1.Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hóa kiến thức và khái niệm hóa học về hidro. So sánh các tính chất và cách điều chất hidro so với oxi
- Hiếu biết khái niệm phản ứng thế, chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài luyện tập 6 tiết 51, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51
ND:
BÀI LUYỆN TẬP 6
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Củng cố hệ thống hóa kiến thức và khái niệm hóa học về hidro. So sánh các tính chất và cách điều chất hidro so với oxi
- Hiếu biết khái niệm phản ứng thế, chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức trên để làm các bài tập và tính toán có tính tổng hợp liên quan đến oxi và hidro.
- rèn luyện kỹ năng viết PTPỨ về tính chất hóa hoi của hidro, các phản ứng điều chế hidro.
3.Thái độ:
- HS ý thức, tư duy học tập
II.Chuẩn bị:
-GV: Phiếu học tập, bảng phụ.
-HSø: Ôn lại các kiến thức căn bản.
III.Phương pháp dạy học:
-Tái hiện kiến thức
-Đàm thoại gợi mở
-Thảo luận nhóm
IV.Tiến trình:
1.Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
8A1
8A2
8a3:
2.Kiểm tra bài cũ:
HS1:- Định nghĩa phản ứng thế. Cho ví dụ ( 4đ )
HS trả lời lý thuyết.
VD: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 #
- Chữa BT 5/ 117 sgk
a/ 2Mg + O2 2MgO ( phản ứng hóa hợp ) (2đ)
b/ 2KMnO4 t0 K2MnO4 + MnO2 + O2 ( phản ứng phân hủy) ( 2đ)
c/ Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu ( phản ứng thế ) ( 2đ)
HS2:Sữa BT 5 /117 sgk ( 10đ )
PTHH: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 #
a/ nFe = = 0,4 mol
nH2SO4 = = 0,25 mol
Theo PTHH: nFe(PỨ) = nH2SO4(PỨ) ==> H2SO4 PỨ hết, Fe dư
nFe(PỨ) = 0,25 (mol )
Số mol Fe dư: nFe = 0,4 – 0,25 = 0,15 (mol)
Khối lượng FE dư: mFe = 0,15 . 56 = 8,4 (g)
b/ Theo PTHH: nH2 = nH2SO4 = 0,25 (mol)
Thể tích H2 đktc: VH2 = 0,25 . 22,4 = 5,6 (lít)
3.Bài mới:
Hoạt động Thầy Trò
Nội dung dạy học
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài như sgk
-GV: Cho HS nhắc lại kiến thức cần nhớ và chiếu lên màn hình từng phần.
HS nhắc lại và ghi nhận kiến thức cần nhớ
* Hoạt động 2:
-GV: Chiếu BT1 lên màn hình ( BT 1/ 118 sgk )
-GV: Gọi HS giải thích
-GV: Chiếu BT 2 / 118 sgk lên màn hình
+HS: Thảo luận nhóm giải thích
+HS nhóm thảo luận trả lời Bt 3/119 sgk
Đáp án: C
-GV: Chiếu lên màn hình BT4/119 sgk
Phát phiếu học tập 1:
-GV: Dẫn 2,24 lít khí hidro (đktc ) vào 1 ống có chứa 12g CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Kết thúc phản ứng trong ống còn lại a gam chất rắn.
a. Viết PTPỨ
b. Tính a
I. Kiến thức cần nhớ.
(SGK)
II. Luyện tập.
BT 1/ 118 sgk:
a/ 2H2 + O2 t0 2H2O
( c. khử) ( c. oxi hóa )
b/ 4H2 + Fe3O4 t0 3Fe + 4H2O
( c. khử) ( c. oxi hóa )
c/ PbO + H2 t0 Pb + H2O
( c. oxi hóa ) ( c. khử)
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa khử vì H2 là chất chiếm oxi còn PbO; O2; Fe3O4; là chất nhường oxi.
Phân biệt khí O2; H2 và không khí:
- Dùng tàn đóm đỏ đưa vào ống dẫn các khí, khí nào làm tàn đóm đỏ bùng cháy là khí oxi; tiếp tục dẫn khí qua que đóm đang cháy, khí nào cháy được trong không khí với ngọn lửa xanh nhạt là khí hidro, còn lại là không khí.
Lập PTHH của phản ứng:
CO2 + H2O H2CO3 (1)
SO2 + H2O H2SO3 (2)
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (3)
t0
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (4)
PbO + H2 Pb + H2O (5)
Phản ứng: (1); (2); (4) thuộc loại phản ứng hóa hợp
Phản ứng (3) là phản ứng thế
Phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.
t0
PTHH:
CuO + H2 Cu + H2O
1mol 1mol 1mol 1mol
nH2 = = 0,1 (mol)
nCuO = = 0,15 (mol)
Theo PTPỨ: nCuO = nH2 ==> CuO dư
nH2 (PỨ) = nCuO (PỨ) = nCu (sinh ra)
= 0,1mol
Vậy khối lượng Cu sinh ra:
mCu = 0,1 . 64 = 6,4 (g)
Khối lượng CuO dư:
mCuO(dư) = ( 0,15 – 0,1 ) 80 = 4 (g)
Vậy a = 6,4 + 4 = 10,4 (g)
4. Củng cố và luyện tập:
- HS rút ra cách giải bài toán khi biết lượng một chất tham gia phản ứng.
So sánh số mol 2 chất tham gia ==> chất dư
Các lượng chất còn lại tính theo lượng chất tham gia phản ứng hết.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Bài tập 5, 6 / 119 sgk
Chuẩn bị bài thực hành số 5
BT 5*, 6* : phương pháp giải như BT tìm a ( bài trên )
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 52
ND:
BÀI THỰC HÀNH 5
ĐIỀU CHẾ- THU KHÍ HIĐRO VÀTHỬ TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Củng cố khắc sâu kiến thức hidro, thu khí hidro
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng thao tác các thí nghiệm, khả năng quan sát nhận xét các hiện tượng thí nghiệm.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ của công, sử dụng hóa chất tiết kiệm
II. Chuẩn bị:
-GV: Dụng cụ + hóa chất ( mỗi nhóm 1 bộ x 6 nhóm / lớp )
- Đèn cồn (1) hóa chất
- Oáng nghiệm có nhánh, có ống dẫn khí - Zn
- Giá sắt (1) - ddHCl
- Kẹp sắt (1) - CuO
- Ống dẫn thủy tinh có hình V (1)
- Ống nghiệm (1)
-HS: Đọc nội dung bài thực hành
III. Phương pháp dạy học:
- Trực quan
- Thảo luận nhóm
IV. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS.
8A1
8A2
8a3:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Các em hãy cho biết nguyên liệu điều chế , hidro PTN (5đ)
- Em hãy viết PTPỨ điều chế hidro từ Zn và dd HCl (5đ)
HS: Nguyên liệu Zn ( Al; Fe;..) và dd HCl; dd H2SO4 loãng
HS: Zn + HCl à ZnCl2 + H2 #
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy Trò
Nội dung dạy học
* Hoạt động 1: Tiến hành TN
-GV: Hướng dẫn HS lắp ráp dụng cụ như hình 5.4 /114 sgk
Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và cách thử độ tinh khiết của hidro mới đốt
+HS làm thí nghiệm điều chế hidro rồi đốt
-GV: Các em nhận xét hiện tượng và viết PTPỨ.
* Hoạt động 2: Thu Khí Hiđro
-GV: hướng dẫn HS thay ống vuốt nhọn bằng bộ ống dẫn khí.
+HS: Làm TN
* Hoạt động 3: Thử tính chất của H2
-GV: Hướng dẫn HS dẫn khí hidro qua ống chữ V có chứa CuO đã nung nóng
( Hình vẽ sgk)
+HS làm theo nhóm
Quan sát và nhận xét hiện tượng và viết PTPỨ
* Hoạt động 4: Viết tường trình TN
GV: Hưol71ng dẫn và yêu cầu HS hoàn thành bản tường trình Tn* Hoạt động 3
I. Tiến hành thí nghiệm.
* Thí nghiệm 1: Điều chế hidro từ axit clohidric và kẽm. Đốt cháy hidro trong không khí:
- Kẽm tác dụng với dd HCl giải phóng khí hidro:
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 #
- Khí hidro tác dụng với oxi ngoài không khí tạo thành nước:
t0
2H2 + O2 2H2O
* Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
* Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit:
- Hiện tượng:
+ Có Cu ( màu đỏ) tạo thành
+ Có hơi nước tạo thành
t0
- PTPỨ:
CuO + H2 Cu + H2O
II. Tường trình thí nghiệm:
1. Thí nghiệm điều chế hidro trong không khí:
2. Thí nghiệm thu khí hidro theo 2 cách.
3. Thí nghiệm Hidro khử CuO
4. Củng cố và luyện tập: Viết tường trình
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- HS thu dọn, rửa dụng cụ thí nghiệm
- Chuẩn bị: Kiểm tra 1 tiết
V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- T 51, 52 (2).doc