1, Kiến thức.
HS biết được:
- Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
90 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương IV: oxi. không khí tiết 37: bài 24 tính chất của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học kỳ II
Soạn: Giảng:
chương iv: oxi. không khí
Tiết 37: Bài 24 Tính chất của oxi
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
HS biết được:
- Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
2, Kỹ năng.
- Viết được PTHH của oxi với lưu huỳnh, với photpho.
- Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
3, Thái độ.
- Giáo dục HS biết bảo vệ oxi.
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Khay, đèn cồn, muỗng sắt.
- Hóa chất: Lọ chứa khí O2, bột S, P đỏ.
- HS nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
3, Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
? Viết ký hiệu hóa học, CTHH của oxi?
KHHH: O
CTHH: O2
KHHH: O
CTHH: O2
? Cho biết nguyên tử khối, phân tử khối của oxi?
NTK: 16
PTK: 32
NTK: 16
PTK: 32
Giới thiệu một số thông tin.
Nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 1 Tìm hiểu về Tính chất vật lý
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Cho HS lọ đựng oxi.
Quan sát.
? Cho biết trạng thái, màu sắc của oxi?
- Trình bày theo sự quan sát.
- Chất khí, không màu.
Yêu cầu 1 HS mở nút, ngửi oxi.
1 HS mở nút, ngửi oxi.
? Oxi có mùi gì không?
- Không có mùi.
- Không mùi.
Yêu cầu HS thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi SGK (81).
Thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi SGK (81).
? Khí oxi tan nhiều hay tan ít trong nước?
- Trình bày theo hiểu biết.
- ít tan trong nước.
? Khí oxi nặng hay nhẹ hơn không khí?
- Trình bày theo hiểu biết.
- Nặng hơn không khí.
Cung cấp một số thông tin: Hóa lỏng ở – 1830C, màu xanh nhạt, khí oxi duy trì sự sống, cháy.
Nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về: Tính chất hóa học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
1, Tác dụng với phi kim.
a) Với lưu huỳnh:
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK (81).
Nghiên cứu thí nghiệm SGK (81).
? Nêu cách làm thí nghiệm?
- Trình bày theo SGK.
Hướng dẫn thao tác thí nghiệm.
Theo dõi, ghi nhớ.
Tiến hành thí nghiệm.
Quan sát hiện tượng.
? Nêu hiện tượng quan sát được?
- Trình bày theo sự quan sát.
? Nhận xét sự giống và khác nhau khi đốt S trong không khí và trong bình khí oxi?
- Trình bày theo sự quan sát.
Hướng dẫn HS viết PTHH.
Theo dõi, viết PTHH.
S + O2 SO2
(rắn) (khí) (khí)
b) Với photpho:
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK (81).
Nghiên cứu thí nghiệm SGK (81).
? Nêu cách làm thí nghiệm?
- Trình bày theo SGK.
Hướng dẫn thao tác thí nghiệm.
Theo dõi, ghi nhớ.
Tiến hành thí nghiệm.
Quan sát hiện tượng.
? Nêu hiện tượng quan sát được?
- Trình bày theo sự quan sát.
Hướng dẫn HS viết PTHH.
Theo dõi, viết PTHH.
4P + 5O2 2P2O5
(rắn) (khí) (rắn)
4, Củng cố.
Làm bài 6 (84)
Đáp án:
a) Vì thiếu khí oxi.
b) Để cung cấp thêm oxi cho cá, vì oxi tan một phần trong nước.
5, Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, đọc mục đọc thêm (84).
- Làm bài tập 1, 4 (84).
- Nghiên cứu trước phần 2, phần 3 (83).
_________________________________________________________
Soạn: Giảng:
Tiết 38: Bài 24 Tính chất của oxi
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
HS biết được:
- Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
2, Kỹ năng.
- Viết được PTHH của oxi với sắt.
- Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt chất trong oxi.
3, Thái độ.
- Giáo dục HS biết bảo vệ oxi.
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Khay, đèn cồn, muỗng sắt.
- Hóa chất: Lọ chứa khí O2, dây Fe.
- Bảng phụ.
- HS học, làm, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
? Làm bài 4 (84)
Đáp án:
4P + 5O2 2P2O5
4 5 2 (mol)
2 đ
Số mol P : (mol) cần (mol) O2
3 đ
Số mol oxi ban đầu: (mol)
Chất còn dư là oxi.
Số mol oxi dư là: 0,53 – 0,5 = 0,03 (mol)
b) P2O5 được tạo thành.
Khối lượng là: (g)
1 đ
1 đ
1 đ
2 đ
3, Bài mới.
Hoạt động 1 Tìm hiểu về Tác dụng với kim loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
2, Tác dụng với kim loại.
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm SGK (81).
Nghiên cứu thí nghiệm SGK (81).
? Nêu cách làm thí nghiệm?
- Trình bày theo SGK.
Hướng dẫn thao tác thí nghiệm.
Theo dõi, ghi nhớ.
Tiến hành thí nghiệm.
Quan sát hiện tượng.
? Nêu hiện tượng quan sát được?
- Trình bày theo sự quan sát.
Hướng dẫn HS viết PTHH.
Theo dõi, viết PTHH.
3Fe + 2O2 Fe3O4
(rắn) (khí) (rắn)
3, Tác dụng với hợp chất.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK (83)
Nghiên cứu thông tin SGK (83)
Cung cấp một số thông tin, liên hệ.
Nghe, ghi nhớ.
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Hoạt động 2 Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Treo bảo phụ:
Có những chất sau: O2, Mg, P, Al, Fe. Hãy chọn một trong những chất trên và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống trong PTPƯ sau:
a) 4Na + ..... --> 2Na2O
b) ..... + O2 --> 2MgO
c) ..... + 5O2 --> 2P2O5
d) .....+ 3O2 --> 2Al2O3
e) ..... + ..... --> Fe3O4
Bài 1:
Yêu cầu HS thảo luận theo bàn hoàn thành bài tập.
Thảo luận theo bàn hoàn thành bài tập.
Gọi đại diện 2 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Đại diện 2 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Nhận xét chung -> Kết luận.
a) 4Na + O2 2Na2O
b) 2Mg + O2 2MgO
c) 4P + 5O2 2P2O5
d) 4Al + 3O2 2Al2O3
e) 3Fe + 2O2 Fe3O4
4, Củng cố
Làm bài 3 (84)
Đáp án:
C4H10 + 7O2 4CO2 + 5H2O
5, Hướng dẫn về nhà
- Học bài, đọc mục đọc thêm (84).
- Làm bài tập 2, 5 (84).
- Nghiên cứu trước bài 25: Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp – ứng dụng của oxi.
_________________________________________________________
Tuần 21
Soạn: Giảng:
Tiết 39: Bài 25 Sự oxi hoá. Phản ứng hoá hợp. ứng dụng của oxi
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
HS biết được:
- Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hoá, biết dẫn ra được những thí dụ minh hoạ.
- Định nghĩa phản ứng hoá hợp, dẫn ra được thí dụ minh hoạ.
- Biết được ứng dụng của khí oxi.
2, Kỹ năng
- Rèn kỹ năng viết CTHH của oxit và PTHH tạo thành oxit.
3, Thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị.
- Tranh: ứng dụng của oxi.
- Bảng phụ.
- HS học, làm, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng.
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
Làm bài 2 (84)
Đáp án:
Tác dụng với lưu huỳnh:
S + O2 SO2
Tác dụng với photpho:
4P + 5O2 2P2O5
Tác dụng với kim loại:
3Fe + 2O2 Fe3O4
Tác dụng với hợp chất:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
2 đ
2 đ
2 đ
2đ
3, Bài mới
Hoạt động 1 Tìm hiểu về: Sự oxi hoá
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Giới thiệu: Những PƯHH ở bài 2 khí oxi được gọi là sự oxi hoá chất đó.
Nghe, ghi nhớ.
? Hãy nêu định nghĩa sự oxi hoá?
- Trình bày theo hiểu biết.
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về: Phản ứng hoá hợp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Treo bảng phụ:
Theo dõi
PƯHH
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
CaO + H2O -> Ca(OH)2
4Al + 3O2 2Al2O3
2CO + O2 2CO2
S + O2 SO2
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bảng phụ.
Hoạt động cá nhân hoàn thành bảng phụ.
Gọi 1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Nhận xét chung, kết luận.
PƯHH
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
CaO + H2O -> Ca(OH)2
2
1
4Al + 3O2 2Al2O3
2
1
2CO + O2 2CO2
2
1
S + O2 SO2
2
1
Những phản ứng trên gọi là phản ứng hoá hợp.
Nghe.
? Thế nào là phản ứng hoá hợp?
- Trình bày theo hiểu biết.
- Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Giới thiệu về phản ứng toả nhiệt (phản ứng có toả ra nhiều nhiệt)
Nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 3 Tìm hiểu về: ứng dụng của oxi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Treo tranh.
Quan sát
? Nêu những ứng dụng của oxi trên tranh?
- Trình bày theo sự quan sát?
- Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 2/a(86).
Nghiên cứu thông tin phần 2/a(86).
Giảng giải, liên hệ.
Nghe, ghi nhớ.
- Khí oxi cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 2/b(86).
Nghiên cứu thông tin phần 2/b(86).
Giảng giải, liên hệ.
Nghe, ghi nhớ.
4, Củng cố.
Làm bài 2 (87)
Đáp án:
Mg + S MgS
Zn + S ZnS
Fe + S FeS
2Al + 3S Al2S3
5, Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, đọc bài đọc thêm (87).
- Làm bài tập 1, 3, 4, 5 (87).
- Nghiên cứu trước bài 26: Oxit
_________________________________________________________
Soạn: Giảng:
Tiết 40: Bài 26 Oxit
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
- HS biết và hiểu được định nghĩa oxit.
- HS biết và hiểu CTHH của oxit và cách gọi tên oxit.
- HS biết oxit gồm hai loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra thí dụ minh họa.
2, Kỹ năng
- HS biết vận dụng thành thạo quy tắc CTHH đã học ở chương I để lập công thức của oxit.
3, Thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị.
- Bảng phụ.
- HS học, làm, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng.
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
Làm bài 1(87).
Đáp án:
a, sự oxi hóa.
2 đ
b, một chất mới; chất ban đầu
3 đ
c, sự hô hấp; đốt nhiên liệu
3 đ
3, Bài mới
Hoạt động 1 Tìm hiểu về: Định nghĩa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
? Kể tên các oxit mà em biết?
- Trình bày theo hiểu biết.
Viết lên bảng.
Theo dõi
? Nhận xét thành phần các nguyên tố của các oxit đó?
- Tạo bởi 2 nguyên tố, nguyên tố thứ 2 là oxi.
? Nêu định nghĩa về oxit?
- Trình bày theo SGK.
- Oxit là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về: Công thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Công thức chung của oxit MxOy
Nghe kết hợp ghi.
Công thức chung:
? Nhắc lại quy tắc về hóa trị đối với hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học?
- Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
? Theo quy tắc hóa trị ta có điều gì?
- Ta có: x.n = y.II
- Theo quy tắc hóa trị ta có: x.n = y.II
Làm bài 2/a (91)
Bài 2/a (91)
Gọi 1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có)
1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có)
Nhận xét chung, kết luận.
- Công thức chung của oxit:
- Theo quy tắc hóa trị ta có: x.V = y.II
-> Ta có tỷ lệ:
x = 2 ; y = 5
- CTHH của oxit: P2O5
Hoạt động 3 Tìm hiểu về: Phân loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK (89, 90)
Nghiên cứu SGK (89, 90)
? Oxit chia làm những loại nào? Lấy ví dụ?
- Trình bày theo SGK.
- Oxit axit là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
+ Ví dụ: SO2, CO2...
- Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.
+ Ví dụ: BaO, MgO, Fe2O3...
Giảng giải.
Nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 3 Tìm hiểu về: Cách gọi tên.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK (90)
Nghiên cứu SGK (90)
? Trình bày cách gọi tên oxit?
- Trình bày theo SGK.
Tên oxit:
Tên nguyên tố (kèm hóa trị) + oxi.
Giảng giải.
Nghe, ghi nhớ.
? Hãy gọi tên các oxit sau:
CuO, Fe2O3, Cu2O, ZnO, N2O5?
- Trình bày theo hiểu biết.
Nhận xét chung, kết luận.
CuO Đồng (II) oxit
Fe2O3 Sắt (III) oxit
Cu2O Đồng (I) oxit
ZnO Kẽm oxit
N2O5 Đinitơ pentaoxit
4, Củng cố.
Làm bài 5 (91)
Đáp án: NaO, Ca2O.
5, Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (91).
- Nghiên cứu trước bài 27: Điều chế khí oxi – phản ứng phân hủy.
_________________________________________________________
Tuần 22
Soạn: Giảng:
Tiết 41: Bài 27 Điều chế khí oxi. Phản ứng phân hủy
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
- HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
- HS biết phản ứng phân hủy là gì và dẫn ra được thí dụ minh họa.
2, Kỹ năng.
- Củng cố khái niệm về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2.
3, Thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị.
- Dụng cụ: Khay, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, muôi, bật lửa, lọ thu khí, nút cao su, ống dẫn, đèn cồn.
- Hóa chất: KMnO4, KClO3, H2O, bông.
- Bảng phụ.
- HS học, làm, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng.
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
Làm bài 4 (91)
Đáp án:
- Oxit axit: SO3, N2O5, CO2
4 đ
- Oxit bazơ: Fe2O3, CuO, CaO
4 đ
3, Bài mới
Hoạt động 1 Tìm hiểu về: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm phần a(92)
Nghiên cứu thí nghiệm phần a(92)
? Nêu hóa chất cần dùng trong thí nghiệm?
- Hóa chất: KMnO4
Hướng dẫn cách làm.
Theo dõi, ghi nhớ.
Gọi 1 HS lên làm thí nghiệm, HS khác theo dõi hiện tượng.
1 HS lên làm thí nghiệm, HS khác theo dõi hiện tượng.
? Nêu hiện tượng quan sát được?
- Trình bày theo sự quan sát.
Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm phần b(92)
Nghiên cứu thí nghiệm phần b(92)
? Nêu hóa chất cần dùng trong thí nghiệm?
- Hóa chất: KClO3
Hướng dẫn cách làm.
Theo dõi, ghi nhớ.
Gọi 1 HS lên làm thí nghiệm, HS khác theo dõi hiện tượng.
1 HS lên làm thí nghiệm, HS khác theo dõi hiện tượng.
? Nêu hiện tượng quan sát được?
- Trình bày theo sự quan sát.
? Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxi bằng cách nào?
- Trình bày theo SGK.
- Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao: KMnO4 và KClO3.
Giảng giải.
Nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2 Tìm hiểu về: Sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
? Trong thiên nhiên nguồn nguyên liệu nào được dùng để sản xuất oxi?
- Trình bày theo hiểu biết.
- Không khí và nước là hai nguồn nguyên liệu vô tận để sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
Yêu cầu HS nghiên cứu phần II(93)
Nhiên cứu phần II(93)
Hoạt động 3 Tìm hiểu về: Phản ứng phân hủy
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
Treo bảng phụ
Theo dõi
Phản ứng hóa học
Số chất PƯ
Số chất SP
2KClO3 2KCl + 3O2
2KMnO4K2MnO4+MnO2+O2
CaCO3 CaO + CO2
Gọi 1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Nhận xét chung, kết luận.
Phản ứng hóa học
Số chất PƯ
Số chất SP
2KClO3 2KCl + 3O2
1
2
2KMnO4K2MnO4+MnO2+O2
1
3
CaCO3 CaO + CO2
1
2
? Em có nhận xét gì về số chất phản ứng và số chất sản phẩm?
- Số chất phản ứng đều là 1. Số chất sản phẩm là 2 hoặc 3.
Những phản ứng trên là phản ứng phân hủy.
Nghe, ghi nhớ.
? Thế nào là phản ứng phân hủy?
- Trình bày theo hiểu biết.
- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Giảng giải.
Nghe, ghi nhớ.
4, Củng cố
Làm bài 3 (94)
Đáp án:
- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
+ Thí dụ: CaCO3 CaO + CO2
- Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
+ Thí dụ: CaO + H2O -> Ca(OH)2
5, Hướng dẫn về nhà.
- Học bài.
- Làm bài tập 1, 2, 4, 5, 6 (94).
- Nghiên cứu trước bài 28: Không khí – Sự cháy.
_________________________________________________________
Soạn: 13/1/2009 Giảng:
Tiết 42: Bài 28 Không khí sự cháy.
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
- HS biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
2, Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm.
3, Thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
- Giáo dục HS biết bảo vệ không khí không bị ô nhiễm.
B. Chuẩn bị.
- Dụng cụ: Khay, chậu, ống thông 2 đầu, muôi, bật lửa, nút cao su, đèn cồn.
- Hóa chất: H2O, P đỏ.
- HS học, làm, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng.
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
Làm bài 5 (94)
Đáp án:
a) PTHH: CaCO3 CaO + CO2
3 đ
b) Phản ứng trên thuộc loại phản ứng phân hủy.
2 đ
Vì phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
3 đ
3, Bài mới
Hoạt động 1 Tìm hiểu về: Thành phần của không khí
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
1. Thí nghiệm
Yêu cầu HS nghiên cứu phần a (95)
Nghiên cứu phần a (95)
? Trình bày cách tiến hành thí nghiệm?
- Trình bày theo SGK.
Hướng dẫn cách làm.
Theo dõi, ghi nhớ.
Gọi 1 HS lên làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng.
1 HS lên làm thí nghiệm, HS khác quan sát hiện tượng.
? Nhận xét sự thay đổi mức nước trong ống thủy tinh trước và trong khi tiến hành thí nghiệm?
- Trình bày theo sự quan sát.
? Chất gì ở trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5?
- Chất đó là khí oxi.
Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên 1/5 thể tích.
Nghe, ghi nhớ.
? Tỷ lệ khí oxi trong không khí là bao nhiêu?
- Trình bày theo hiểu biết.
Chất khí còn lại trong ống chiếm 4/5 thể tích của ống là khí nitơ.
Nghe, ghi nhớ.
? Tỷ lệ khí nitơ trong không khí là bao nhiêu?
- Trình bày theo hiểu biết.
Chốt lại kết luận về 2 thành phần chính của không khí.
Nghe kết hợp ghi vở.
- Trong không khí có: 21% khí O2, 78% khí N2.
2, Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?
Yêu cầu HS thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi phần a (96).
Thảo luận theo bàn trả lời các câu hỏi phần a (96).
? Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước?
- Trình bày theo hiểu biết.
Nhận xét, giảng giải.
Nghe, ghi nhớ.
? Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi tôi, thấy có màng trắng mỏng do khí CO2 đã tác dụng với nước vôi. Khí CO2 có ở đâu?
- Trình bày theo hiểu biết.
Nhận xét, giảng giải.
Nghe, ghi nhớ.
? Các khí khác, ngoài N2, O2 chiếm tỷ lệ thể tích là bao nhiêu trong không khí?
- Chiếm 1%.
- Trong không khí có 1% các khí khác: CO2, hơi nước, khí hiếm, bụi...
3, Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin phần 3 (96).
Nghiên cứu thông tin phần 3 (96).
? Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì?
- Trình bày theo hiểu biết.
? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ không khí không bị ô nhiễm?
- Trình bày theo hiểu biết.
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng nhiều cây xanh.
Giảng giải, liên hệ.
Nghe ghi nhớ.
- Hạn chế đưa vào khí quyển các khí có hại: CO2, CO, bụi, khói...
4, Củng cố.
Làm bài 7 (99)
Đáp án:
a) Thể tích không khí cần dùng trong 1 ngày (24h) cho mỗi người là:
0,5.24 = 12 m3
b) Thể tích khí oxi trung bình cần dùng trong 1 ngày cho mỗi người là:
m3
5, Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 7 (99).
- Nghiên cứu trước phần II, Sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Tuần 23
Soạn: 14/1/2009 Giảng:
Tiết 43: Bài 28 Không khí sự cháy.
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
- HS biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- HS biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
2, Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tư duy, so sánh.
3, Thái độ
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
- Giáo dục HS biết phòng chống sự cháy.
B. Chuẩn bị.
- HS học, làm, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng.
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
? Hãy cho biết thành phần của các chất khí trong không khí? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
Đáp án:
* Thành phần của các chất khí trong không khí: 78% N2, 21% O2, 1% các khí khác: CO2, CO, bụi, khí hiếm...
5 đ
* Để bảo vệ không khí trong lành bản thân em đã làm:
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng nhiều cây xanh.
- Hạn chế đưa vào khí quyển các khí có hại: CO2, CO, bụi, khói...
1,5 đ
1,5 đ
3, Bài mới
Hoạt động 1 Tìm hiểu về: Sự cháy và sự oxi hóa chậm
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi
1, Sự cháy.
Tác dụng của S, P với O2 có kèm theo tỏa nhiệt và phát sáng gọi là sự cháy.
Nghe, ghi nhớ.
? Thế nào là sự cháy?
- Trình bày theo SGK.
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
? So sánh sự cháy của một chất trong không khí và trong oxi?
- Trình bày theo hiểu biết.
Nhận xét, giảng giải.
Nghe ghi nhớ.
2, Sự oxi hóa chậm.
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK (97).
Nghiên cứu thông tin SGK (97).
? Thế nào là sự oxi hóa chậm?
- Trình bày theo SGK.
- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
? Lấy ví dụ?
- Trình bày theo hiểu biết.
Nhận xét, liên hệ.
Nghe, ghi nhớ.
? So sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm?
- Trình bày theo hiểu biết.
Nhận xét chung.
Nghe ghi nhớ.
3, Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy.
? Điều kiện phát sinh sự cháy là gì?
- Trình bày theo SGK.
- Điều kiện phát sinh sự cháy:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
? Nêu các biện pháp dập tắt sự cháy?
- Trình bày theo SGK.
- Các biện pháp để dập tắt sự cháy:
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí oxi.
4, Củng cố
Làm bài 6 (99)
Đáp án:
Vì xăng, dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên nên vẫn cháy, có thể làm đám cháy lan rộng.
5, Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, làm bài tập 3, 4, 5 (99).
- Nghiên cứu trước bài 29: Bài luyện tập 5.
_________________________________________________________
Soạn: 15/1/2009 Giảng:
Tiết 44: Bài 29 Bài luyện tập 5.
A. Mục tiêu bài học.
1, Kiến thức.
- Củng cố hệ thống hóa các kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương 4 về oxi, không khí: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, thành phần của không khí. Một số khái niệm hóa học mới: sự oxi hóa, oxit, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.
2, Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tính tóa theo công thức hóa học và phương trình hóa học có liên quan đến tính chất, ứng dụng, điều chế oxi.
3, Thái độ
- Rèn cho HS phương pháp học tập, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị.
- Bảng phụ.
- HS học, làm, nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
C. Tiến trình bài giảng.
1, ổn định tổ chức
Sĩ số: 8A
8B
2, Kiểm tra bài cũ.
3, Bài mới.
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Nêu những hiểu biết của em về khí oxi?
- Trình bày theo SGK 1, 2 (100).
? Những nguyên liệu như thế nào thường được dùng để điều chế oxi?
- Là các hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
? Thế nào là sự oxi hóa?
- Trình bày theo SGK 4 (100).
? Nêu khái niệm về oxit? Phân loại oxit?
- Trình bày theo SGK 5 (100).
? Cho biết thành phần các khí chủ yếu có trong không khí?
- Trình bày theo SGK 6 (100).
? Nêu khái niệm phản ứng hóa hợp? Phản ứng phân hủy? Lây ví dụ?
- Trình bày theo SGK 7, 8 (100).
Hoạt động 2: Bài tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS làm việc độc lập hoàn thành bài 1 (100).
Bài 1 (100).
Gọi 1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Nhận xét chung, kết luận.
C + O2 CO2
(Cacbon đioxit hoặc Cacbonic)
4P + 5O2 2P2O5
(Điphotpho pentaoxit)
2H2 + O2 2H2O
(Nước)
4Al + 3O2 2Al2O3
(Nhôm oxit)
Yêu cầu HS thảo luận theo bàn làm bài 3 (101).
Bài 3 (101).
Gọi 1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Nhận xét chung, kết luận.
- Oxit axit: CO2, SO2, P2O5
+ Gọi tên: Cacbon đioxit, lưu huỳnh đioxit, điphotpho pentaoxit.
- Oxit bazơ: Na2O, MgO.
+ Gọi tên: Natri oxit, magie oxit.
Treo bảng phụ.
Hãy cân bằng những phản ứng sau và cho biết đâu là phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp, giải thích?
a) Zn + O2 ---> ZnO
b) MgO + CO2 ---> MgCO3
c) KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2
d) CaCO3 ---> CaO + CO2
e) H2O + SO3 ---> H2SO4
Yêu cầu HS thảo luận theo bàn hoàn thành bài tập.
Gọi 1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Nhận xét chung, kết luận.
a) 2Zn + O2 2ZnO
b) MgO + CO2 -> MgCO3
c) 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
d) CaCO3 CaO + CO2
e) H2O + SO3 -> H2SO4
PƯ phân hủy: c, d, vì có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
PƯ hóa hợp: a, b, e, vì có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Treo bảng phụ:
Khi nung nóng kali clorat KClO3 (có chất xúc tác), chất này bị phân hủy tạo thành kali clorua và khí oxi. Tính khối lượng kali clorat cần thiết để sinh ra một lượng oxi đủ đốt cháy hết 3,6 g cacbon?
Yêu cầu HS thảo luận theo bàn hoàn thành bài tập.
Gọi 1 HS lên làm, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu có)
File đính kèm:
- Hoc Ky II.doc