- Hiểu được các phân tử luôn chuyển động và khuếch tán về mọi phía. Phân tử là hạt hợp thành của hợp chất.
- Biết được phân tử của chất khí linh động hơn có thể khuếch tán trong chất khí khác kém linh động hơn. Phân tử chất rắn khi tan có thể khuếch tán trong chất lỏng.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài thực hành 1 sự lan tỏa của chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 10
Ngày dạy: BÀI THỰC HÀNH 1
SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT
1. MỤC TIÊU :
a. Kiến thức :
- Hiểu được các phân tử luôn chuyển động và khuếch tán về mọi phía. Phân tử là hạt hợp thành của hợp chất.
- Biết được phân tử của chất khí linh động hơn có thể khuếch tán trong chất khí khác kém linh động hơn. Phân tử chất rắn khi tan có thể khuếch tán trong chất lỏng.
b. Kỹ năng :
- Rèn học sinh kĩ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, cách hòa tan một chất.Cách quan sát một chất và rút ra kết luận.
- Kĩ năng ghi chép, viết tường trình thí nghiệm.
c. Thái độ :
- Rèn luyện khả năng hợp tác làm việc trong một nhóm và tính cẩn thận, kiên trì, trung thực trong quá trình thí làm nghiệm.
- Giáo dục ý thức tiết kiệm. Nghiêm túc trong thực hành.
2. CHUẨN BỊ :
a. Giáo viên :
- Dụng cụ: Ống nghiệm ; giá ống nghiệm ; đũa thủy tinh ; cốc thủy tinh ; nút cao su ; bông ; kẹp sắt ; thìa thủy tinh.
- Hóa chất: dd amoniac đặc (NH3) ; thuốc tím (KMnO4) ; giấy quỳ tím ; nước cất.
b. Học sinh : Kẽ sẵn phiếu thực hành
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại trực quan, thảo luận nhóm, thực hành TN.
4. TIẾN TRÌNH :
4.1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
4.2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, phiếu thực hành thí nghiệm.
4.3. Bài mới :
GV Giới thiệu bài thực hành.
- GV đưa ra một chiếc khăn có tẩm nước hoa và đi từ từ xuống cuối lớp, cố ý để HS nhận thấy mùi nước hoa. Khi đó GV sẽ nêu vấn đề: Vì sao nước hoa ở khăn này, có khoảng cách so với mũi các em mà em vẫn nhận thấy mùi nước hoa?
Đó là sự lan tỏa của chất thơm vào không khí.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1 : Giới thiệu mục tiêu bài
- GV nêu mục tiêu của bài :
- GV nêu các hoạt động trong bài để các em hình dung những việc các em cần phải làm: Hiểu và giải thích:
+ Sự lan toả của amoniac.
+ Sự lan toả của kali pemanganat.
+ Sự lan toả của Iot.
- GV giới thiệu một số hoá chất: dung dịch amoniac, thuốc tím, giấy quỳ, iot.
- GV yêu cầu học sinh thí nghiệm phải trật tự, cẩn thận làm đúng theo trình tự sắp xếp dụng cụ hoá chất gọn gàng TN xong rửa dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành.
* Hoạt động 2 : Giới thiệu nội dung bài thực hành.
HS nêu nội dung từng thí nghiệm GV hướng để HS tập trung vào việc làm
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS thực hành thí nghiệm.
Từng nhóm nhận dụng cụ và hóa chất thí nghiệm
- GV hướng dẫn mẫu từng thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Sự lan toả amoniac.
Giấy quỳ tẩm nước đặt vào đáy ống nghiệm và một miếng bông tẩm dung dịch amoniac ở miệng ống nghiệm .
+ Đậy nút ống nghiệm
+ Quan sát giấy quỳ.
+ Quan sát nhận xét, kết luận.
? Dụng cụ và hoá chất dùng cho thí nghiệm 1 là gì ? (Cốc, ống nghiệm, bông thấm nước, nút cao su giấy quỳ , NH3)
HS thực hành
Thí nghiệm 2: Sự lan toả kali pemanganat (thuốc tím ) tan trong nước.
+ Lấy 1 cốc nước, cho 2-3 giọt thuốc tím vào tờ giấy gấp đôi rồi cho rơi từng mảnh từ từ vào nước.
+ Để cốc nước lặng yên, quan sát.
? Dụng cụ và hoá chất dùng cho thí nghiệm 2 là gì ?( ống nghiệm, cốc nước, thuốc tím )
HS thực hành.
Thí nghiệm 3: Sự lan toả của Iot
+ Cho 1 lượng nhỏ iot vào đáy ống nghiệm. Nút chặt ống nghiệm giữ băng giấy không rơi và sát thành ống nghiệm nhưng không chạm vào các tinh thể iot (chú ý giữ ống nghiệm đứng)
+ Đun nóng nhẹ ống nghiệm
+ Quan sát giấy tẩm tinh bột.
? Dụng cụ và hoá chất dùng cho thí nghiệm 3 là gì ?(đèn cồn, ống nghiệm, nút cao su, iot, giấy tẩm tinh bột)
? Điểm chú ý trong thí nghiệm này là gì? (giữ chặt băng giấy và giữ ống nghiệm đứng)
Học sinh thực hành
Sau mỗi thí nghiệm đại diện một vài nhóm báo cáo - các nhóm khác bổ sung, nhất trí.
- GV theo dõi uốn nắn từng thao tác từng thí nghiệm cho học sinh, nhắc nhở HS chưa chú ý.
* Hoạt động 4 : HS thu dọn vệ sinh viết tường trình.
- GV treo bảng phụ mẫu tường trình thí nghiệm.
1. Yêu cầu
- Biết được một số loại phân tử có thể khuyếch tán ( lan toả trong chất khí, trong nước…)
- Làm quen việc nhận biết một chất bằng quỳ tím.
- Rèn kĩ năng sử dụng một số dụng cụ hoá chất trong phòng thí nghiệm.
2. Nội dung thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Sự lan toả của amoniac.
Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ.
- Thí nghiệm 2: Sự lan toả của kali pemanganat.
Giải thích phân tử thuốc tím chuyển động.
- Thí nghiệm 3: Sự lan toả của Iot
Quan sát sự đổi màu của của tinh bột.
3. Thực hành thí nghiệm.
4. Tường trình thí nghiệm.
Bảng tường trình thí nghiệm
TT
Mục đích thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Kết quả thí nghiệm ( Giải thích )
1
2
3
Sự lan toả của amoniac
Sự lan toả của kali pemanganat
Sự thăng hoa của iot
Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
kali pemanganat lan tỏa dần trong nước
Giấy tẩm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh
Khí amoniac đã khuyếch tán từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm
Iôt thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi. Phân tử iôt đi lên gặp giấy tẩm tinh bột chuyển sang màu xanh.
4.4. Củng cố và luyện tập :
- HS báo cáo tường trình thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, phê điểm.
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Viết tường trình đã bổ sung hoàn chỉnh vào tập.
- Chuẩn bị : “Luyện tập”
- Ôn lại các khái niệm cơ bản:
s Chất ,chất tinh khiết, hỗn hợp.
s Đơn chất, hợp chất – phân tử
s Nguyên tử, nguyên tố hoá học.
5. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- T10.doc