I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức:
- Giúp hs nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường qua cách tính chất: độ hoà tan, màu sắc, mùi .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thao tác thực hành, quan sát, so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2841 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 8: thực hành nhận biết một số loại phân bón hóa học thông thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :6
Tiết : 6
Bài 8: Thực hành
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG
Ngày soạn: 30/09/2012
Ngày dạy : 1/10/2012
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức:
- Giúp hs nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường qua cách tính chất: độ hoà tan, màu sắc, mùi….
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện thao tác thực hành, quan sát, so sánh.
3.Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:Dụng cụ thí nghiệm, mẫu phân (kali, đạm, lân, vôi), ….
2. Học sinH,Chuẩn bị một số loại phân bón thông thường ở địa phương, mang cốc trong, mẫu than nhỏ.
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ :
3.Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Phân biệt nhóm phân hoà tan với nhóm không hoặc ít hoà tan.
- Gv giới thiệu mẫu phân và dụng cụ thí nghiệm
+ Mẫu phân
+ Dụng cụ thí nghiệm
- Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của hs: cốc, than…
- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm.
+ Bước 1: Lấy từng mẫu phân bằng hạt ngô cho vào cốc trong
+ Bước 2: Cho 10 – 15 ml hước vào -> lắc đều
+ Bước 3: Quan sát hiện tượng.
- Yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Gv liên hệ thực tế: Ta bón phân ở vườn.
- Hs ghi nhớ dụng cụ và mẫu thí nghiệm (ghi ra giấy nháp)
- Chuẩn bị dụng cụ
- Theo dõi và ghi nhớ các bước thí nghiệm
- Tiến hành thi nghiệm (làm theo nhóm có sự phân công cho từng thành viên)
- Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận
+ Phân kali, đạm: tan
+ Phân lân và vôi: ít tan
- Hs liên hệ thực tế
Hoạt động 2: Phân biệt trong nhóm phân hoà tan:
- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: đèn cồn, diêm, than, kẹp sắt và mẫu phân
- Gv làm thí nghiệm và hướng dẫn cho hs thao tác thí nghiệm:
+ Bước 1: Đốt than nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn
+ Bước 2: Cho 1 ít phân đạm, kali lần lượt lên ngửi mùi.
- Yêu cầu theo dõi kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Gv: trong khi làm thí ngjiệm giáo dục hs tính cẩn thận và ghi nhanh nhữnng kết quả theo dõi được để hoàn thành bài thu hoạch.
- Gv giải thích thêm cho hs hiểu vì sao phân đạm lại có mùi khai khi đốt trên than nóng đỏ.
- Ghi nhớ các dụng cụ thí nghiệm
- Quan sát và ghi nhanh các bước thí nghiệm
- Tiến hành thí nghiệm (theo nhóm 4 - 6hs / nhóm)
- Quan sát kết quả và rút ra kết luận:
+ Kali: không mùi
+ Đạm có mùi khai.
Hoạt động 3: Phân biệt trong nhóm không hoặc ít hoà tan.
? Những loại phân nào thuộc nhóm không hoặc ít hoà tan?
- Gv cho hs quan 2 mẫu phân: lân và vôi
? Nhìn bằng mắt em có thể phân biệt chúng được không? Dựa vào đâu?
? Vôi có màu gì?
? Lân có màu gì?
- Phần này gv cho hs tự làm được vì trong thực tê các em đã gặp rất nhiều.
à Phân lân và vôi thuộc nhóm không hoặc ít hoà tan.
- Quan sát mẫu
à Bằng mắt có thể phân biệt chúng được dựa vào màu sắc.
à Vôi: màu trắng
à Lân: màu xám den giống màu xiăng.
4/ Củng cố:
- Thu dọn dụng cụ thí nghiệm
- Làm bản thu hoạch theo mẫu sgk
- Dựa vào bản thu hoạch và quá trình theo dõi hs tiến hành thí nghiệm, gv sẽ rút kinh nghiệm và đánh giá5/ 5 .Hoạt động nối tiếp:
- - Hoàn thành phiếu thu hoạch.
- Chuẩn bị bài 9
Một số mẫu phân hóa học:
6. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 6. thuc hanh.doc