Bài giảng Hợp chất của cacbon

1) Mục đích – Yêu cầu − Trọng tâm :

° Học sinh biết cấu tạo phân tử của Cacbon monooxit và Cacbon dioxit , các tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và phương pháp điều chế hai oxit này.

° Học sinh biết tính chất hóa học của Axit Cacbonic và Muối Cacbonat.

2) Đồ dùng dạy học – Hóa chất và dụng cụ :

– Các thí nghiệm minh họa.

– Các hình ảnh thu thập về hợp chất của cacbon.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Hợp chất của cacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : . BÀI 16 – CB : HỢP CHẤT CỦA CACBON. Mục đích – Yêu cầu − Trọng tâm : ° Học sinh biết cấu tạo phân tử của Cacbon monooxit và Cacbon dioxit , các tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng và phương pháp điều chế hai oxit này. ° Học sinh biết tính chất hóa học của Axit Cacbonic và Muối Cacbonat. Đồ dùng dạy học – Hóa chất và dụng cụ : Các thí nghiệm minh họa. Các hình ảnh thu thập về hợp chất của cacbon. Tiến trình – Bài giảng : Phương pháp Nội dung A. CACBON MONOOXIT : I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ : · Cacbon monooxit − chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhe hơn KK, rất ít tan trong nước, hóa lỏng ở −191,5oC, hóa rắn ở −205,20C, rất bền với nhiệt, rất độc. II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC : 1) Cacbon monooxit là oxit không tạo muối (oxit trung tính) : − CO không tác dụng với nước, axit và dung dịch kiềm ở điều kiện thường. 2) Tính khử : CO là Chất khử mạnh : · CO cháy trong KK ® CO2, ngọn lửa màu lam nhạt, tỏa nhiệt. ® nhiên liệu khí. · Khử nhiều Oxit KL ® KL ở t0 cao : TD: III. ĐIỀU CHẾ : a) Trong phòng thí nghiệm : CO được điều chế : Đun nóng H2SO4 đặc + Axit Foocmic (HCOOH). . b) Trong công nghiệp : · Cho hơi nước qua than nung đỏ : . ® Hỗn hợp khí : Khí than ướt (~44%CO và CO2,H2, N2,…). · Thổi KK qua than nung đỏ trong các lò gas : C ® CO2 ® CO : . ® Hỗn hợp khí : Khí lò gas (khí than khô : 25% CO và N2, CO2, lượng nhỏ các khí khác). · Khí than khô, than ướt ® Nhiên liệu khí. B. CACBON ĐIOXIT : I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ : · CO2 − khí không màu, nặng 1,5 lần KK, tan ít trong nước. · Ở t0 thường, , CO2 hóa lỏng. Làm lạnh đột ngột −760C ® hóa rắn (nước đá khô ® chỉ thăng hoa, không nóng chảy ® tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm). II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: a) Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy ® chữa cháy. (Với KL tính khử mạnh (Al, Mg) có thể cháy trong CO2 ): . (® Không dùng khí CO2 chữa cháy Mg, Al.) b) CO2 là oxit axit, tác dụng : oxit bazơ, bazơ ® muối cacbonat. CO2 + H2O ® Axit cacbonic. . III. ĐIỀU CHẾ : a) Trong phòng thí nghiệm : − Cho HCl + Đá vôi : . b) Trong công nghiệp : − Đốt cháy hoàn toàn than, thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ, nung vôi, lên men rượu từ glucozơ. C. AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT : I. AXIT CACBONIC : · H2CO3 là Axit yếu và kém bền, chỉ tồn tại trong dd loãng, dể phân hủy thành CO2 và H2O. · Trong dd, phân li theo 2 nấc (ở 250C) chủ yếu là nấc 1, chỉ tạo thành 1 lượng rất nhỏ : . . · Axit H2CO3 tạo 2 loại muối: − Muối Cacbonat : TD: , , , … − Muối Hidrocacbonat : TD: , , , … II. MUỐI CACBONAT : 1. Tính chất : a) Tính tan : · Muối trung hòa của KLK (trừ LiCO3), Amoni, Hidrocacbonat (trừ NaHCO3 ít tan) ® dễ tan. · Các muối Cacbonat trung hòa của các KL khác không tan hoặc ít tan. b) Tác dụng với axit : · Giải phóng khí CO2. TD: c) Tác dụng với dung dịch kiềm : · Muối Hidrocacbonat dễ tác dụng dd kiềm: TD: d) Phản ứng nhiệt phân : · Muối Cacbonat KLK bền với nhiệt. · Muối Cacbonat trung hòa của KL khác, muối Hidrocacbonat ® bị nhiệt phân. TD: 2. Ứng dụng : · Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết : chất bột nhẹ, màu trắng ® chất độn trong caosu, 1 số ngành công nghiệp. · Natri cacbonat (Na2CO3) khan : gọi là Sôđa khan ® chất bột màu trắng, tan nhiều trong nước. Kết tinh trong dd, tách ra ở dạng tinh thể ® dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, … · Natri hidrocacbonat (NaHCO3) : tinh thể màu trắng, ít tan trong nước ® dùng trong công nghiệp thực phẩm, y học (thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit). CỦNG CỐ : ® Tính chất vật lí, hóa học, điều chế, ứng dụng của CO, CO2, H2CO3, Muối Cacbonat. BÀI TẬP : 1 ® 6 (Sách Giáo khoa − Trang 75) + Đề cương Hóa 11 .

File đính kèm:

  • docChuong3-Bai16(HopChatCuaCacbon).DOC
Giáo án liên quan