. Mục Tiêu:
1. về kiến thức:Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản :
+ Tính chất hóa học chung
+ Dãy điện hóa của kim loại
2. Kỹ năng: Vận dụng lý thuyết để giải thích những hiện tượng thực tế và giải các bài tập hóa học.
+ viết cấu hình e của nguyên tử kim loại.
62 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Luyện tập:tính chất của kim loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy 1 thaùng 1 naêm 2009 Tuaàn 19 - tieát Baøi 22
LUYỆN TẬP:TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
37
I. Mục Tiêu:
1. về kiến thức:Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản :
+ Tính chất hóa học chung
+ Dãy điện hóa của kim loại
2. Kỹ năng: Vận dụng lý thuyết để giải thích những hiện tượng thực tế và giải các bài tập hóa học.
+ viết cấu hình e của nguyên tử kim loại.
+ Nhận biết các mẫu kim loại, tách các mẫu kim loại ra khỏi nhau bằng các phương pháp hóa học.
+ Xác định nồng độ , lượng chất tham gia và tạo thành sau phản ứng, xác định nguyên tử khối của nguyên tử kim loại.
+ Bài tập trắc nghiệm.
II. Phương pháp: Đàm thoại – hoạt động nhóm.
III. Tiến trình lên lớp:
1 Kiểm tra bài cũ
(Kiểm tra trong khi ôn tập)
2..vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung Lưu Bảng
Hoạt động 1:
GV: Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị các nội dung cơ bản của chương, GV dùng câu hỏi kiểm sự chuẩn bị cũng như nắm kiến thức của học sinh về:
(?) Tính chất hoá học chung của kim loại. Nguyên nhân. Các phản ứng minh hoạ.
(?) Dãy điện hoá của kim loại. Ý nghĩa của dãy điện hoá?
Hoạt động 2:
Dựa vào dãy điện hóa của kim loại, cho biết trường hợp nào dưới đây có phản ứng: Ag+ + Al; Al3+ + Ag; Cu2+ + Al; Al3+ + Cu; Ag+ + Cu; Cu2+ + Ag. Hãy xác định cặp oxi hóa – khử đã dùng và sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử của kim loại, giảm tính oxi hóa của ion kim loại.
Hoạt động 3:
Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại đồng thu được dung dịch CuSO4và FeSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dung với kim loại Fe thu được FeSO4 và Cu.
a. Viết các PTPƯ phân tử và ion rút gọn.
b. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
c. So sánh tính oxi hoá khử của các ion kim loại trong các dd nói trên.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh giải bài tập sách giáo khoa.
A. Kiến thức cần nhớ.
1. Tính chất hoá học chung của kim loại.
Kim loại dễ nhường electron thể hiện tính khử:
M - ne = Mn+
Nguyên nhân:
- Nguyên tử kim loại có ít electron ở lớp ngoài cùng ( thường là 1,2,3 e).
- Bán kính nguyên tử kim loại tương đối lớn, năng lượng ion hoá nói chung là nhỏ.
Do đó, nguyên tử kim loại dễ nhường electron trong các phản ứng hoá học.
Tính khử của kim loại thể hiện khi:
- Tác dụng với phi kim.
- Tác dụng với axit.
- Tác dụng với dung dịch muối.
2. Dãy điện hoá của kim loại: là dãy các cặp oxi hoá khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của các ion kim loại và giảm dần tính khử của các nguyên tử kim loại.
Ý nghĩa của dãy điện hoá: cho biết chiều phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hoá khử: phản ứng xảy ra theo chiều chất oxi hoá mạnh oxi hoá chất khử mạnh hơn tạo thành chất oxi hoá yếu và chất khử yếu hơn.
B. Bài tập
Bài 1.
* Các phản ứng xảy ra:
3Ag+ + Al ® 3Ag + Al3+
3Cu2+ + 2Al ® 3Cu + 2Al3+
2Ag+ + Cu ® 2Ag + Cu2+
* Các cặp oxi hóa – khử đã dùng:
Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Al3+/Al
* Tính oxi hóa của ion kim loại giảm
Tính khử tăng
Bài 2:
Fe2(SO4)3 + Cu CuSO4 + 2FeSO4.
2Fe3+ + Cu Cu2+ + 2Fe2+
CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu.
Cu2+ + Fe Fe2+ + Cu.
Bài tập sách giáo khoa:
1.B, 2C, 3C, 6B
Giải nhanh:
nH2=1/2=0,5 mol ® nH+= 1 mol
m muối = mkim loại + mgốc axit= 20 + 35,5=55,5 gam.
9D.
7.D.Đặt M là nguyên tử khối trung bình của hai kim loại:
M + HCl ® MCl + H2
0,05 0,05 ® M = 0,5/0,05=10 gam/mol
M=9 (Be), Fe=56
8 B.
10. Cu + 2 AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2 Fe(NO3)3 ®2 Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2
Chất rắn A gồm Ag và Cu dư
Dd B chứa các dung dịch Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2
III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập :
Xem lại bài tập.
Chú ý: Dãy điện hóa, ăn mòn kim loại, điều chế kim loại.
Bài tập:
Hoà tan hoàn toàn 3g hợp kim Cu-Ag trong dung dịch HNO3 đặc người ta thu được 1,568 lit khí duy nhất là NO2(đktc)
Viết các PTPƯ xảy ra.
Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.
Ngaøy 3 thaùng 1 naêm 2009 Tuaàn 19.20 - tieát Baøi 23
LUYỆN TẬP:ĂN MÒN – ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
38,39
I. Mục Tiêu:
1. về kiển thức:
Củng cố:
- Nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại.
- Bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và các chống ăn mòn kim loại.
2. Về kĩ năng: Kĩ năng tính toán lượng kim loại điều chế được theo phương pháp hoặc các đại lượng có liên quan.
II. Phương Pháp: Đàm thoại – Hoạt động nhóm.
III. Tiến Trình Lên Lớp:
1. Kiểm tra trong quá trình ôn tập:
2. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung Lưu Bảng
Hoạt động 1:
(?) Điều chế kim loại: nguyên tắc, các phương pháp điều chế, phạm vi ứng dụng của các phương pháp?
(?) Sự ăn mòn điện hoá kim loại: định nghĩa, các điều kiện, cơ chế và bản chất của sự ăn mòn?
Hoạt động 2:
Bài 1:
Ngâm một lá sắt trong dd HCl, sắt bị ăn mòn chậm. Nếu thêm vài giọt dd CuSO4 nhận thấy sắt bị ăn mòn nhanh, bọt khí thoát ra nhiều hơn. Hãy giải thích hiện tượng quan sát được và viết các PTPƯ dạng ion rút gọn.
Hoạt động 3:
Bài 2:
Viết sơ đồ và phương trình điện phân các dung dịch sau ( dùng các điện cực trơ):
Dung dịch CuCl2.
Dung dịch Pb(NO3)2.
Dung dịch AgNO3
Hoạt động 4:
Bài 3:
Khi khử 7,1g Fe2O3 bằng CO trong lò nung, thu được 4,20g Fe kim loại. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 84,5% C. 42,2%
B. 57,8% D. 91,2%
Hoạt động 5:
Bài 4:
Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg vào 1 bình đựng 250 ml dung dịch CuSO4 rồi khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc. Sau phản ứng khối lượng kim loại có trong bình là 1,88g. Tính CM của dung dịch CuSO4 trước phản ứng?
Hoạt đông 6: Giải bài tập sách giáo khoa.
1. từ dung dịch AgNO3 điều chế Ag. Có 3 cách;
Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 2HNO3
2AgNO3 ®2Ag + 2NO2 + O2
Từ dd MgCl2 điều chế Mg chỉ có 1 cách cô cạn rồi đem điện phân nóng chảy MgCl2
MgCl2 ® Mg + Cl2
2. Khối lượng AgNO3 có trong 250ml dd là : (250.4)/100 = 10 (g)
Số mol của AgNO3 tham gia phản ứng là: (10.17)/(100.170) = 0,01 (mol)
Cu + 2 AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag
0,005 0,01 0,01
Khối lượng vật sau phản ứng: 10,76 gam
3. M2Oy + yH2 ® 2M + y H2O
nH2=0,4 ® số mol nguyên tử O là 0,4
Vậy mkim loại=23,2 – (0,4.16) =16,8 (g)
ĐA.C
4.B 5D
3. Ăn mòn điện hoá kim loại: là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.
- Các điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá:
+ Các điện cực phải khác chất nhau.
+ Các điện cực phải tiếp xúc với nhau.
+ Các điện cực tiếp xúc với cùng một dung dịch điện li.
- Cơ chế của sự ăn mòn điện hoá:
+ Ở cực âm: Kim loại bị oxi hoá thành ion dương( bị ăn mòn)
+ Ở cực đương: các ion H+ của dung dịch chất điện li bị khử thành hidro tự do.
- Bản chất của sự ăn mòn điện hoá: là một quá trình oxi hoá khử xảy ra trên bề mặt các điện cực.
4. Điều chế kim loại: khử ion kim loại thành kim loại tự do.
Phương pháp điều chế:
- Phương pháp thuỷ luyện ( điều chế các kim loại có tính khử yếu).
- Phương pháp nhiệt luyện ( điều chế các kim loại có tính khử đúng sau nhôm)
- Phương pháp điện phân:
+ Điện phân nóng chảy( điều chế các kim loại có tính khử mạnh).
+ Điện phân dung dịch ( điều chế các kim loại có tính khử trung bình và yếu).
Bài 1:
Fe bị ăn mòn chậm, bọt khí hidro không thoát ra nhiều là do các bọt khí hidro thoát ra đã bao bọckín lá Fe,cản trở sự tiếp xúc của các ion H+ với các nguyên tử Fe. Them vài giọt dung dịch CuSO4 ta thấy sắt bị ăn mòn nhanh hơn, bọt khí hidro thoát ra nhiều và Fe bị ăn mòn điện hoá: Fe khử Cu2+ thành Cu bám trên lá Fe. Như vậy, đã có đủ các điều kiện của ăn mòn điênh hoá. Cực âm là Fe, nó bị oxi hoá thành ion Fe2+. Cực dương là Cu, tại đây các ion H+ của dung dịch axitbij khử thành khí H2 bay ra nhiều hơn, Fe bị ăn mòn nhanh hơn.
- Phản ứng xảy ra ở cực âm(Fe):
Fe - 2e = Fe2+
- Phản ứng xảy ra ở cực dương (Cu):
2H+ + 2e = H2
Bài 2:
a. Điện phân dung dịch CuCl2:
Sơ đồ điện phân:
Cu2+, H2O Cl-, H2O
Cu2+ + 2e = Cu 2Cl- - 2e = Cl2
Phương trình điện phân:
CuCl2 Cu + Cl2↑
b.Điện phân dung dịch Pb(NO3)2:
Pb2+,H2O (H2O) NO3-, H2O
Pb2+ + 2e = Pb 2H2O - 4e = O2 + 4H+
Pb(NO3)2 + 2H2O Pb + O2 + 4HNO3
c. Điện phân dung dịch AgNO3
Ag+, H2O (H2 NO3-, H2O
Ag+ + e = Ag 2H2O - 4e = O2 + 4H+
4AgNO3 + 2H2O 4Ag + O2 + 4HNO3
Bài 3:
Theo lý thuyết
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
160g 2.56g
7,1g xg
® Đáp án: A
Bài 3:
Khối lượng kim loại tăng:
1,88-(1,12+1,24) = 0,52g
Mg là kim loại mạnh hơn Fe nên Mg phản ứng trước:
Mg + Cu2+ ® Mg2+ + Cu
24g Mg phản ứng, khối lượng tăng 40g
0,24g Mg phản ứng, khối lượng tăng 4,0g<0,52g
® Kim loại do Fe làm tăng 0,12g.
Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu
56g Fe phản ứng, khối lượng tăng 8g
xg Fe phản ứng, khối lượng tăng 0,12g
®
®
®
Củng cố & dặn dò:
BT: Có 3 dung dịch muối sau: NaCl, FeCl2, CuCl2. Trình bày phương pháp điều chế kim loại từ các dung dịch trên. Viết các PTPƯ đã dùng.
- Làm thêm một số bài tập ở SBT, chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Ngaøy 5 thaùng 1 naêm 2009 Tuaàn 20 - tieát Baøi 23
40
THỰC HÀNH TÍNH CHẤT, ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI.
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU
Theo chuẩn kiến thức và kỹ năng
II. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ HOÁ CHẤT CHO MỘT NHÓM THỰC HÀNH
1. Dụng cụ thí nghiệm
- Giá để ống nghiệm: 1
- Ống nghiệm: 6
- Kẹp ống nghiệm: 2
- Ống hút nhỏ giọt: 3
- Kẹp kim loại: 1
2. Hoá chất
- 2 mẩu vụn Al, 2 mẩu vụn Fe, 2 mẩu vụn Cu có kích thước tương đương.
- Dung dịch HCl loãng.
- 1 đinh sắt dài khoảng 4 cm.
- Dung dịch CuS04.
- Dung dịch H2S04 loãng.
- 1 viên Zn.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành
Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại
Lấy 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 3 ml dung dịch HCl loãng. Cho 3 mẫu kim loại có kích thước tương đương là Al, Fe, Cu vào 3 ống nghiệm.
Quan sát, so sánh lượng bọt khí hiđro thoát ra ở các ống nghiệm trên. Rút ra kết luận về mức độ hoạt động của các kim loại.
Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch
Đánh sạch gỉ một chiếc đinh sắt rồi thả vào dung dịch CuSO4. Sau khoảng 10 phút, quan sát màu của chiếc đinh sắt và màu của dung dịch. Rút ra kết luận và viết phương trình hoá học của phản ứng.
- Lấy 2 ống nghiệm sạch, rót dung dịch CuSO4 vào
+ Cho 1 đinh Fe vào 1 ống nghiệm (1).
+ 1 ống nghiệm (2) để so sánh màu của dung dịch sau phản ứng.
Thí nghiệm 3: Sự ăn mòn điện hoá
- Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm.
Quan sát tốc độ bọt khí thoát ra.
- Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào một trong 2 ống. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm. Rút ra kết luận và giải thích.
II. Viết tường trình
Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại
- Hướng dẫn HS cách cho các mẩu vụn Al, Fe, Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch HCl: nghiêng ống nghiệm khoảng 450 để cho các mẩu kim loại trượt từ từ dọc theo thành trong ống nghiệm.
- Tại sao phải dùng các mẩu kim loại có kích thước tương đương?
Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion của kim loại yếu trong dung dịch
- Tại sao phải đánh sạch gỉ ở đinh sắt?
- Hướng dẫn HS cách cho đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4:
+ Đế của đinh Fe hướng về phía đáy của ống nghiệm, đầu nhọn của đinh hướng lên phía miệng ống nghiệm.
+ Cho đinh trượt từ từ theo thành trong ống nghiệm đang nghiêng khoảng 450.
- Chỉ dùng lượng dung dịch CuSO4 ngập một nửa đinh.
- Quan sát và so sánh 2 phần đinh: ngập và không ngập trong dung dịch CuSO4.
- So sánh màu của 2 dung dịch ở 2 ống nghiệm (1) và (2).
Thí nghiệm 3: Sự ăn mòn điện hoá
- Cần khắc sâu kiến thức cho HS:
+ TN 1: Zn bị ăn mòn hóa học nên tốc độ ăn mòn chậm do đó bọt khí H2 thoát ra chậm.
+ TN 2: Zn bị ăn mòn điện hóa nên tốc độ ăn mòn nhanh do đó bọt khí H2 thoát ra nhanh.
® Ăn mòn điện hóa là kiểu ăn mòn nghiêm trọng nhất trong tự nhiên.
IV. NỘI DUNG TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
* Mẫu bài tường trình thí nghiệm:
BÀI TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Môn Hóa - Lớp 12CB
Lớp:...
Nhóm:...
1) 2)
3) 4)
Điểm
Lời phê của giáo viên
STT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng (thực tế)quan sát được
Giải thích hiện tượng
Viết PTHH của các phản ứng
Ngaøy 20 thaùng 1 naêm 2009 Tuaàn 21 - tieát Baøi 25
KIM LOAÏI KIEÀM – HÔÏP CHAÁT QUAN TROÏNG CUÛA KIM LOAÏI KIEÀM
41,42
I. Mục Tiêu:
1. Về Kiến Thức:
HS biết:
- Vị trí, cấu tạo của nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm.
- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.
- Nguyên tắc và phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm.
HS hiểu:
- Nguyên nhân của tính khử rất mạnh của kim loại kiềm.
2. Kĩ Năng:
- Làm một số thí nghiệm đơn giản về kim loại kiềm.
- Giải các bài tập về kim loại kiềm.
II. Chuẩn Bị:
- Bảng TH, Bảng phụ ghi một số hằng số vật lí của kim loại kiềm.
- Dụng cụ, hóa chất: Natri kim loại, lọ đựng NaOH rắn, cốc thủy tinh, nước, dao, muối sắt.
III. Phương Pháp: Thuyết trình, đàm thoại gợi mở kết hợp thí nghiệm.
IV. Tiến Trình Lên Lớp:
Vào bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội Dung Lưu Bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của kim loại kiềm.
Nhóm IA gồm những nguyên tố nào? Cấu hình
electron của các nguyên tố nhóm IA?
¨ Rút ra kết luận về một số tính chất đặc trưng?
Tính chất
Đặc điểm chung
QLBĐ từ Li® Cs
Số e lớp ngoài cùng
1e( ns1)
BKNT
Lớn
Tăng dần
Khả năng mất e
Dễ mất e
Tăng dần
Kiểu mạng tinh thể
Lập phương tâm khối
Số oxi hoá trong hợp chất
+1
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của kim loại kiềm.
¨ Làm các thí nghiệm :
+ Cắt Na bằng dao
+ Na nổi trên mặt nước
HS:Nhận xét, rút ra kết luận, giải thích ngắn gọn
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của kim loại kiềm.
¨ Từ cấu tạo của kim loại kiềm hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của kim loại kiềm?
¢Tính khử mạnh
¨ KLK tác dụng với những chất nào?
¢ Viết PTPU với halogen, oxi. Tính số oxi hóa của các nguyên tố
¨ Đưa thêm thông tin về màu của ngọn lửa khi đốt các KLK
Li - Đỏ tía ; Na – Vàng ; K – Tím ; Rb - Tím hồng ; Cs - Xanh da trời
¨ Dự đoán khả năng phản ứng của các KLK với axit? giải thích?
¢ Phản ứng mạnh, vì các KLK có tính khử mạnh.
¢ Viết phương trình ion tổng quát và PTPƯ làm VD
¨ Làm thí nghiệm:
+ Cho Na + H2O
+ Cho phenolphtalein vào dd sau phản ứng
Nhận xét về khả năng phản ứng của KLK với H2O và giải thích hiện tượng?
¢ Khả năng phản ứng của KLK với H2O mạnh.
Viết PTTQ và cho VD?
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế.
¨ Từ cấu tạo và tính chất hóa họcCho biết những ứng
¨ Phương pháp chung để điều chế KLK? vì sao phải chọn phương pháp đó?
¢ Phương pháp điện phân nóng chảy vì các KLK rất mạnh, không thể dùng các chất khử thông thường để khử được các ion KLK thành KL
¨ Viết PTĐP nóng chảy
Xác định sản phẩm sinh ra ở các điện cực?.
Hoạt động 5: Củng cố tiết 1
Làm bài tập 1,2,3 trong SGK
Chuẩn bị phần còn lại
Hoạt động 6:
¨ Cho HS quan sát ống nghiệm đựng NaOH rắn, thử tính tan.
Cho biết một số TCVL của NaOH?
Dựa vào TCHH của bazơ tan, dự đoán TCHH của NaOH?
¨ Tuỳ tỉ lệ mol giữa NaOH và CO2 có thể tạo muối trung hoà hoặc muối axit.
Đọc SGK và tóm tắt ứng dụng của NaOH.
NaOH có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành CN chế biến dầu mỏ, luyện nhôm, xà phòng, dệt...
Hoạt động 7:
Nêu đặc điểm của muối NaHCO3.
¢ Là muối axit, muối của axit yếu và bazơ mạnh.
Dựa vào đặc điểm của muối NaHCO3, hãy dự đoán tính chất của muối NaHCO3.
¢ NaHCO3 có phản ứng với với axit mạnh hơn; p/ứ với kiềm, thuỷ phân trong nước cho môi trường kiềm. Theo quan điểm của Brostet, NaHCO3 có t/c lưỡng tính.
¨ HS quan sát TN: thử tính tan của NaHCO3, dùng giấy quỳ tím thử môI trường dd, cho NaHCO3 t/d lần lượt với dd HCl, NaOH.
Hãy kết luận về về TCHH của NaHCO3.
¢ Các muối MHCO3 (M là kim loại kiềm) có t/c tương tự NaHCO3.
¨ Đọc SGK và nêu ứng dụng của NaHCO3 -VD.
Làm thuốc chữa đau dạ dày, bột nở, nước giải khát...
Hoạt động 8:
¨ Nêu đặc điểm của muối Na2CO3.
Là muối của axit yếu và bazơ mạnh.
¨ Dựa vào đặc điểm của muối Na2CO3, hãy dự đoán tính chất của muối Na2CO3.
· Na2CO3 có phản ứng với với axit mạnh hơn; thuỷ phân trong nước cho môi trường kiềm. Theo Brostet, Na2CO3 có tính bazơ.
· HS quan sát TN: thử tính tan của Na2CO3, dùng giấy quỳ tím thử môi trường dd, cho Na2CO3 t/d với dd HCl.
¨ Hãy kết luận về về TCHH của NaHCO3.
· Các muối M2CO3 (M là kim loại kiềm) có t/c tương tự Na2CO3.
¨ Đọc SGK và nêu ứng dụng của Na2CO3 –VD
Là nguyên liệu trong SX thuỷ tinh, xà phòng, giấy, dệt và đ/c nhiều muối khác; có trong thành phần chất tẩy rửa trong gia đình.
Hoạt động 9:
¨ Dựa vào SGK cho biết những đặc điểm về tính chất và ứng dụng của KNO3.
¨ HS viết các phương trình phản ứng.
A- Kim Loại kiềm:
1/ Vị trí của KLK trong BTH:
- Thuộc nhóm IA
- Gồm: Li, Na, K, Rb, Cs, Fr*
II-TCVL:
Tính chất
Đặc điểm chung
QLBĐ từ Li® Cs
tos
Thấp
Giảm dần
KLR
Nhỏ
Tăng dần (trừ K)
Độ cứng
Nhỏ
Giảm dần (trừ K)
III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
Tính khử mạnh: M ® M+ + 1e
1/ Tác dụng với PK: O2, S, X2, H2,…
VD:
(khí oxi khô)
(Kalipeoxit)
K + O2 ® KO2( Kalisupeoxit)
Na + Cl2 ® NaCl
2/ Tác dụng với axit: Phản ứng gây nổ( nguy hiểm)
Vd: 2Li + 2 HCl ® 2LiCl + H2
2Li + 2H+ ® 2Li + + H2
TQ: 2M + 2H+ ® 2M + + H2
3/ Tác dụng với nước:
Vd: 2Na + 2H2O ® 2 NaOH + H2
2K + 2H2O ® 2KOH + H2
TQ: 2 M + 2 H2O ® 2 MOH + H2
IV- ỨNG DỤNG, TTTN VÀ ĐIỀU CHẾ:
1/ Ứng dụng:
- Chế tạo hợp kim có tonc thấp ® thiết bị báo cháy
- K, Na: Chất trao đổi nhiệt trong vài lò phản ứng hạt nhân
- Cs: Chế tạo tế bào quang điện
- Điều chế KL hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện
- Dùng trong tổng hợp hữu cơ
2/Trạng thái tự nhiên:
Tồn tại dạng hợp chất, trong nước biển, dạng silicat, aluminat.
3/ Điều chế KLK :
Phương pháp: Điện phân nóng chảy muối halogenua của KLK
Vd: 2 NaCl 2Na + Cl2
B- Một Số Hợp Chất của Kim Loại kiềm:
I. Natri hiđroxit
1. Tính chất
· NaOH là chất rắn, màu trắng, hút nước mạnh, dễ nóng chảy, tan nhiều trong nước, là chất điện li mạnh:
NaOH ® Na+ + OH-
· NaOH là một kiềm mạnh, có t/c chung của bazơ tan:
-T/d với oxit axit, axit tạo muối trung hoà hoặc muối axit: OH- + H+ ® H2O
2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O
2OH- + CO2 ®CO32- + H2O
NaOH + CO2 ® NaHCO3
OH- + CO2 ®HCO3-
- T/d với dd muối tạo ra bazơ không tan:
3 OH- + Fe3+ ® Fe(OH)3 ¯
2. Ứng dụng (SGK)
II. Natri hiđrocacbonat
1.Tính chất
· ít tan trong nước. Trong dd, phân li hoàn toàn thành ion:
NaHCO3 ® Na+ + HCO3-
· Dễ bị nhiệt phân huỷ :
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
· Tính chất lưỡng tính
- T/d với nhiều axit:
HCO3-+H+ ®H2O+CO2.
HCO3- nhận proton, nó có t/c của bazơ.
- T/d với dd bazơ:
HCO3-+ OH- ® CO32-+H2O
HCO3- nhường proton, nó có t/c của axit.
2. Ứng dụng SGK
III. Natri cacbonat
1.Tính chất
· Tan nhiều trong nước. Trong dd, phân li hoàn toàn thành ion: Na2CO3 ® 2Na+ + CO32-
· Bền với nhiệt.
· Tính bazơ:
-T/d với nhiều axit:
CO32-+ 2H+ ®H2O+CO2.
CO32- nhận proton, nó có t/c của bazơ.
- Thuỷ phân cho môi trường kiềm:
CO32-+ HOH Û HCO3 - + OH-
(tính bazơ của dd Na2CO3 manh hơn NaHCO3).
2. Ứng dụng SGK
IV. Kali nitrat:
1. Tính chất:
Không màu, bền, tan trong nước nóng chảy ở 3330C
2KNO3 2KNO2 + O2
2. Ứng dụng:
Chế thuốc súng:
2KNO3 + S + 3C N2 + 3CO2 + K2S
Củng cố: Hs làm bài tập 6,7 trang 111-SGK
Dặn dò: Làm các bài tập trong SGK, SBT hóa học 12
Chuẩn bị bài tiếp theo bài 26: Kim loại kiềm thổ - các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Ngaøy 21 thaùng 1 naêm 2009 Tuaàn 22 - tieát Baøi 26
KIM LOAÏI KIEÀM THOÅ – HÔÏP CHAÁT QUAN TROÏNG CUÛA KIM LOAÏI KIEÀM THOÅ
43,44,45
I. Mục Tiêu:
1. Về kiến thức:
Hs biết:
- Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của kim loại kiềm thổ.
- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
- Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm thổ.
- Nước cứng là gì? Nguyên tắc và phương pháp làm mềm nước cứng.
HS hiểu: Nguyên nhân tính khử mạnh của kim loại kiềm thổ.
2. Kĩ năng:
-Từ cấu tạo suy ra tính chất, từ tính chất suy ra ứng dụng và điều chế.
- Giải bài tập về kim loại kiềm thổ.
II. Chuẩn Bị:
Bảng hệ thống tuần hoàn, Hằng số vật lý của một số kim loại kiềm thổ.
III. Phương Pháp:
Thuyết trình kết hợp Đàm thoại gợi mở & TN
IV. Tiến trình lên lớp:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
KLK thổ thuộc nhóm nào trong BTH? Bao gồm những nguyên tố nào?
Hoạt động 2:
GV: Hãy quan sát vào bảng số liệu
Cho biết tonc, tos, nhận xét ?
So sánh độ cứng của KLK với KL nhóm IIA ?
Do những yếu tố nào mà kim loại nhóm IIA có độ cứng thấp, tonc, tos thấp?
- Các kim loại này có kiểu mạng giống nhau hay không ? à tonc, tos có biến đổi theo quy luật ?
Hoạt động 3:
Hãy nhắc lại sự biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, so sánh với kim loại kiềm à tính chẩt đặc trưng là gì ? so sánh tính chất với KLK ?
¨ Ở nhiệt độ thường Be, Mg pư chậm với O2 , khi đốt nóng KLK thổ đều bốc cháy trong không khí.
¨ Làm TN: Mg cháy trong kk, đưa dây magie đang cháy vào cốc nước.
¢ Viết pư của KLK thổ với O2,Cl2...
KLKT có khử được ion H+ trong dung dịch axit? Giải thích?
¨ Làm TN: Mg + dd HCl
¢ Viết pư, xác định số oxh
HS hoàn thành phương trình hóa học
Hãy nghiên cứu sgk và cho biết khả năng pư của KLKT với H2O?
HS Viết ptpư của kim loại Ba, ca với H2O tạo ra dung dịch bazơ.
Củng cố tiết 1:
HS làm các bài tập 1, 4 trang 118,119 SGK
Hoạt động 1 Canxi hiđroxit Ca(OH)2
¨ Yêu cầu hs dự đóan những t/c HH có thể có của Ca(OH)2 ( Ktiến thức củ td : chỉ thị màu ,HCl , CO2 ,CuCl2…..) ¾® sàn phẩm ?
¨ Thực hiện một số TN kiểm tra tính chất hoá học của Ca(OH)2 : thổi hơi thở chứa CO2 vào dd Ca(OH)2,+ CuCl2.Quan sát hiện tượng, gt và rút ra NX.
¢ lúc đầu có vẩn đục, vẩn đục tăng nhưng nếu tiếp tục thổi thì vẩn đục tan tạo thành dd không màu. Viết các PTHH phân tử và ion thu gọn.
¨ Hs có thể tự nêu vd và viết PTHH thể hiện t/c HH của Ca(OH)2
UD : thông tin SGK
Hoạt động 2 Canxi cacbonat , CaCO3 :
¨ HS dự đoán tính chất của CaCO3.
¨ Quan sát TN CaCO3 tác dụng với HCl, HCOOH. Thổi khí CO2 vào nước vôi trong cho đến khi có kết tủa, tiếp tục thổi đến khi kết tủa tan và đun nóng thì lại vẩn đục trở lại. Gt các hiện tượng trong TN, trong thực tế (tạo thành thạch nhũ trong hang động, cặn ở đáy ấm đun nước)... và viết PTHH.
Chú ý : hs viết đúng và hiểu đúng cho 2 quá trình trên xảy ra trong tự nhiên
Hoạt động 3 : Canxi sunfat CaSO4
¨ Trong tự nhiên, canxi sunfat còn có tên thông thường nào ? Cho biết trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước của nó.
¨ Có mấy loại thạch cao, thành phần hoá học của mỗi loại như thế nào ? cách điều chế ?
¨ Hãy kể một số ứng dụng của canxi sunfat trong đời sống và sản xuất.
Củng cố tiết 2:
Bài tập 2,3 SGK trang 119
Hoạt động 1: khái niệm nước cứng.
¨ Những mẫu nước mà chúng ta lấy ở ao hồ, nước ngầm thường là nước cứng và khi đun hay thấy có lớp cặn bám lên đáy bình . Vậy các em có biết nước cứng là gì? Có những loại nước cứng nào? Và giải thích tại sao có hiện tượng trên?
¢ HS thảo luận dựa vào các thông tin sgk để trả lời.
Hãy cho biết nước cứng có những tác hại nào? Để tránh các tác hại trên thì cần làm gì?
¢ HS trả lời dựa vào thông tin sgk
Có những phương pháp làm mềm nước cứng nào? Viết các phương trình phản ứng minh họa?
* Có thể sử dụng mẫu nước để làm các thí nghiệm minh họa.
¨ Giới thiệu với HS phương pháp trao đổi ion.
** GV kết luận chung những vấn đề quan trọng để học sinh nắm và ghi vào vở.
¨ Từ các phương pháp làm mềm nước cứng các em có thể cho biết các nhận biết ion Ca2+, Mg2+; củng như cách nhận dạng nước cứng.
Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa?
** GV kết luận chung những vấn đề quan trọng để học sinh nắm và ghi vào vở.
A. Kim loại kiềm thổ:
I. Vị trí của kim loại kiềm thổ (KLKT) trong bảng tuần hoàn:
- Thuộc nhóm IIA , gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba và Ra(px).
- Trong mỗi chu kì đứng sau KLK.
.
II. Tính chất vật lí:
Tonc và tos tương đối thấp (trừ Be)
Khối lượng riệng tương đối nhỏ.
Độ cứng nhỏ.
Kiểu mạng tinh thể: không giống nhau.
III. Tính chất hoá học:
* KLK thổ có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn KLK. Tính khử tăng dần từ Be à Ba.
1. Tác dụng với phi kim:
t0
Khi đốt nóng, KLK thổ pư với oxi(cháy).
t0
VD: 2Mg + O2 2MgO
TQ: 2M + O2 2MO
Tác dụng với halogen:
VD: Ca + Cl2 CaCl2
2. Tác dụng với axit:
a. Với axit HCl, H2SO4 loãng.
KLK thổ khử được ion H+ (trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng) thành H2 vì EoM2+/M < EoH+/H2.
VD: Ca + 2HClà CaCl2 + H2
TQ: M + 2H+ à M2+ + H2
b. Với axit HNO3, H2SO4 đặc.
4 + 10
4 (NO3)2 + H4NO3 +3 H2O
3. Tác dụng với nước:
Ca,Sr,Ba pư ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ.
VD: Ca + 2 H2O ® Ca(OH)2 +H2
t0
Mg: pứ chậm ở nhiệt độ thường tạo ra Mg(OH)2 , tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo MgO.
Mg + 2H2O MgO + H2
Be không pư dù ở bất cứ nhiệt độ nào.
B. Một số hợp chất quan trọn
File đính kèm:
- Giao an 12 CB day du.doc