* Mục tiêu chương:
- HS biết được các hợp chất vô cơ được chia làm 4 loại chính là: oxit, axit, bazơ, muối.
- Đối với mỗi loại hợp chất, HS biết được những tính chất hoá học chung của mỗi loại. Viết đượcPTHH.
- Đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại: HS biết chứng minh những tính chất hoá học tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất. ngoài ra còn biết những tính chất hoá học đặc trưng của chất đó cũng như những ứng dụng của chất và phương pháp điều chế
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương một: các loại hợp chất vô cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
* Mục tiêu chương:
- HS biết được các hợp chất vô cơ được chia làm 4 loại chính là: oxit, axit, bazơ, muối.
- Đối với mỗi loại hợp chất, HS biết được những tính chất hoá học chung của mỗi loại. Viết đượcPTHH.
- Đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại: HS biết chứng minh những tính chất hoá học tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất. ngoài ra còn biết những tính chất hoá học đặc trưng của chất đó cũng như những ứng dụng của chất và phương pháp điều chế
- Những thí nghiệm cho HS thực hiện trong bài học về tính chất chung của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệm mang tính chất nghiên cứu và khám phá.
- Học sinh vận dụng những kiến thức đã hiểu biết để giải thích một hiện tượng nào đó, làm việc trong đời sống và sản xuất; giải bài tập lý thuyết định tính, định lượng, thực hành thí nghiệm đơn giản trong và ngoài nhà trường.
Tiết PPCT:2 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXÍT
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LỌAI OXIT
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và biết:
- Những tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit và dẫn ra được những PTHH tương ứng với mỗi tính chất.
- Cơ sở để phân loại oxit axit, oxit bzơ là dựa vào những tính chất hoá học của chúng.
2. Kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của oxit để giải các bài tập định tính, định lượng.
3. Thái độ: Giáo dục và hình thanh cho HS thói quen ôn luyện từ đó yêu thích bộ môn hơn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : dụng cụ hóa chất cho 4 nhóm.
- Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, cốc thuỷ tinh ống hút.
- Hóa chất: CuO, CaO, HCl, H2O, P đỏ, quỳ tím.
2. Học sinh : Đọc trước các thí nghiệm, xem hình minh họa cho thí nghiệm đó, khăn lau. Ôn lại kiến thức cơ bản: oxit, axit, bazơ, muối học ở lớp 8
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại gợi mở, trực quan, hợp tác nhóm, thí nghiệm, hỏi đáp
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
HS1: Viết các công thức tìm m, n, M, V.
- Viết công thức tìm tỉ khối của khí A đối với hiđrô và đôi với không khí
- Viết công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol
HS 2: Hòa tan 2,8gam sắt bằng dd HCl 2M vừa đủ.
a/ Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn?
b/ tính thể tích dd HCl cần dùng?
c/ (HSkhá) Tính nồng độ mol của dd thu được sau Pứng (coi như V ddsauphảnứng = V ddHCl
Đáp án
m= n x M ; n= ; M=
V = n x 22,4 ; n =
d A/H2= ; d A/KK=
;
nFe =
a/ PTHH Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Theo PTHH
= 22,4 x n= 22,4 x n
22,4 x0,05 = 11,2(lít)
b/ Theo PTHH nHCl = 2nFe
= 2 x 0,05 =0,1(mol)
c/ Dung dịch sau phản ứng có FeCl3
Điểm
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu
Chương trình Hoá 8 trong chương 4 “Oxi không khí” các em đã học sơ lược về oxit axit, oxit bazơ. Vậy chúng có những tính chất hóa học nào ? Ta tìm hiểu qua bài: “Tính chất hóa học của oxít khái quát về sự phân lọai oxit”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tính châùt hóa học của oxit
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm oxit baơ và oxit axít?
(Oxit baơ là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ.
Oxit axít thường làoxit của phi kim tương ứng với một axít )
- GV giới thiệu tính chất hóa học của oxít
- GV hướng dẫn nhóm HS làm thí nghiệm
HS nhóm tiến hành TN: quan sát các hiện tượng xảy ra, phán đoán giải thích và viết PTHH.
+ Cho vào ống nghiệm 1:bột CuO màu đen
2:bột CaO màu trắng
+Thêm vào mỗi ống nghiệm 2 – 3ml nước, lắc nhẹ.
+ Dùng quỳ tím nhúng vào 2 chất lỏng trên quan sát, nhận xét.
HS nhóm đai diện báo cáo
(Ống nghiệm 1: không có hiện tượng xảy ra, chất lỏng không làm quỳ tím đổi màu.
Ống nghiệm 2: CaO nhão ra có hiện tượng tỏa nhiệt dd thu được làm quỳ tím xanh
+ Kết luận: CuO không phản ứng với nước
CaO phản ứng với nước dd bazơ
PTHH CaO(r) + H2O Ca(OH)2
1mol 1mol
Giải thích hiện tượng: nếu lượng nước thự tế lớn hơn nhiều so với khối lượng nước theo PTHH hỗn hợp Ca(OH)2 và nươcù dư ở trạng thái nhão, dẻo.
- GV nhắc nhở HS bổ sung trạng thái các chất khi viết PTHH
Liên hệ kiến thức cũ mở rộng: Hãy kể những oxit bazơ tác dụng với nước ở ĐK thường? (Na2O, CaO, K2O, BaO … )
HS viết các PTPƯ trên với nước
Na2O(r) + H2O 2NaOH
BaO(r) + H2O Ba(OH)2
K2O(r) + H2O 2KOH
- GV hướng dẫn nhóm HS làm thí nghiệm:
+ Cho vào ống nghiệm 1:bột CuO màu đen
2:bột CaO màu trắng
+ Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 2-3ml dd HCl lắc nhẹ, quan sát.
+ Chú ý quan sát so sánh màu của ống nghiệm 1b với 1a ; 2b với 2a
HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét hiện tượng, kết luận.
HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS quan sát so sánh màu của ống nghiệm 1b với 1a ; 2b với 2a
+ Ống nghiệm 1: Bột CuO màu đen bị hòa tan trong dung dịchHCldd có màu xanh lam (đồng (II) clorua)
+ Ống nghiệm 2: Bột CaO màu trắng bị hòa tan trong dung dịchHCldd trong suốt.
+ Cả 2 oxit đều phản ứng với nước
HS : lên bảng viết PT đồng thời nêu kết luận.
- GV theo dõi uốn nắn HS .
- GV giới thiệu: bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh 1 số oxit bazơ như CaO, BaO, Na2O, K2O … tác dụng với oxit axít muối
HS viết PTHH
BaO (r) + CO2 (k)
Na2O(r) + CO2 (k)
HS nêu kết luận (SGK/4)
- GV yêu cầu HS nhắc lại 1 số gốc axit và cho biết axít tương ứng với gốc axit đó
VD: Oxitaxit gốc axit
SO2 = SO3
SO3 = S O4
CO2 = CO3
P2O5 = PO4
- GV giới thiệu tính chất và gọi HS viết PTPƯ P2O5 (r) + 3H2O(l) ---->
N2O5 (r) + H2O(l) ---->
- GV gợi ý phản ứng của khí CO2 với dd Ca(OH)2 đã học ở lớp 8 và yêu cầu HS viết PHHH
CO2(k) + NaOH(dd ) ---->
CO2(k) + Ca(OH)2 (dd ) ---->
- GV: nếu thay CO2 Bằng SO2, P2O5 … Cũng xảy ra phản ứng tương tự.
Tương tự phần c mục 1 yêu cầu HS viết PTPƯ và nêu kết luận
SO3 (k) + K2O(r) ---->
CO2(k) + CaO(r) ---->
* Hoạt động 3: Khái quát về sự phân loại oxít
- GV thông báo:
Dựa vào tính chất hóa học người ta chia oxit thành 4 loại
HS nêu ví dụ từng loại
I. Tính châùt hóa học của oxit.
1/ Tính chất hóa học của oxit bazơ
a. Tác dụng với nước
CaO(r) + H2O Ca(OH)2
Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)
b. Tác dụng với axít
CuO(r)+ 2HCl(dd) CuCl2(dd)+ H2O(l)
(màu đen) (màu xanh)
CaO(r)+ 2HCl(dd) CaCl2(dd)+ H2O(l)
(màu trắng) (không màu)
Oxit bazơ tác dụng với axít tạo thành muối và nước.
c. Tác dụng với oxit axít
BaO (r) + CO2 (k) BaCO3 (r)
Na2O(r) + CO2 (k) Na2CO3 (r)
Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
2. Tính chất hóa học của oxít axiùt
a. Tác dụng với nước
PTHH
P2O5 (r) + 3H2O(l) 2H3PO4(dd)
N2O5 (r) + H2O(l) 2HNO3(dd)
Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
b. Tác dụng với bazơ (kiềm)
PTHH
CO2(k)+Ca(OH)2(dd)CaCO3 (r)+ H2O(l)
Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
c. Tác dụng với oxit bazơ
PTHH
SO3 (k) + K2O(r) K2SO4(r)
Oxit axit tác dụng với 1 số oxit bazơ tạo thành muối.
II. Khái quát về sự phân loại oxít
1. Oxit bazơ: MgO, CaO …
2. Oxit axit: CO2, SO3 …
3. Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO …
4. Oxit trung tính: CO, NO …
4. Củng cố và luyện tập :
- GV treo bảng phụ bài tập. HS hoạt động nhóm theo tổ giải các bài tập:
Công thức
Phân loại
Tên gọi
K2O
ZnO
SO3
P2O5
a. GoÏi tên phân loại các oxit trên theo thành phần
b. Trong các chất trên chất nào tác dụng được với
- Nước: ……………………………………………………………………………………………… ( K2O, SO3, P2O5)
- Dung dịch H2SO4 loãng: ……………………………………………………… ( K2O, ZnO)
- Dung dịch NaOH: ………………………………………………………………… ( SO3 , P2O5 )
- Viết các PTPƯ xảy ra:
( * K2O + H2O 2KOH * K2O + H2SO4 K2SO4 + H2O
SO3 + H2O H2SO4 ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
* SO3 + 2NaOH Na2SO4 + H2O
P2O5 + 6NaOH 2Na3PO4 + 3H2O )
2. Có mấy loại oxit ? Kể ra ? ( Phần bài học II)
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, phân loại giữa oxit bazơ và oxit axit
- Làm BT 1- 6 SGK / 6 vào vở bài tập.
- Đọc trước thông tin và sọan bài “ Một số oxit quan trọng” phần A.
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Học sinh:
File đính kèm:
- Tiet 2.doc