Bài giảng Mở đầu môn hóa học bài I tiết I tuần 01

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.1) Kiến thức:

- Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chất

- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

1.2) Kĩ năng :

Học sinh làm quen ngay với phương pháp học tập mới, tập luyện cho hs có thói quen làm thí nghiệm hóa học, nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới, thông qua hoạt động- đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển tư duy độc lập, sáng tạo.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Mở đầu môn hóa học bài I tiết I tuần 01, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Bài 1 - Tiết 1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC Tuần 1 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.1) Kiến thức: - Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chất - Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 1.2) Kĩ năng : Học sinh làm quen ngay với phương pháp học tập mới, tập luyện cho hs có thói quen làm thí nghiệm hóa học, nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới, thông qua hoạt động- đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển tư duy độc lập, sáng tạo. - Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa? + Khi học tập môn hóa học cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ. + Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học. 1. 3) Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức tự học, lòng yêu thích bộ môn, ham thích đọc sách, nghiêm túc ghi chép các hiện tượng quan sát được và tự rút ra các kết luận. Giáo dục hướng nghiệp cho hs. 2. TRỌNG TÂM: - Hóa học là gì? - Phương pháp học tốt môn hóa học. 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên: Hóa chất: Dd CuSO4, NaOH, HCl, Zn hoặc Fe( cột chỉ). Dụng cụ: ống nghiệm (2), ống nhỏ giọt (3), kẹp gỗ, giá, khay. 3.2. Học sinh: Xem nội dung bài. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện 8A1 - 8A2 - 4.2. Kiểm tra miệng: 4.3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Vào bài Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để học tốt môn hóa học? Chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động 2: Hóa học là gì? ¶GV hướng dẫn và biểu diễn thí nghiệm. TN1: Cho 1ml dd CuSO4 vào ống nghiệm, sau đó nhỏ từ từ 1ml dd NaOH. TN2: Cho 1ml dd HCl vào ống nghiệm, sau đó thả từ từ đinh sắt( viên kẽm) vào. J-Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra ở TN1. TN2. Nhận xét rút ra kết luận. J- Báo cáo kết quả, bổ sung. † Kết luận chung ( SGK) Hoạt động 3: Hóa học có vai trò thế nào trong cuộc sống? ¶- GV dán phiếu học tập số 1 lên bảng. J- Đọc thông tin mục II-SGK tr 4 trả lời phiếu học tập số 1. Nội dung phiếu: 1-Tên 2 đồ dùng trong nhà: - được làm bằng nhôm là:................... - được làm bằng sắt là........................ - được làm bằng đồng là.................... - được làm bằng chất dẻo là.............. 2- Tên 2 sản phẩm hóa học sử dụng trong công nghiệp và nông nghiệp là ............... 3- Tên 2 đồ dùng học tập làm từ sản phẩm hóa học là .............. 4- Tên 2 chất làm ô nhiễm môi trường là ...................... J- Hoạt động nhóm, điền kết quả vào phiếu. Báo cáo kết quả, bổ sung. ?- Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? † Kết luận chung (SGK) Hiện nay hóa học có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế quốc dân, nó có mặt trong hầu hết các ngành sản xuất – KHCN. Rất nhiều ngành nghề có liên quan đến hóa học như: công nghiệp, nông nghiệp, y tế, xây dựng,… Vì vậy, ngay từ trên ghế nhà trường các em cần có trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về hóa học để làm hành trang trước khi tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm cho đất nước. Hoạt động 4: Cần phải làm gì để học tốt môn hóa học? ?- Theo em, khi học môn hóa học cần thực hiện hoạt động nào? J- Thu thập tìm kiếm kiến thức,xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ. ?- Để học tốt môn hóa cần có phương pháp nào? J- Có 4 phương pháp. GV thuyết minh cụ thể, kèm theo một số chi tiết minh họa. I- Hóa học là gì? Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chất. II- Hóa học có vai trò thế nào trong cuộc sống? Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. III- Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học? 1- Khi học tập môn hóa học cần thực hiện các hoạt động: Thu thập tìm kiếm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ. 2- Phương pháp học tốt môn hóa học: - Biết làm thí nghiệm hóa học, biết quan sát xung quanh. - Có hứng thú và say mê, chủ động rèn luyện tư duy, suy luận sáng tạo. - Ghi nhớ chọn lọc. - Đọc nhiều sách và biết cách đọc. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: GV dán phiếu học tập số 2 lên bảng. Dùng từ, cụm từ trong khung điền vào chỗ trống sao cho được các kết luận đúng. Các chất, rất quan trọng, xử lý thông tin, sự biến đổi, nắm vững, tự thu thập kiến thức, vận dụng, khả năng vận dụng, ghi nhớ, ứng dụng. 1- Hóa học là khoa học nghiên cứu....................,..........................và .................. của chúng. 2- Hóa học có vai trò .................... trong cuộc sống. 3- Khi học tập môn hóa cần thực hiện hoạt động sau:........................,......................., ............... và ......................... 4- Học tốt môn hóa học là ................... và có ................................ kiến thức đã học. J- Gọi hs lần lượt lên bảng. Nhận xét và bổ sung. J- Đọc ghi nhớ SGK( 2hs) 4.5. Hướng dẫn hs tự học: * Đối với bài học ở tiết học này: - Xem lại bài học- Hình thành cho bản thân phương pháp học tập môn hóa. * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài " Chất". - Đọc thông tin tìm hiểu khái quát về chương 1: Chất – nguyên tử - phân tử. + Tìm hiểu chất có ở đâu? + Chú ý thao tác thí nghiệm xác định tính chất của chất. + Lợi ích của việc biết được tính chất của chất. 5. RÚT KINH NGHIỆM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ....... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .......... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • doctiet.doc
Giáo án liên quan