Bài giảng Định luật bảo toàn khối lượng tiết 21 bài 15

1.Kiến thức

-Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hóa học.

-Vận dụng được định luật giải các bài tập hóa học.

2.Kĩ năng

-Kĩ năng phân tích, tổng hợp và tính toán.

-Kĩ năng viết phương trình chữ

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Định luật bảo toàn khối lượng tiết 21 bài 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Ngày soạn:05.06.2008 Tiết: 21 Ngày dạy: Bài 15 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG I./ MỤC TIÊU 1.Kiến thức -Hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hóa học. -Vận dụng được định luật giải các bài tập hóa học. 2.Kĩ năng -Kĩ năng phân tích, tổng hợp và tính toán. -Kĩ năng viết phương trình chữ. II./CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Hóa chất Dụng cụ Dung dịch BaCl2 Dung dịch Na2SO4 -Cân thăng bằng -2 cốc thuỷ tinh 2. Học sinh :Sọan bài theo các câu hỏi chuẩn bị bài. III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan IV./ TƠ CHỨC DẠY HỌC 1) Ổn định lớp. 2) Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Viết PT chữ cho các phản ứng: a) Than cháy thu được khí cacbonic b) Canxihiđroxit tác dụng với cacbonic tạo thành Canxicacbonat. Đáp án: a) Cacbon + Oxi g Cacbonic b) Canxihroxit + cacbonic g Canxicacbonat 3) Giới thiệu bài: Trong phản ứng hĩa học chỉ cĩ sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, khơng làm thay đổi số nguyên tửg tổng số nguyên tử trước và sau phản ứng khơng thay đổig Vậy tổng khối lượng của các chất trứơc và sau phản ứng cĩ bằng nhau khơng? 4) Các hoạt động dạy học: Hoạt dộng 1. Tìm hiểu nội dung đinh luật bảo tịa khối lựơng. -Giới thiệu 2 nhà hóa học Lômônôxôp (Nga) và Lavoadie (Pháp) -Làm thí nghiệm SGK/ 53 + Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên 1 đĩa cân + Đặt các quả cân lên đĩa cân còn lại. gYêu cầu HS quan sát, nhận xét. + Đổ cốc đựng dd BaCl2 vào cốc đựng dd Na2SO4.gYêu cầu HS quan sát và rút ra kết luận. +Kim lúc này ở vị trí nào ? -Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và các sản phẩm ? -Quan sát GV làm thí nghiệm, ghi nhớ hiện tượng. -Nhận xét: Kim cân ở vị trí thăng bằng. Kết luận: Có chất rắn màu trắng xuất hiện gCó phản ứng hóa học xảy ra. -Kim cân ở vị trí cân bằng. -Tổng khối lượng các chất tham gia bằng tổng khối lượng các sản phẩm. 1.Thí nghiệm SGK/ 53 -Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trong thí nghiệm trên, biết sản phẩm của phản ứng là: NatriClorua và BariSunfat. -Kí hiệu khối lượng của mỗi chất là: m, thì nội dung định luật được thể hiện bằng biểu thức nào ? -Giả sử , có phản ứng tổng quát giữa chất A và chất B tạo ra chất C và Chất D thì phương trình chữ và định luật được thể hiện như thế nào ? -Tại sao trong phản ứng hóa học chất thay đổi nhưng khối lượng các chất trước và sau phản ứng lại không thay đổi? -Hướng dẫn HS giải thích dựa vào hình 2.5 SGK/ 48. -Viết phương trình chữ: BariClorua + NatriSunfat g NatriClorua + BariSunfat. m BariClorua + m NatriSunfat = m NatriClorua + m BariSunfat -Phương trình chữ: A + B g C + D -Biểu thức: m A + mB = mC + mD +Trong phản ứng hóa học liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi. +Trong phản ứng hóa học số nguyên tử của mỗi nguyên tố được bảo toàn. †Kết luận: Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn. 2. Đinh luật Trong 1 phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. Tổng quát: -phương trình chữ: A + B g C + D -Biểu thức: m A + mB = mC + mD Hoạt động 2. Vận dụng -Dựa vào nội dung của định luật, ta sẽ tính được khối lượng của 1 chất còn lại nếu biết khối lượng của những chất kia. Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g P trong không khí, thu được 7,1 g Điphotphopentaoxit (P2O5). a.Viết phương trình chữ của phản ứng. b.Tính khối lượng của oxi đã phản ứng. Hướng dẫn: +Viết phương trình chữ +Viết biểu thức ĐL BTKL đối với phản ứng trên +Thay các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi. -Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Bài tập 2: Nung đá vôi ( CaCO3) người ta thu được 112 kg Canxioxit ( CaO) và 88 kg khí Cacbonic. a. Hãy viết phương trình chữ. b. Tính khối lượng của đá vôi cần dùng. -Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên sửa bài tập , các nhóm khác theo dõi, nhận xét. -Thảo luận theo nhóm để giải bài tập Bài tập 1: a.Phương trình chữ: b.Theo ĐL BTKL ta có: m photpho + m oxi = m điphotphopentaoxit ĩ3,1 + m oxi = 7,1 ĩ m oxi = 7,1 - 3,1 = 4 (g) Bài tập 2: a. Phương trình chữ: b.Theo ĐL BTKL ta có: m Canxicacbonat = m canxioxit + m khí cacbonic ĩm Canxicacbonat = 112 + 88 = 200 (kg) 5.Tổng kết a) Củng cố: HS đọc mục ghi nhớ Sgk(54) b) Chuẩn bị bài: (1) Các bước lập PTHH? (2) Ý nghĩa của PTHH? V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa tiet 21.doc