. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa của chất béo, trạng thái tự nhiên, tính chất lí học, hóa học và ứng dụng của chất béo trong đời sống và trong công nghiệp.Phản ứng thủy phân, phản ứng xà phòng hóa.
Viết được công thức phân tử của glixerol, công thức tổng quát của chất béo, sơ đồ phản ứng bằng chữ của chất béo.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chất béo tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 30
Tiết PPCT: 58 CHẤT BÉO
Ngày dạy: …………………
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Học sinh nắm được định nghĩa của chất béo, trạng thái tự nhiên, tính chất lí học, hóa học và ứng dụng của chất béo trong đời sống và trong công nghiệp.Phản ứng thủy phân, phản ứng xà phòng hóa.
Viết được công thức phân tử của glixerol, công thức tổng quát của chất béo, sơ đồ phản ứng bằng chữ của chất béo.
b. Kĩ năng: Kĩ năng viết được các PTHH minh họa trong phản ứng hóa học este hóa, phản ứng thủy phân, phản ứng xà phòng hóa.
c. Thái độ: Giáo dục HS tích cực trong học tập, chữ viết, chuẩn bị tốt bài khi đến lớp.
2.Chuẩn bị:
a. GV: SGK, giáo án, tranh vẽ 1 số thực phẩm có chất béo trong thực tế (dầu ăn, bơ, lạc), mè, đậu phộng.
Dụng cụ : 2 ống nghiệm, kẹp gỗ.
Hóa chất: H20, Benzen, dầu ăn.
b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới.
3. Trọng tâm: Phần II, III.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức, kiểm diện HS: Kiểm diện
4.2. Kiểm tra miệng:
4.3. Bài mới:
Chất béo là một thành phần rất quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Vậy chất béo là gì ? Thành phần và tính chất như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chất béo có ở đâu ?
Trong thực tế chất béo có ở đâu ? HS nêu(mỡ, dầu).
GV sử dụng 1 số tranh ảnh để HS nêu các loại cây, những con vật đã cho ra nguồn chất béo trong đời sống và trong công nghiệp.GV nhận xét và rút ra nguồn chất béo có trong thiên nhiên.
HS quan sát mỡ lợn, dầu ăn, dầu vừng hay mỡ xe máy và yêu cầu HS cho biết mỡ xe máy có phải là chất béo hay không ? Nếu không thì thành phần chủ yếu là gì ?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của chất béo.
Yêu cầu HS làm thí nghiệm: Cho lần lượt vài giọt dầu ăn vào 2 ống nghiệm đựng nước và đựng benzen, lắc nhẹ, HS quan sát hiện tượng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu thành phần và cấu tạo của chất béo.
GV nêu: đun chất béo ở nhiệt độ, áp suất cao, người ta thu được glixerol (glixeril) và các axit béo (GV ghi công thức lên bảng). Công thức chung của axit béo R - C00H, sau đó thay thế R bằng C17H35 , C17H33 , C15H31 , - - HS nhận xét về thành phần của chất béo.
- GV nêu phản ứng giữa các axit béo và glixeril để tạo thành chất béo.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học quan trọng của chất béo.
Khi đun nóng các chất béo với nước (axit làm xúc tác) tạo thành các axit béo và glixerol..
GV giới thiệu phản ứng các chất béo với các dung dịch kiềm, hướng dẫn HS viết PTHH.
- GV giới thiệu phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
BT1 : Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
(CH3C00)3C3H5 + Na0H …… + ……
b(C17H35C00)3C3H5 +H20 …… + ……
c. (C17H33C00)3C3H5 +……C17H33C00Na + ………
d. CH3C00C2H5 + ……CH3C00K + ……
- Các nhóm thảo luận nhóm nhỏ và báo cáo kết quả trên bảng
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Hoạt động 5: Tìm hiểu về ứng dụng của chất béo.
Yêu cầu HS nêu, GV chốt ý và ghi.
Vậy cách bảo quản như thế nào? HS nêu (hạn chế chất béo ở nhiệt độ thấp, cho vào chất béo 1 ít chất chống oxi hóa, hay đun chất béo (mỡ) với 1 ít muối ăn).
I. Chất béo có ở đâu.
(SGK)
II. Tính chất vật lí của chất béo:
Hiện tượng: Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.
-Chất béo tan được trong benzen, dầu hỏa và xăng.
III. Thành phần và cấu tạo của chất béo:
Công thức chung của axit béo R - C00H, sau đó thay thế R bằng C17H35 , C17H33 , C15H31
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là:
(R - C00)3C3H5.
IV. Tính chất hóa học quan trọng của chất béo.
Phản ứng thủy phân các chất béo:
(RC00)3C3H5 +3H203RC00H +
(axit béo) C3H5 (0H)3
(Glyxerin)
(RC00)3C3H5 +3Na0H 3RC00Na +
C3H5 (0H)3
BT1 :
a.(CH3C00)3C3H+3Na0H 3CH3C00Na + C3H5 (0H)3
b.(C17H35C00)3C3H5+3H20 C17H35C00H + C3H5 (0H)3
c. (C17H33C00)3C3H5 +3Na0H
3C17H33C00Na+ C3H5 (0H)3
d..CH3C00C2H5 + K0HCH3C00K +
C2H50H.
V. Ứng dụng của chất béo:
Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
Trong công nghiệp để điều chế glixerol và xà phòng.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Phản ứng thủy phân các chất béo: (RC00)3C3H5 +3H203RC00H + C3H5 (0H)3
(axit béo) (glyxerin).
(RC00)3C3H5 +3Na0H 3RC00Na + C3H5 (0H)3
BT2: Tính khối lượng muối thu được khi thủy phân hoàn toàn 178kg chất béo có công thức (C17H35C00)3C3H5.
- GV hướng dẫn HS tự giải và báo cáo kết quả trên bảng, nếu sai, HS khác nhận xét sửa chữa, GV chốt lại.
PTHH: (C17H35C00)3C3H5 + 3Na0H 3C17H35C00Na + C3H5 (0H)3
Theo PT thì : Cứ 890kg khi thủy phân tạo ra 918kg muối
Vậy khi thủy phân 178kg xkg muối
X = 183,6 (kg).
Hướng dẫn BT4 trang 147 SGK.
Viết PTHH thủy phân chất béo bằng kiềm.
Chất béo + Na0H glixerol + hỗn hợp muối natri.
Theo định luật bảo toàn khối lượng thì : mmuối = mchấtbéo + mNatrihiđroxit -– mglixerol..
Vậy mmuối = 8,58 +1,2 - 0,368 = 9,412 (kg). (coi chất béo không có lẫn các axit béo).
Gọi khối lượng xà phòng thu được là xkg, ta có: % = 60%
Vậy x = » 15,69 (kg).
4.5 Hướng dẫn HS tự học:
- Học bài và làm các BT: 1,2,3,4 trang 147 SGK.
- CB:” Luyện tập 6: rượu etylic, axit axetic và chất béo” (soạn và ôn lại các kiến thức cơ bản đã học trong bài, xem các BT trong bài luyện tập).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm:
* Hạn chế:
File đính kèm:
- T-58.doc