1.Kiến thức: Biết được:
- Ở điều kiện bình thường ( về nhiệt độ và áp suất ) oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất khác. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương IV: oxi – không khí bài 22: tính chất của oxi( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20
Tiết : 37
CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ
Bài 22: TÍNH CHẤT CỦA OXI( t1)
Ngày soạn: 25/12/2011
Ngày dạy : 29/12/2011
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh phải:
1.Kiến thức: Biết được:
Ở điều kiện bình thường ( về nhiệt độ và áp suất ) oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất khác. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
2.Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình của oxi với hợp chất
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm ..
3.Thái độ: : Say mê khoa học, kiên trì trong học tập, yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tính chất hoá học của oxi
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:
Hóa chất
Dụng cụ
-5 lọ oxi (100ml)
-Thìa đốt hóa chất
-Bột S và bột P.
-Đèn cồn, diêm.
Học sinh :Bảng con
2.Phương pháp : Trực quan, thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp ..
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :1’
2.Kiểm tra bài cũ 5’ : Nhận xét bài thi học kỳ I
3.Bài giảng 2’ :
Hằng ngày các em hô hấp bằng khí gì? Vậy khí oxi có những tính chất vật lý và hóa học nào ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về khí oxi ?
.HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược về nguyên tố oxi (3’)
-Giới thiệu: oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất chiếm 49,4% khối lượng vỏ trái đất.
-Theo em trong tự nhiên, oxi có ở đâu ?
à Trong tự nhiên oxi tồn tại ở 2 dạng:
+ Đơn chất
+ Hợp chất : đường, nước, quặng , đất, đá, cơ thể động thực vật .
-Hãy cho biết kí hiệu, CTHH, nguyên tử khối và phân tử khối của oxi ?
? Hoá trị của oxi
- Học sinh tiếp thu kiến thức
-Trong tự nhiên, oxi có nhiều trong không khí ( đơn chất ) và trong nước ( hợp chất ).
-Kí hiệu hóa học : O.
-CTHH: O2 .
-Nguyên tử khối: 16 đ.v.C.
-Phân tử khối: 32 đ.v.C.
-KHHH: O
-CTHH: O2
-NTK: 16
-PTK: 32
- Hoá trị : II
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của oxi. (10’)
-Yêu cầu HS quan sát lọ đựng oxi à Nêu nhận xét về trạng thái , màu sắc và mùi vị của oxi ?
-Hãy tính tỉ khối của oxi so với không khí ? à Từ đó cho biết : oxi năng hay nhẹ hơn không khí ?
-Ở 200C
+ 1 lít nước hòa tan được 31 ml khí O2.
+ 1 lít nước hòa tan được 700 ml khí amoniac.
Vậy theo em oxi tan nhiều hay tan ít trong nước ?
-Giới thiệu: oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt.
? hãy nêu kết luận về tính chất vật lí của oxi .
-Quan sát lọ đựng oxi và nhận xét:
Oxi là chất khí không màu, không mùi.
-
à Vậy oxi nặng hơn không khí.
- Oxi tan ít trong nước.
- Học sinh tiếp thu kiến thức
- Đại diện Hs kết luận
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
-Oxi là chất khí không màu , không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước.
-Oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi (17’)
Để biết oxi có những tính chất hóa học gì chúng ta lần lượt nghiên cứu một số thí nghiệm sau:
-Làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi theo trình tự:
+Đưa một muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào bình chứa khí O2 à Yêu cầu HS quan sát và nhân xét ?
+Đưa một muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn.
à Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
+Đưa bột lưu huỳnh đang cháy vào lọ đựng khí O2 . à Các em hãy quan sát và nêu hiện tượng. So sánh hiện tượng S cháy trong O2 và trong không khí ?
-Khí sinh ra khi đốt cháy S là lưu huỳnh đioxit: SO2 còn gọi là khí sunfurơ.
-Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm à Viết phương trình hóa học xảy ra ?
-Hãy nêu trạng thái của các chất ?
-Giới thiệu và yêu cầu HS nhận xét trạng thái và màu sắc của P.
-GV biểu diễn thí nghiệm đốt cháy P đỏ trong không khí và trong oxi.
+Đưa một muôi sắt có chứa bột P đỏ vào bình chứa khí O2 à yêu cầu HS quan sát và nhân xét ?
+Đưa một muôi sắt có chứa bột P đỏ vào ngọn lửa đèn cồn.
à yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
+Đưa bột P đỏ đang cháy vào lọ đựng khí O2 . à Các em hãy quan sát và nêu hiện tượng. So sánh hiện tượng P đỏ cháy trong O2 và trong không khí ?
-Chất được sinh ra khi đốt cháy P đỏ là chất bột màu trắng - điphotphopentaoxit: P2O5 tan được trong nước.
-Hãy xác định chất tham gia và sản phẩm à Viết phương trình hóa học xảy ra ?
-Hãy nêu trạng thái của các chất ?
GV: Oxi còn có thể tác dụng với 1 số phi kim khác như C, H2, tạo ra các hợp chất có CTHH lần lượt là : CO2 và H2O
?Viết PTHH của phản ứng
-Quan sát thí nghiệm biểu biễn của GV và nhận xét:
S (r ) + O2( r) SO2 (k)
+Ở điều kiện thường S không tác dụng được với khí O2 .
+S cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt.
+S cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra khí không màu.
4P (r ) + 5O2( r) 2P2O5 (r)
+ Chất tham gia: S, O2 .
+ Sản phẩm : SO2 .
Phương trình hóa học:
t0
S + O2 à SO2
(r) (k) (k)
-Quan sát thí nghiệm biểu biễn của GV và nhận xét:
+Ở điều kiện thường P đỏ không tác dụng được với khí O2
+ P đỏ cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ.
+ P đỏ cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa sáng chói, tạo thành khói trắng dày đặc.
+ Chất tham gia: P, O2 .
+ Sản phẩm : P2O5 .
Phương trình hóa học:
t0
4P + 5O2 à 2P2O5
(r) (k) (r)
-HS viết phương trình phản ứng .
Cr + 5O2 kCO2 r
2H2k + 5O2 k2 H2O l
II. Tính chất hóa học:
1. Tác dụng với phi kim.
a. Với S tạo thành khí sunfurơ
Phương trình hóa học :
b. Với P tạo thành điphotpho-pentaoxit.
Phương trình hóa học:
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
1.Củng cố: 5’: Giáo viên hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài
Gọi 1 HS nhắc lại tính chất vật lý của oxi ?
Bài tập: a.Tính thể tích oxi tối thiểu cần dùng để đốt cháy hết 1,6g bột lưu huỳnh?
b. Tính khối lượng khí SO2 tao thành ?
Bài giải:
a. số mol của 1.6 g lưu huỳnh là : n = m/M = 1.6 /32 = 0.05 mol
Ta có PTHH:
Sr + O2 k SO2
Theo PT : 1 mol 1 mol 1 mol
Theo đề : 0.05 mol à 0.05 mol 0.05 mol
a. Vậy thể tích của 0.05 mol oxi là: V = 0.05 * 22.4 = 0.112 l
b.Khối lượng SO2 tạo thành là : m = 0.05 * 64 =3.2 g
Dặn dò: 2’:
-Học bài giảng và làm bài tập 4 , 6 trang 84
- Chuẩn bị phần tiếp theo :
+ Tác dụng với kim loại :Xem trước thí nghiệm , hiện tượng , PTHH .
+ Tác dụng với hợp chất :Xem trước thí nghiệm , hiện tượng , PTHH.
File đính kèm:
- tiet 37.doc