Bài giảng Chương một chất nguyên tử phân tử bài 2: chất

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm chất và một số tính chất của chất.

 (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí

của chất )

- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.

- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

 

doc44 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương một chất nguyên tử phân tử bài 2: chất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương i. chất - nguyên tử - phân tử Bài 2: Chất A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất ) - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp. - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất. - Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. - So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột. B. Trọng tâm - Tính chất của chất - Phân biệt chất nguyên chất và hỗn hợp C. Hướng dẫn thực hiện - Phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất (chỉ giới hạn những chất được giới thiệu). Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, còn vật liệu là chất hay hỗn hợp của một số chất. Vật thể là những vật cụ thể mà ta thấy hay cảm nhận được. Vật liệu là những vật dùng để làm ra vật thể. ở đây không đưa ra cho học sinh định nghĩa về chất, không đặt câu hỏi cho học sinh chẳng hạn như “Chất là gì?”, mà chỉ nhấn mạnh hai đặc trưng của chất là: có thành phần hoá học xác định và có một số tính chất nhất định, không đổi (đặc trưng thứ hai được nói trong bài này, còn đặc trưng thứ nhất nên để đến cuối chương sẽ tổng kết lại). - Tính chất của chất gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học: + Tính chất vật lí: gồm trạng thái, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt… + Tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất thành chất mới - Biết mỗi chất được sử dụng làm gì là tuỳ thuộc vào tính chất của nó. Biết dựa vào tính chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất. - Một chất, chỉ khi không lẫn chất nào khác (tức là chất tinh khiết), mới có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không có. Để biết được tính chất của một chất, cân dùng nhiều cách, chẳng hạn như quan sát, dùng dụng cụ đo hoặc làm thí nghiệm. - Luyện tập: + Nêu các tính chất để thấy các chất khác nhau + Nêu một số tính chất để thấy chất nguyên chất khác với hỗn hợp + Tách từng chất ra khỏi một hỗn hợp hai chất rắn, hai chất lỏng, hai chất khí… Bài 3 (Bài thực hành 1): Làm quen với nội quy trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất. Làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất là cát. A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm. - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh. + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. Kĩ năng - Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Nội quy và quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm - Các thao tác sử dụng dụng cụ và hóa chất - Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét C. Hướng dẫn thực hiện - Trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm 1 và 2 (SGK), cần giới thiệu một số quy tắc an toàn và cách sử dụng một số hoá chất (trang 154 SGK), một số dụng cụ (trang 12 và 155 SGK). Chú ý cách rót chất lỏng, cách khuấy chất lỏng, cách đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm, cách kẹp giữ ống nghiệm, cách lọc chất lỏng… Đặc biệt chú ý đến sự nguy hiểm (cháy, nổ, độc hại…) khi tiếp xúc với hóa chất - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Khuấy chất lỏng trong ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm bằng phễu + Cô cạn chất lỏng trong ống nghiệm để giữ lại cặn - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Theo dõi sự nóng chảy của farafin và lưu huỳnh - Mục đích của thí nghiệm 1 là quan sát sự nóng chảy của parafin, của lưu huỳnh và so sánh nhiệt độ của chúng, do đó nếu không có nhiệt kế với thang nhiệt độ đến 150oC thì chấp nhận nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh ở trên 100oC, so sánh với tonc của parafin ≈ 42oC ị rút ra nhận xét: lưu huỳnh và farafin khác nhau về tính chất vật lí là “nhiệt độ nóng chảy” Thí nghiệm 2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát - Thí nghiệm 2 cần các thao tác: khuấy, lọc, cầm ống nghiệm bằng kẹp ống nghiệm, đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn và cuối cùng là quan sát chất cặn còn lại trong ống nghiệm sau khi đun nóng ị rút ra kết luận: muối ăn và cát khác nhau về tính chất vật lí là “tính tan” nên tách muối ăn ra khỏi cát bằng cách hòa tan và cô cạn. Bài 4: nguyên tử A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được:- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử. - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm. - Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện. - Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp. - Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện. (Chưa có khái niệm phân lớp electron, tên các lớp K, L, M, N) Kĩ năng Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na). B. Trọng tâm - Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và lớp vỏ electrron - Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron - Trong nguyên tử các electron chuyển động theo các lớp. C. Hướng dẫn thực hiện - Dựa vào dữ liệu về đường kính nguyên tử để HS thấy nguyên tử nhỏ bé thế nào ị khối lượng các loại hạt p, n, e cấu tạo nên nguyên tử (khối lượng e quá nhỏ bé không đáng kể nên khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử) - Giới thiệu với HS hạt n không mang điện, mà nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt p = số hạt e (trái dấu nhau) - Trong nguyên tử, các e chuyển động theo các lớp ị các nguyên tử có đường kính khác nhau - Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. - Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Luyện tập: + So sánh khối lượng, kích thước, điện tích của các loại hạt p, n, e + Từ số khối và số hạt p của một số nguyên tố đã cho, tính số hạt n và số hạt e trong nguyên tử của các nguyên tố đó + Từ sơ đồ một số nguyên tử ị xác định số p, e, n, số lớp e và số e lớp ngoài cùng. Bài 5: nguyên tố hoá học A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học. - Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối. Kĩ năng - Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại - Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể. B. Trọng tâm - Khái niệm về nguyên tố hóa học và cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học. - Khái niệm về nguyên tử khối và cách so sánh đơn vị khối lượng nguyên tử. C. Hướng dẫn thực hiện - Có thể giới thiệu một số loại nguyên tử (H, O, X, Y... ) và hướng dẫn HS biết những nguyên tử có số p = nhau thuộc về cùng một nguyên tố (X là H và y là O...) - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. (hạn chế ở 20 nguyên tố đầu) - Kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố hoá học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó. Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chũ cái trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ cái in hoa. - Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. Mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. Dùng số liệu để giúp HS phân biệt rõ khối lượng nguyên tử tính ra gam khác với khối lượng nguyên tử tính ra đvC (nguyên tử khối) - Lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất. - Luyện tập: + Cách biểu diễn nguyên tố dựa vào kí hiệu hóa học và đọc tên nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học. + So sánh khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố + Tính ra gam của một số nguyên tử khi biết nguyên tử khối của C và khối lượng tính ra gam của một nguyên tử C Bài 6: đơn chất và hợp chất. Phân tử A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. - Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên. - Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên - Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó. - Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. Kĩ năng - Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. - Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất. - Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó. B. Trọng tâm - Khái niệm đơn chất và hợp chất - Đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất - Khái niệm phân tử và phân tử khối C. Hướng dẫn thực hiện - Bằng một số nguyên tố đã biết trong tự nhiên (H2, O2, N2, e, Cu, Al...) giúp HS phân biệt được: đơn chất kim loại (có tính chất dẫn điện và nhiệt) và phi kim (không dẫn điện và nhiệt). - Bằng một số chất đã biết trong tự nhiên (H2O, O2, CuO, Al...) giúp HS phân biệt được: đơn chất khác hợp chất ở chỗ nào? ị rút ra đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất (Trong một mẫu chất, các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định hoặc sắp xếp liền sát nhau theo một trật tự nhất định.) - Dựa vào hình vẽ, mô hình hoặc hình mô phỏng hướng dẫn cho HS thấy các nguyên tử kết hợp với nhau thì tạo thành các hạt lớn hơn gọi là “phân tử” và khối lượng của phân tử tính ra đvC gọi là phân tử khối ị cách tính phân tử khối. - Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là phân tử hay nguyên tử. Tính chất hóa học của chất là tính chất của các hạt đó. Tuỳ điều kiện, một chất có thể ở ba trạng thái (hay thể): rắn, lỏng và khí (hay hơi). ở trạng thái khí các hạt rất xa nhau. - Luyện tập: + Nhận biết những chất nào là đơn chất? hợp chất? từ một số công thức hóa học cho trước + Tính phân tử khối của một số phân tử chất từ một số công thức hóa học cho trước Bài 7 (Bài thực hành 2): sự khuếch tán của các phân tử A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: - Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí. - Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Sự lan tỏa của một chất khí trong không khí - Sự lan tỏa của một chất rắn khi tan trong nước C. Hướng dẫn thực hiện - Sự lan toả (trong SGK) chính là sự khuếch tán. - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Thả mẩu giấy quỳ tím ướt vào đáy ống nghiệm + Tẩm dung dịch NH3 vào bông và đặt vào ống nghiệm + Thả chất rắn vào chất lỏng và khuấy đều + Thả từ từ từng mẩu chất rắn vào chất lóng - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac + Sau khi đậy ống nghiệm thấy màu quỳ tím chuyển thành màu xanh dần từ đầu này sang đầu kia ị amoniac đã lan tỏa trong không khí, tan trong nước và làm xanh quỳ tím Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali pemanganat trong nước + Trong cốc (1) sau khi khuấy tan hết, toàn bộ dung dịch nhuốm màu tím + Trong cốc (2), những chỗ thuốc tím rơi xuống tạo thành các vết màu tím, sau đó các vết màu tím sẽ loang dần ra xung quanh Bài 9: công thức hoá học A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất. - Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có). - Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng. - Cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp chất. - Công thức hoá học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất. Kĩ năng - Nhận xét công thức hoá học, rút ra nhận xét về cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất. - Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại. - Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể. B. Trọng tâm - Cách viết công thức hóa học của một chất - ý nghĩa của công thức hóa học C. Hướng dẫn thực hiện - Từ một số công thức hóa học cụ thể giúp HS nhận xét: Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hoá học (đối với đơn chất) hoặc hai, ba... kí hiệu hoá học (đối với hợp chất), với các chỉ số ghi ở chân phía bên phải mỗi kí hiệu (khi chỉ số là 1 thì không ghi). Ví dụ, công thức hoá học của kim loại như Cu, Zn ..., của phi kim như O2, H2 ..., của hợp chất như Ax By Cz. - Hướng dẫn HS phân biệt chỉ số và hệ số khi viết công thức hóa học (chỉ số biểu diễn số nguyên tử đã liên kết với các nguyên tử khác, hệ số biểu diễn số nguyên tử hoặc số phân tử độc lập chưa liên kết) - Hướng dẫn HS viết công thức khi biết phân tử gồm những nguyên tố nào? số nguyên tử của mỗi nguyên tố (chỉ số)? số lượng phân tử độc lập đã viết (hệ số) và tính khối lượng của một phân tử ra đvC (phân tử khối) - Khi yêu cầu HS đọc lại những phần đã làm thì đó là ý nghĩa của công thức hóa học (nguyên tố nào? số nguyên tử riêng phần? phân tử khối) - Luyện tập: + Xác định công thức nào là của đơn chất? của hợp chất từ một số công thức hóa học cho trước. + Viết công thức hóa học của một số chất khi biết tên nguyên tố, số nguyên tử của mỗi nguyên tố + Nêu ý nghĩa của một số công thức hóa học cho trước Bài 10: hoá trị A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Hoá trị biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử của nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay với nhóm nguyên tử khác. - Quy ước: Hoá trị của H là I, hoá trị của O là II; Hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O. - Quy tắc hoá trị: Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì: a.x = b.y (a, b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A, B) (Quy tắc hóa trị đúng với cả khi A hay B là nhóm nguyên tử) Kĩ năng - Tìm được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể. - Lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoá học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất. B. Trọng tâm - Khái niệm hóa trị - Cách lập công thức hóa học của một chất dựa vào hóa trị C. Hướng dẫn thực hiện - Đưa ra các công thức HCl, H2O, NH3, CH4 và giúp HS nhận thấy số nguyên tử H trong các phân tử trên tăng dần từ 1 đến 4 ị khả năng kết hợp với H của các nguyên tử Cl, O, N và C khác nhau (khả năng đó được gọi là “hóa trị” ) Nếu quy ước hóa trị của H là đơn vị (I) thì hóa trị của Cl, O, N và C sẽ lần lượt là I, II, III, IV. Khi biết hóa trị của O bằng II thì có thể biết được hóa trị của các nguyên tố khác trong công thức Na2O, CaO, SO2, CrO3... Tương tự, biết hóa trị của Na bằng I thì có thể biết được hóa trị của các nhóm nguyên tử khác (PO4), (NO3) trong công thức Na3PO4, NaNO3... - Hoá trị của nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử), được xác định theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là hai đơn vị. - Từ một số công thức hóa học đã nêu, hướng dẫn cho HS thấy một quy luật về hóa trị trong các công thức đó ị Quy tắc hóa trị. Biết và vận dụng được quy tắc về hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố: “Tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia” quy tắc này đúng cả khi trong hợp chất có nhóm nguyên tử. - Luyện tập: + Xác định hóa trị của một số nguyên tố trong công thức hóa học cho trước + Lập công thức hóa học của một số chất từ hóa trị của các nguyên tố đã biết. Chương 2. phản ứng hoá học Bài 12: sự biến đổi chất A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác. - Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác. Kĩ năng - Quan sát được một số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. B. Trọng tâm - Khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. C. Hướng dẫn thực hiện - Từ sự quan sát một số hiện tượng trong tự nhiên hoặc quan sát các hình 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 SGK hoặc có thể quan sát các thí nghiệm cụ thể, giúp HS nhận xét sự khác nhau giữa các hiện tượng. Trên cơ sở sự khác nhau hướng dẫn cho HS thấy thế nào là hiện tượng vật lí? hiện tượng hóa học? và dấu hiệu để phân biệt hai loại hiện tượng trên. - Hiện tượng chất có biến đổi nhưng không tạo ra chất khác (vẫn giữ nguyên là chất ban đầu) được gọi là hiện tượng vật lí. - Hiện tượng chất biến đổi và có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hoá học. - Dùng hình ảnh hoặc các đoạn phim, thí nghiệm hoặc mô phỏng yêu cầu HS chỉ rõ đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học. - Luyện tập: + Chỉ rõ hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học trong một số hiện tượng nêu ra + Phân biệt giai đoạn nào là hiện tượng vật lí và giai đoạn nào là hiện tượng hóa học trong một chuỗi các giai đoạn nối tiếp nhau Bài 13: phản ứng hoá học A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. - Để xảy ra phản ứng hoá học, các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau, hoặc cần thêm nhiệt độ cao, áp suất cao hay chất xúc tác. - Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra, dựa vào một số dấu hiệu có chất mới tạo thành mà ta quan sát được như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa, khí thoát ra… Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình vẽ hoặc hình ảnh cụ thể, rút ra được nhận xét về phản ứng hoá học, điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra. - Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học. - Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành). B. Trọng tâm - Khái niệm về phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử) - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. C. Hướng dẫn thực hiện - Dựa vào thí nghiệm của bài trước (Fe + S và đường đ than) chỉ cho HS nhận xét về chất cũ, chất mới ị khái niệm về phản ứng hóa học - Dùng hình vẽ 2.5 SGK hoặc đoạn phim mô phỏng để HS thấy diễn biến của phản ứng hóa học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử - Phản ứng hoá học là một quá trình làm biến đổi chất này thành chất khác (Fe thành FeS). Bản chất của phản ứng là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. - Bằng một số thí nghiệm tương phản (có phản ứng và không có phản ứng xảy ra) để hướng dẫn HS rút ra điều kiện để có phản ứng xảy ra - Phản ứng hoá học chỉ xảy ra khi các chất phản ứng tiếp xúc với nhau (bột Fe và bột S), có trường hợp cần đun nóng (đường than) hoặc cần có chất xúc tác (là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên không biến đổi)(ancol axit axetic), hoặc cần có áp suất cao. - Tiến hành một số thí nghiệm: phản ứng tạo kết tủa, phản ứng tạo chất khí, phản ứng thay đổi màu sắc và phản ứng không xảy ra để hướng dẫn HS rút ra dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học. - Luyện tập: Dựa vào sự mô tả thí nghiệm hóa học hoặc các hiện tượng trong đời sống luyện tập về: + Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra + Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra Bài 14 (Bài thực hành 3): phản ứng hoá học và dấu hiệu của phản ứng hoá học A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: - Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước. - Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên. - Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học. - Viết tường trình hoá học. B. Trọng tâm - Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học - Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Hòa tan chất rắn trong ống nghiệm có nước + Lắc ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm + Thổi hơi thở vào chất lỏng trong ống nghiệm qua ống dẫn thủy tinh + Đưa tàn đóm lên miệng ống nghiệm - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Hòa tan và đun nóng kali pemanganat + ống nghiệm (1) chỉ xảy ra hiện tượng vật lí (KMnO4 tan hết trong nước thành dung dịch và vẫn giữ nguyên màu tím) + Tàn đóm sẽ bùng cháy khi đưa lên miệng ống nghiệm (2) do có oxi thoát ra từ KMnO4 bị nhiệt phân khi đun nóng (phản ứng xảy ra và đó là hiện tượng hóa học) + Đổ nước vào ống nghiệm (2) sau khi để nguội thì chất rắn không tan hết ị KMnO4 đã tham gia phản ứng hóa học biến đổi thành chất rắn khác, chất rắn này không tan trong nước và màu của dung dịch trong ống nghiệm (2) sau phản ứng hóa học không còn màu tím Thí nghiệm 2. Phản ứng của Canxi hiđroxit + ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì ị không có phản ứng hóa học xảy ra, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hiđroxit) thấy có vẩn đục ị có phản ứng hóa học xảy ra giữa CO2 trong hơi thở với dung dịch canxi hiđroxit. + ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì ị không có phản ứng hóa học xảy ra, ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong thấy có vẩn đục ị có phản ứng hóa học xảy ra giữa natri cacbonat với dung dịch canxi hiđroxit. Bài 15: định luật bảo toàn khối lượng A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Hiểu được: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hoá học. - Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể. - Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. B. Trọng tâm - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng - Vận dụng định luật trong tính toán. C. Hướng dẫn thực hiện - Dùng hình vẽ 2,7 SGK hoặc làm thí nghiệm, mô phỏng thí nghiệm giúp HS nhận thấy: khối lượng ban đầu (khi chưa đổ hai cốc vào nhau) bằng với khối lượng sau phản ứng (sau khi đổ hai cốc vào nhau). Chú ý để HS nhận biết đã có phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất kết tủa trắng ị nội dung định luật - Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học. - Dùng một số phản ứng hóa học đơn giản như: sắt + lưu huỳnh đ sắt sunfua Natri + oxi đ natri oxit Vôi sống + nước đ vôi tôi Đá vôi vôi sống + khí cacbonic v.v... yêu cầu HS xác định khối lượng một chất khi biết khối lượng hai chất còn lại - Luyện tập: + Vận dụng được định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng. Bài 16: phương trình hoá học A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Kiến thức Biết được: - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hoá học. - ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. Kĩ năng - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm. - Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể. B. Trọng tâm - Biết cách lập phương trình hóa học - Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập C. Hướng dẫn thực hiện - Từ một số phương trình chữ của phản ứng hóa học, cung cấp các công thức hóa học, yêu cầu HS lập sơ đồ của phản ứng. Trên mỗi sơ đồ, yêu cầu HS đếm số nguyên tử và nhận xét xem sơ đồ đã tuân theo định luật bảo toàn khối lượng chưa? sau đó yêu cầu HS thêm các hệ số để sơ đồ tuân theo

File đính kèm:

  • docchuan kien thuc ki nang hh 8.doc
Giáo án liên quan