Bài giảng Bài 54: polime (tiết 1)

1. Kiến thức: HS biết được:

- Định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp).

- Tính chất chung của polime.

2. Kĩ năng:

- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,. từ các monome.

- Phân biệt một số vật liệu polime.

- Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 54: polime (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27. 01. 2013 Ngày dạy: 23. 04. 2013 Tuần: 34 Tiết: 67 Bài 54: POLIME (tiết 1) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được: - Định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp). - Tính chất chung của polime. 2. Kĩ năng: - Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC,... từ các monome. - Phân biệt một số vật liệu polime. - Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng yêu thích bộ môn. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh một số mẫu vật polime như: túi PE, cao su, vỏ dây điện, săm lốp xe đạp,… - Tranh vẽ sơ đồ mạch của các polime H5.15 SGK. 2. Học sinh: - Xem và soạn trước bài mới. 3. Phương pháp: - TL nhóm – Tìm tòi, Vấn đáp, Qsát tranh ảnh – Tìm tòi,… C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1’) Điểm danh: Lớp 91 : HS. 2. KTBC: (5’) - HS1: Viết công thức chung và trbày đặc điểm ctạo ptử của tinh bột và xenlulozơ. - HS2: Nêu đặc điểm ctạo ptử và tính chất của protein. 3. Bài mới: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Khái niệm về polime (15’) - Yc hs viết công thức của của tinh bột và xenlulozơ, polietilen. ? Nxét đặc điểm chung về kích thước ptử, khối lượng ptử. - Gv nxét và gthiệu: những chất như vậy được gọi là polime. Vậy polime là gì? - Gv treo tranh về một số polime như: tơ tằm, bông, tinh bột, cao su buna, PE, PVC, yc hs qsát, trao đổi theo bàn và phân loại các polime trên theo nguồn gốc. - Gv nxét, bsung và liên hệ thực tế. + Hs: các chất trên đều có kích thước và klượng ptử rất lớn, do nhiều mắt xích kết hợp với nhau tạo nên. + Hs trlời (nb). + Hs qsát, trao đổi và trlời. I. KHÁI NIỆM VỀ POLIME: 1. Polime là gì? a. Khái niệm: - Polime là những chất có ptử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. b. Phân loại: - Dựa vào nguồn gốc, polime được chia làm 2 loại chính: + Polime thiên nhiên: là những polime có sẵn trong tự nhiên như: tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su thiên nhiên,… + Polime tổng hợp: là những polime do con người tổng hợp từ các chất đơn giản, như: PE, PVC, tơ nilon, cao su buna,… Hoạt động 2: Cấu tạo và tính chất của polime (15’) - Treo b.phụ câm như sgk, yc hs TLN theo bàn (2’) hoàn thành bảng. ? Vậy ptử polime được ctạo ntn - Treo tranh phóng to H5.15 sgk và gthiệu về các loại mạch polime và mạng không gian. Qua đó liên hệ thực tế. - Yc hs dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân, trao đổi theo bàn (2’) rút ra một số tính chất vật lý của polime. - Gv nxét, bsung, kết luận và liên hệ thực tế. + Hs trao đổi và hoàn thành. + Hs trlời (nb). 2. Cấu tạo và tính chất của polime: a. Cấu tạo: - Ptử polime đều được ctạo bởi nhiều mắt xích (gọi là monome) liên kết với nhau. + Vd: Các mắt xích –CH2–CH2– liên kết với nhau tạo nên ptử polietilen có cthức chung là (–CH2–CH2–)n - Các mắt xích trong ptử polime liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh. - Các mạch ptử polime có thể liên kết với nhau bằng những cầu nối là các nhóm ngtử tạo ra mạng không gian. b. Tính chất: - Polime thường là chất rắn không bay hơi. - Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton. - Bền vững trong tự nhiên. 4. Củng cố - Luyện tập: (8’) - Hdẫn và yc hs làm BT 1, 2, 3 sgk trg 165. - Hdẫn và yc hs làm BT: BT1: Cho các polime sau: a. Hãy viết cthức chung của các polime trên và cho biết chúng được tạo ra từ các monome nào. b. Viết các pthh biểu diễn các pư trùng hợp tạo thành các polime trên từ các monome tương ứng. Hướng dẫn: a. Cthức chung và các monome tương ứng: xt, t0 p xt, t0 p xt, t0 p b. Các pư trùng hợp: 5. Dặn dò: (1’) - Học bài, sửa các BT 1, 2, 3 sgk trg 165. - Xem và soạn trước Bài: Luyện tập. 6. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của các đồng nghiệp hoặc cá nhân:

File đính kèm:

  • docBai 54PolimeTiet 1.doc