Bài giảng Chương III : mol và tính toán hóa học bài 18 : mol

MỤC TIÊU

- Nắm được các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.

- Nắm được số Avogađro.

- Rèn kĩ năng giải các bài tập về số nguyên tử, số phân tử, khối lượng mol . . .

B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương III : mol và tính toán hóa học bài 18 : mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tuần 13 - Ngày soạn : - Tiết 26 - Ngày dạy : CHƯƠNG III : MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Bài 18 : MOL A. MỤC TIÊU - Nắm được các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí. - Nắm được số Avogađro. - Rèn kĩ năng giải các bài tập về số nguyên tử, số phân tử, khối lượng mol . . . B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Tình huống dạy học : Gv nêu câu đầu như sách giáo khoa. I. Mol là gì ? Gv yêu cầu hs các nhóm trả lời các câu hỏi đã viết sẵn ra giấy và gắn lên bảng. - Mol là gì ? - 1 mol nguyên tử Sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử Sắt ? - 1 mol phân tử H2O có chứa bao nhiêu phân tử ? - 1 mol phân tử khí hiđro có chứa bao nhiêu phân tử ? Gv : Hãy nhân xét các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử, phân tử như thế nào ? Gv thông báo cho hs biết số 6.1023 là số Avogađro được làm tròn từ 6,02204.1023 Mol là lượng chất chứa ( N = 6.1023 ) nguyên tử, phân tử của chất đó. Hoạt động 2 : II. Khối lượng mol là gì ? Gv : 1 nguyên tử hay phân tử kgông thể cân được nhưng N nguyên tử, phân tử có thể cân được bằng gam. Trong hóa học, người ta thường nói là khối lượng mol nguyên tử, phân tử . Vây khối lượng mol là gì ? Gv yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi đã viết sẵn ra giấy và gắn lên bảng. - Khối lượng mol là gì ? - Cho biết nguyên tử khối của sắt và khối lượng mol nguyên tử sắt ? ( của H2, H2O, CO2 . . . ) - Có nhận xét gì về khối lượng mol các chất với số nguyên tử, phân tử. Khối lượng mol ( M ) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Học sinh các nhóm thảo luận, lần lượt phát biểu từng câu hỏi. - Hs làm bài tập 1a, 1c sách giáo khoa. - Hs nhóm thảo luận, phát biểu theo từng câu hỏi . - Hs làm bài tập 2a, 2c trang 66 sgk Hoạt động 3 III. Thể tích mol của chất khí là gì ? Gv yêu cầu hs trả lời những câu hỏi sau : - Thể tích mol của chất khí là gì ? - Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất như nhau, thể tích các khí H2, N2, CO2 như thế nào ? - Ở điều kiện tiêu chuẩn thì thể tích các khí đó bằng bao nhiêu ? - Có nhận xét gì về thể tích mol mol (đktc), khối lượng mol và số phân tử các chất khí H2, N2 , CO2 ? - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó . - 1 mol bất kì chất khí nào ở đktc đều chiếm thể tích bằng 22,4 lit. Hoạt động 4 - Có 1 mol H2 và 1 mol O2 . Hãy cho biết : + Số phân tử mỗi chất . + Khối lượng mol mỗi khí. + Thể tích (đktc) mỗi khí . - Về nhà làm bài tập vào vở - Học bài - Soan bài 19. - Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. - Hs làm bài tập 3a. - Hs lên bảng trình bày bài làm. D. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 14 - Ngày soạn : - Tiết 27,28 - Ngày dạy : Bài 19 : CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG, THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT A. MỤC TIÊU - Biết chuyển đổi lượng chất thành khối lượng chất và ngược lại. - Biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích khí ( đktc ) và ngược lại. - Rèn kĩ năng tính toán. B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 Kiểm tra - Mol là gì ? Hãy cho biết số phân tử có trong 0,25 mol O2. - Thể tích mol của chất khí ở đktc như thế nào ? Tính thể tích ở đktc của 0,25 mol O2 . Gv : Nêu vấn đề để vào bài mới. Hoạt động 2 I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất : Gv : Biết MCO2 = 44 g . Tính xem 0,25 mol CO2 có khối lượng bao nhiêu gam ? Biết MH2O = 18 g . Khối lượng của 0,5 mol H2O là bao nhiêu ? Gv : qua 2 thí dụ trên, nếu đặt n là số mol chất, m là khối lượng chất. Hãy lập công thức chuyển đổi ? Gv : có thể tính lượng chất n nếu biết m và M của chất đó không ? Hãy chuyển đổi thành công thức tính n . - Tính xem 28 g Fe có số mol là bao nhiêu ? Gv : Có thể tìm M nếu biết n và m ? Hãy chuyển đổi thành công thức tính M ? - Tính khối lượng mol của một chất, biết rằng 0,25 mol nó có khối lượng là 20 g. Công thức : m = n. M n = M = . n : số mol chất ( mol ) . m : khối lượng chất ( gam ) . M : khối lượng mol ( gam ) Hoạt động 3 II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí Gv : Hãy cho biết 0,25 mol khí oxi ở đktc có thể tích là bao nhiêu ? 0,1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu ? Gv : nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ( đktc ) Hãy lập công thức chuyển đổi. Gv : Từ công thức tính V, hãy nêu công thức tính n theo thể tích ở đktc ? Hãy cho biết 4,48 lit khgí H2 ở đktc có số mol là bao nhiêu ? - Hoc sinh lên bảng, trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ. - Hs nhóm thảo luân, ghi kết quả lên bảng con . - Một hs lên bảng làm. - Hs nhóm thảo luân, ghi kết quả lên bảng con . - Hs nhóm thực hiên, 1 hs lên bảng làm. - Hs nhóm thảo luân, ghi kết quả lên bảng con . - 1 hs lên bảng làm. Công thức : V = n. 22,4 n = . n : số mol chất khí . V : thể tích chất khí ở đktc. Hoạt động 4 : Vậu dụng - Làm bài tập 3 sách giáo khoa trang 67 - Gv gợi ý để hs làm được phần c ( số mol hỗn hợp khí bằng tổng số mol từng khí ) - Làm bài tập 4 sách giáo khoa trang 67 – gv gọi mỗi hs làm 2 câu. - Gv gọi 1 hs khá làm bài tập 5 / 67. * Hướng dẫn về nhà - Học bài - Làm bài tập vào vở bài tập - Soạn bài “ Tỉ khối của chất khí ” - Hs các nhóm thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập - Các nhóm cử đại diện lên bảng làm. D. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 15 - Ngày soạn : - Tiết 29 - Ngày dạy : Bài 20 : TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ A. MỤC TIÊU - Biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và tỉ khối của chất khí đv không khí. - Biết cách giải một bài toán hóa học có lien quan đến tỉ khối của chất khí. - Rèn kĩ năng tính toán. B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 Kiểm tra - Chữa bài tập 4a, Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng ? - Chữa bài tập 5, nêu công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích. Gv đàm thoại nêu vấn đề để vào bài mới. Hoạt động 2 I. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ? Gv : Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B ? Gv để làm được điều đó người ta tính tỉ khối của khí A đối với khí B. à gv ghi công thức tính. Công thức : dA/B = MA = d. MB Gv cho hs luyện tập : - Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ? - Tính tỉ khối của khí O2 đối với khí N2 ? - Biết tỉ khối của khí A đối với khí Oxi là 1,375 . Hãy xác định khối lượng mol của khí A ? Viết công thức tổng quát tính MA khi biết dA/B Hoạt động 3 II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ? Gv : khi nghiên cứu tính chất vật lý của một chất khí, người ta cần biết chất khí đó nặng hay nhẹ hơn không khí . Chúng ta tìm hiểu tỉ khối của khí A đối với không khí. Gv : Không khí là hỗn hợp gồm chủ yếu là khí Nitơ ( 80 %)và oxi ( 20%) à Tính khối lượng mol của không khí như thế nào ? Gv : Hãy viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí ? - Tính xem khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? - Khí NH3 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? lượng - Hs lên bảng trả lời các câu hỏi ktra bài cũ - Hs nhóm thảo luân, ghi kết quả lên bảng con . - Hs phát biểu - Hs thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập, cử đại diện trình bày trên bảng. - Hs nhóm thảo luận, tính Mkk à cho kết quả - Hs viết công thức tính toán, ghi kết quả vào bảng con - 1 hs lên bảng làm bài tập Công thức : dA/kk = MA = 29 . dA/kk Gv : Nếu biết tỉ khối của khí A đối với không khí , ta có tìm được khối lượng mol của khí A không ? Hãy lập công thức tính ? - Một chất khí có tỉ khối đối với không khí là 2,2 . Xác định khối lượng mol của khí đó ? Hoạt động 4 Vận dụng - Giải thích bài tập 3 – sgk - Về nhà làm bài tập vào vở bài tập học bài phần ghi nhớ Soạn trước bài “ tính theo CTHH” - 1 hs lên bảng làm, hs cả lớp chú ý à nhận xét. C. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 15,16 - Ngày soạn : - Tiết 30,31 - Ngày dạy : Bài 21 : TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC A. MỤC TIÊU - Từ CTHH đã biết, hs biết cách xác định thành phần % khối lượng các nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất. - Từ thành phần % khối lượng các nguyên tố , biết cách xác định CTHH hợp chất . - Rèn kĩ năng tính toán. B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 Kiểm tra - Tìm khối lượng mol của những khí có tỉ khối đối với khí Clo lần lượt là 0,394 và 0,45. Viết công thức tính tổng quát. - Tìm khối lượng mol của khí có tỉ khối so với không khí là 1,172. Viết công thức tính tổng quát. Hoạt động 2 I. Biết công thức hợp chất, xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất - Gv cho thí dụ : Tìm thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong CO2. - ? Từ CTHH của CO2 cho ta biết điều gì ? Gv hướng dẫn hs tìm % của C và cho hs tìm % của O ( theo 2 cách) Gv : Hãy nêu các bước tiến hành tính thành phần % một nguyên tố trong hợp chất ? Gv : Tính thành phần % mỗi nguyên tố trong công thức H2SO4 ? Gv : yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 3/ 71 Hoạt động 3 II. Biết thành phần % các nguyên tố, xác định CTHH của hợp chất Gv : Dựa vào thành phần nguyên tố để xác định công thức có 2 dạng. - Thí dụ 1 : Một hợp chất có thành phần các nguyên tố : 52,94% Al; 47,06% O . Khối lượng mol của hợp chất là 102. Xác định CTHH của hợp chất đó. Gv : Nêu các bước tiến hành và yêu cầu học sinh thực hiên. Gv : Yêu cầu hs làm bài tập 2b / 74 – sgk. * Nếu bài toán cho thành phần nguyên tố và M: - Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. - Tìm số mol mỗi nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. - Suy ra số nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất. - Học sinh thực hiện câu trả lời trên bảng. - Hs khác theo dõi, nhận xét. - Học sinh phát biểu - Hs nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày đáp án. - Hs nhóm tiến hành tính toán à ghi CTHH tìm được vào bảng con. - Hs làm bài tập. - Hs rút ra các bước lập CTHH. Gv : Nếu biết thành phần nguyên tố mà không biết khối lượng mol hợp chất ta sẽ tìm công thức đơn giản nhất. - Thí dụ : Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là : 20,2% Al và 79,8% Cl . Tìm công thức hợp chất đó. Gv : hướng dẫn giải và yêu cầu học sinh thực hiện. Hoạt động 4 Vận dụng - Làm bài tập 4 / 71 sgk. - Làm các bài tập vào vở. - Soạn bài “Tính theo PTHH” - Hs nhóm thảo luận, tính toán, tìm CTHH C. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 16,17 - Ngày soạn : - Tiết 32,33 - Ngày dạy : Bài 22 : TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC A. MỤC TIÊU - Từ PTHH và những số liệu bài toán, hs biết cách xác định khối lượng, thể tích của những chất tham gia hoặc sản phẩm. - Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng giải bài toán theo PTHH. B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Giáo viên Học sinh Hoạt động 1 I. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và chất tạo thành: Gv : Nêu các bước tiến hành để giải bài toán theo PTHH, sau đó cho thí dụ : * Đốt cháy 5,4 gam bột nhôm trong khí oxi, người ta thu được nhôm oxit ( Al2O3) . Tính khối lượng Al2O3 thu được ? Gv yêu cầu hs đọc lại các bước tiến hành và lần lượt thực hiện - Viết đúng PTHH của phản ứng . Hãy nêu tên các chất tham gia và các chất tạo thành? à Viết thành phương trình phản ứng. - Dùng công thức nào để chuyển đổi khối lượng các chất đã cho trong bài toán thành số mol các chất ? à Hãy tính số mol các chất đề bài cho ? - Dựa vào PTHH để tìm số mol chất theo yêu cầu bài toán ? - Chuyển đổi số mol thành khối lượng chất theo yêu cầu đề bài Gv : yêu cầu hs giải một bài toán khác : * Nung đá vôi thu được 28 g vôi sống. Tính khối lượng đá vôi đã phản ứng ? CaCO3 CaO + CO2 nCaO = = = 0,5 mol Từ pt nCaCO= nCaO = 0,5 mol Suy ra : mCaCO = n.M = 0,5 . 100 = 50 g Hoạt động 2 II. Bằng cách nào tìm được thể tích chất khí tham gia và tạo thành Gv :các em hãy nêu các bước tiến hành để giải bài toán tính theo PTHH - Hs theo dõi các bước giải bài toán. - Hs các nhóm thực hiện theo yêu cầu Al + O2 à Al2O3 nAl = = 0,2 mol Từ pt => nAl2O3 = nAl = 0,2 mol mAl2O3 = n.M = = 0,2 . 102 = 20,4 g - Hs thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng làm. Gv : để tính thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong một phản ứng hóa học, các bước giải như trên nhưng thay chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất là chuyển đổi thể tích chất khí thành số mol chất hoặc ngược lại. Gv : cho thí dụ : * Cacbon cháy trong oxi sinh ra khí cacbonic. Tìm thể tích khí cacbonic sinh ra (đktc) khi có 3,2 g oxi tham gia phản ứng. Gv : Dùng công thức nào để chuyển đổi số mol chất thành thể tích khí ở đktc ? Gv : yêu cầu hs làm bài tập phần 1a. Gv : đọc đề bài tập khác : * Khí cacbon (II) khử oxi của đồng oxit ở nhiệt độ cao theo sơ đồ : CuO + CO à Cu + CO2 Hãy tính thể tích khí CO cần dùng biết sau phản ứng thu được 4,48 lit CO2 . Biết rằng các thể tích khí đều ở đktc. Hoạt động 3 - Học sinh đọc phần ghi nhớ - Vận dụng để làm bài tập 2/75 - Về nhà học ghi nhớ, làm các bài tập vào vở. - 1 hs phát biểu - Hs các nhóm thảo luận để tìm số mol CO2 sinh ra C + O2 à CO2 Từ pt à nCO =nO= =0,1 mol - Hs nêu công thức để tính VCO2 Suy ra VCO= 0,1 .22,4 = 2,24 lit - Hs các nhóm thảo luận tìm bài giảià cử đại diện lên bảng giải. C. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 17,18 - Ngày soạn : - Tiết 34,35 - Ngày dạy : Bài 23 : BÀI LUYỆN TẬP 4 A.MỤC TIÊU - Biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng : - Số mol chất (n)và khối lượng của chất (m). - Số mol chất khí (n) và thể tích khí ở đktc (V) - khối lượng chất khí (m) và thể tích chất khí ở đktc (v). - Biết ý nghĩa về tỉ khối chất khí .Biếtcách xác định tỉ khốicủa chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí . - Rèn kĩ năng vận dụng những khái niệm đã học (mol , khối lượng mol ,thể tích mol chất khí ,tỉ khối của chất khí) để giải bài toán theo CTHH và PTHH . B. CHUẨN BỊ -GV chuẩn bị trước các phiếu học tập (theo nội dung triển khai trong tiết học ). -Làm các bảng nhỏ: khối lượng chất (m) ,số mol chất (n),thể tích chất khí (V)và các công thức liên quan → HS hình thành sơ đồ chuyển đổi. C.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Nội dung ghi bài Giáo viên Học sinh I.kiến thức : 1.Mol:em biết thế nào khi nói : 1mol nguyên tử Zn 0,5molnguyên tử o ? 1,5 mol nguyên tử o2 0,25mol nguyên tử CO2 ? 2.khối lượng mol Em biết thế nào khi nói :khối lượng mol của nước là 18g ? khối lượng mol của nguyên tử hiđro là 1g? khối lượng mol của phân tử hiđrolà 2g? 3.thể tích mol chất khí:em biết những gì về; -thể tích mol của các chất khí ở cùng đk nhiệt độ và áp suất ? -thể tích mol của các chất khí ởđktc Hoạt động 1 GV:phát phiếu học tập ,yêu cầu HS đọc nội dung và chuẩn bị lần lượt từng câu hỏi. GV;lưu ý HSđể tiết kiệm thời gian ,trong nhóm phân công các bạn để tính toán từng phần . → Gvghi điểm cho cả nhóm. Các câu hỏi 2,3 cũng thực hiện cùng phương pháp như câu 1. -HS nhóm chuẩn bị câu hỏi 1,phân tính toánghi vàovở bài tập . →HS nhóm phát biểu ,ghi kết quả trên bảng khi Gv yêu cầu (1 Hs nhóm phát biểu,1HS nhóm ghi kết quả .) - HS các nhóm khác nhận xét ,bổ sung (nếu có sai sót) -khối lượng mol và thể tích mol của những chất khí khác nhau ? 4.Tìm các công thức thể hiện mối liên hệ của (1),(2),(3) và (4)trong sơ đồ sau : mnv 5.Tỉ khối của chất khí ;em biết những gì khi người ta; -Nói tỉ kkhối của khí Ađối với khí B bằng 1.5 -Hỏi khí CO2 và SO2 nặng hay nhẹ hơn không khkí bao nhiêu lần? II.Bài tập Bài tập 1 trang 79,Sgk Bài tập 2 trang 79Sgk. Hoạt động 2: GV:Chúng ta vừa cũng cố các khái niệm về mol ,khối lượng mol và thể tích mol của chất khí.Bây giờ chúng ta tìm mối quan hệ giữa các đại lượng trên với nhau . GV viết sơ đồ chuyển đổi giữa lượng chất (n),khối lượng mol và thể tíchmol chất khí. GV;Dùng bảng nhỏ ,hình thành sơ đồ câm ( như phiếu học tập ),yêu câu HS lên gắn các công thức cho phù hợp . Gv ;yêu cầu HS viết sơ đồ chuyên đổi đã hoàn chỉnhvào vở bài học . Hoạt động 3 Gv;yêu cầu Hs đọc nội dung bài tập 1 và giải .Sau khi HS trên bảng giải xong, HS cả lớp nhận xét → GVghi điểm cho HS và giải bài tập trên bảng. GV;yêu cầu HS giải bài tập 2(phương pháp như trên ). Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà : Làm các bài tập còn lại vào vở. HS lên gắn các công thức 1,2,3,4 vào sơ đồ: -HS viết vào vở HS nhóm chuẩn bị câu hỏi 5→ phát biểu ,tính toán ,ghi kết quả khi GV yêu cầu Hs nhóm thảo luận, giải bài tập 1→ 1hs lên bảng giải, hs nhóm trao đổi, giải bài tập 2→ 1 hs lên bảng. D. RÚT KINH NGHIỆM - Tuần 18 - Ngày soạn : - Tiết 36 - Ngày dạy : ĐỀ THI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2004 - 2005 A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm ) Khoanh tròn chữ cái trước câu chọn. 1. Nhóm nào sau đây có các công thức đều đúng: a) CaO, Al2O3, Mg2O. b) Ca2O, Al2O3, MgO. c) CaO, Al2O3, MgO 2. Phương trình nào sau đây hoàn toàn đúng: a) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O b) 2Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O c) Na2CO3 + HCl → 2NaCl + CO2 + H2O 3. Thể tích ( ở đktc ) của 8,8 gam CO2 là : a) 0,2 lit b) 4,48 lit c) 31,2 lit 4. Phát biểu nào sau đây sai : a) Tỉ khối của khí hiđro ( H2 ) đối với khí metan ( CH4 ) là : 0,125 b) Tỉ khối của khí hiđro ( H2 ) đối với không khí là : 0,069 c) Khi thu khí Hiđro ta phải đặt đứng bình. 5. Thành phần % của Fe trong công thức Fe2O3 là : a) 30 % b) 56 % c) 70 % 6. Đốt cháy hoàn toàn 9 gam Magie trong khí Oxi, thu được 15 gam Magie oxit. Lượng khí Oxi đã phản ứng là : a) 6 gam b) 24 gam c) 3 gam B. LÝ THUYẾT ( 4 điểm ) 1. Lập phương trình hóa học của mỗi phản ứng sau : a) Na + O2 ---→ Na2O b) Fe + HCl ---→ FeCl2 + H2 c) Al + CuCl2 ---→ AlCl3 + Cu 2. Một chất khí ( A ) nặng hơn khí Hiđro ( H2 ) 8 lần. Thành phần các nguyên tố gồm : 75 % C và 25 % H. Hãy lập công thức hóa học của chất khí đó. C. BÀI TOÁN ( 3 điểm ) Cho 4,8 gam kim loại Magie tác dụng hết với axit clohiđric theo sơ đồ sau : Mg + HCl --→ MgCl2 + H2 a) Lập phương trình của phản ứng trên. b) Tính thể tích khí hiđro thoát ra ( ở đktc ). c) Tính khối lượng axit clohiđric ( HCl ) đã phản ứng. * d) Giả sử nếu thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc) chỉ là 2,24 lit thì lượng Magie sau khi đã phản ứng sẽ còn dư bao nhiêu gam ?

File đính kèm:

  • docGIAO AN HH 8 CHUONG III.doc