên các nguyên tố Hoá học trên ? (Ntử 1,3: Kali; Ntử 2: canxi ; ntử 4,5: clo ) GV: Tên các NTHH rất dài nên trong hoá học người ta cần ngắn gọn nên mỗi nguyên tố có một KHHH riêng GV: ghi các KHHH của các nguyên tố vào bài tập trên ? Người ta KHHH của các nguyên tố hoá học như thế nào ? ? Cho biết KHHH của các nguyên tố sau: Natri, cacbon, lưu hùnyh, Magiê ? GV: Mỗi kí hiệu của nguyên tố hoá học còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó Ví dụ: Người ta viết H: chỉ 1 nguyên tử Hiđrô Fe: chỉ 1 nguyên tử sắt Nếu viết: 2Fe chỉ hai nguyên tử sắt ? Cho HS làm bài tập 3 sgk trang 20 ? ( - 1 HS làm câu a, 1 HS làm câu b ) chuyển ý: Hiện nay có bao nhiên nguyên tố hóa học Hđộng 2: Tìm hiểu có bao nhiêu nguyên tố hoá học. GV: đến nay khoa học đã tìm được trên 110 nguyên tố hoá học. Trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo. ? Các nguyên tố tự nhiên có ở đâu ? GV: Treo hình 1.7 GV: Treo hình 1.8 ? Trong vỏ trái Đất nguyên tố nào chiếm tỉ lệ % cao nhất ? cho biết tỉ lệ % của Hiđrô ? Bổ sung: Hiđrô đứng thứ 9 về khối lượng nhưng nếu xét theo số nguyên tử thí nó chỉ đứng sau oxi. ? Trong các nguyên tố HH, nguyên tố nào cần thiết cho sự sống của sinh vật ? ? Trong 4 nguyên tố trên nguyên tố nào có tỉ lệ % thấp nhất ? HS ghi mục I HS thảo luận , trả lời, bổ sung. Số P đặc trưng cho một NTHH. HS lên bảng điền vào HS trả lời HS trả lời HS nghe HS quan sát HS trả lời HS trả lời trên bảng con. HS nghe và ghi HS làm bài tập 3 theo cá nhân , GV hận xét và cho điểm. HS ghi phần II. HS nghe và ghi. HS trả lời HS quan sát hình Oxi (49,4%) Hiđrô: 1% C,H,O,N C: 0,08% N: 0,03% I. Nguyên tố hoá học là gì ? 1. Định nghĩa Nguyên tố hoá học là tập hợp các những nguyên tử cùng loại , có cùng số prôtôn trong hạt nhân. Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học. Các nguyên tử thuộc một nguyên tố hoá học đều có TCHH như nhau 2. Kí hiệu hoá học Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một kí hiệu hoá học. * Kí hiệu hoá học của các nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đứng đầu được viết ở dạng chữ in hoa. Ví dụ: Canxi: Ca Natri: Na Oxi: O Cacbon: C Clo: Cl Lưu huỳnh: S II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học ? - có trên 110 nguyên tố , trong đó: + 92 nguyên tố tự nhiên] + còn lại là các nguyên tố nhân tạo - Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái Đất. IV . CŨNG CỐ – DẶN DÒ 1. Củng cố:Đọc phần đóng khung trong SGK và chốt lại ý chính . - Kiểm tra –đánh giá -Bài tập 1: Điền chữ Đ hoặc S vào ô trống sau a. Tất cả những nguyên tử có cùng số nơtron bằng nhau thuộc cùng 1 nguyên tố hoá hoặc S b. Tất cả những nguyên tử có số P như nhau đều cùng thuộc 1 nguyên tố hoá học Đ c. Trong hạt nhân nguyên tử số P luôn bằng số n S d. Trong một nguyên tử, số p luông bằng số e. vì vậy nguyên tử trung hoà về điện Đ 2. Dặn dò: Học bài giảng Làm bài tập 1,2 sgk trang 20 và 5.1 – 5.3 SBT Chuẩn bị phần còn lại .

File đính kèm:

  • doctiet 5.doc
Giáo án liên quan