Bài giảng mở đầu môn hóa học tiết 2 bài 1

1. Kiến thức:

-HS biết được hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

 2.Kĩ năng:

 Bước đầu HS biết rằng hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta

 3.Thái độ:

Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học, trước hết phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng mở đầu môn hóa học tiết 2 bài 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC Bài 1- Tiết 1 Tuần dạy: 1 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -HS biết được hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. 2.Kĩ năng: Bước đầu HS biết rằng hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta 3.Thái độ: Bước đầu HS biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học, trước hết phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận sáng tạo. II.Trọng tâm -Vai trò của hoá học trong đời sống III. Chuẩn bị : - GV: Dụng cụ: Giá ống nghiệm; 3 ống nghiệm; kẹp; thìa lấy hóa chất rắn; ống hút. Hóa chất: dd CuSO4; dd NaOH; dd HCl: đinh sắt( Zn) - HS: Xem trước bài ở nhà IV. Tiến trình: Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài: Hóa học là gì ? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học? Hoạt động Thầy, Trò Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Tìm hiểu hóa học là gì? -Gv gọi hs đọc thí nghiệm SGK Các em hãy làm TN và nhận xét hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm ( TN ) + HS: Các nhóm tiến hành từng thí nghiệm theo hướng dẫn của GV - GV: lấy hóa chất, dụng cụ hướng dẫn HS từng bước, hướng dẫn HS quan sát - Thí nghiệm 1:Cho1 ml dd CuSO4 có màu xanh vào ống nghiệm thứ 1, rồi cho thêm 1ml dd NaOH. + Dung dịch trong suốt màu xanh của CuSO4 và dd không màu của NaOH biến đổi thành chất không tan trong nước. - Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm thứ 2 1ml dd HCl và 1 viên kẽm. + Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng,Zn tan dần ra. - GV: từ TN các em hãy sơ bộ nhận xét hóa học là gì? HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi GV: gọi HS đọc nhận xét sgk. Hoạt động 2:Tìm hiểu về vai trò của hóa học GV gọi 1 HS đọc phần trả lời các câu hỏi sgk trang 4, sau đó phân nhóm trả lời HS: câu a nhóm 1;2 b nhóm 3; 4 c nhóm 5; 6 GV: yêu cầu các nhóm bổ sung ý kiến HS: đọc phần nhận xét 2/II sgk trang 4 GV: Qua các nhận xét trên có kết luận gì về vai trò của hóa học trong cuộc sống của chúng ta? HS: trả lời -Gv chốt lại kết luận Hoạt động 3: GV: để học tốt môn hóa học, các em cần phải thực hiện những công việc nào? HS nhóm thảo luận trả lời GV: yêu cầu HS đọc phần III trang 5 sgk I. Hóa học là gì? 1. Thí nghiệm: 2. Quan sát: 3. Nhận xét: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng II. Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Trả lời câu hỏi Nhận xét câu hỏi Kết luận: Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học? 1. Khi học tập môn hóa học các em cần phải chú ý thực hiện hoạt động sau: Tự thu thập tài liệu, tìm kiếm kiến thức Xử lý thông tin Vận dụng và ghi nhớ 2. Phương pháp học tập môn hóa học thế nào là tốt? Học tốt môn hóa học là nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng các kiến thức đã học 4. Câu hỏi, bài tập củng cố - Hóa học là gì? - Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? - Học tốt môn hóa học cần phải có phương pháp học tập như thế nào? 5. Hướng dẫn HS tự học: *Tiết học hôm nay - Học bài *Tiết học tới - Xem bài “chất” Tìm hiểu:-Chất có ở đâu; -Tính chất của chất. V. Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chương I CHẤT- NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ MỤC TIÊU CHƯƠNG Kiến thức: Cho HS biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử, phân tử khối, hóa trị. Kĩ năng:Tập cho HS biết cách nhận ra tính chất của chất và tính riêng chất; Biết biểu diễn nguyên tố bằng ký hiệu hóa học và biểu diễn chất bằng 82 CTHH, biết cách lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị; biết cách tính PTK Thái độ:Bước đầu tạo cho HS có hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy hóa học;năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất. Bài 2-CHẤT Tiết 2 Tuần dạy:1 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hs biết được chất cĩ trong các vật thể xung quanh ta và một số tính chất của chất. 2. Kĩ năng: -Quan sat thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất… rút ra nhận xét vế tính chất của chất -Phân biệt chất và vật thể 3. Thái độ: -Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm thí nghiệm II.Trọng tâm - Tính chất của chất. III.Chuẩn bị. - GV: Bảng phụ ghi bài tập -HS:Xem bài trước ở nhà, IV.Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng @Câu hỏi: -Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? ( 5đ) - Để học tốt môn hóa học em phải làm gì? Cho biết tên bài hôm nay học , chất có ở đâu( 5đ ) @ Đáp án: - Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. - Để học tốt môn há học cần phải: + Biết làm TN, quan sát hiện tượng TN + Có hứng thú say mê, chủ động chú y rèn luyện,phương pháp tư duy óc sáng tạo. - Tên bài “ Chất” chất có trong vật thể 3. Bài mới: -Gv giới thiệu bài như sgk Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: ? Em hãy kể tên 1 số vật thể đã phục vụ việc học tập của chúng ta? ->Hs: viết, sách , tập. Giày... GV bổ sung: người, động vật, cây cỏ, khí quyển,…là vật thể tự nhiên ?Vật thể được chia làm mấy loai? GV: dùng bảng ghi sẵn và thông tin cho HS, yêu cầu HS điền: ?Em hãy chỉ ra đâu là VTTN và VTNT Tênvậthể VTTN VTNT Chất bàn ấm bình hoa cây Tiền Vậy chất có ở đâu? -Gọi Hs kết luận HS làm BT 3/11 sgk Hoạt động 2: GV: hiện nay người ta đã biết được khoảng 3 triệu chất khác nhau, nhưng vẫn còn đang tiếp tục phát hiện và điều chế thêm. Muốn tìm ra chất mới phải nghiên cứu về tính chất của chất để phân biệt chất này với chất khác. Vậy làm thế nào để biết được tính chất của chất? Người ta thường dùng các cách sau: Quan sát Dùng dụng cụ đo Làm thí nghiệm GV: Quan sát chất lưu huỳnh, nhôm, nêu một số tính chất bên ngoài biết được cả hai chất này HS quan sát thảo luận, 2 HS ở 2 nhóm lên bảng ghi GV: làm thế nào để ta biết được nhiệt độ sôi của một chất ? ( Gv dùng tranh vẽ hình 1,2 sgk ) HS: nhóm quan sát và trả lời. Đọc sgk dùng dụng cụ đo GV: còn có một số tính chất muốn biết ( tính tan trong nước, tính dẫn điện…) ta phải làm TN HS nhóm thử tính dẫn điện của lưu huỳnh, nhôm trả lời GV: về tính chất hóa học thì phải làm TN mới biết được HS làm BT 4/ 12 sgk GV: với các chất khác nhau, em có nhận xét gì về tính chất của chúng. GV: Biết tính chất của chất có lợi ích gì? Quan sát lọ nước, lọ cồn 900 nếu tính chất khác nhau của 2 chất này HS: ghi bảng các tính chât, chia bảng làm 3 cột à 3 HS của 3 nhóm cho 3 chất I. Chất có ở đâu? -Vật thể gồm có 2 loại: + vật thể tự nhiên: Sông, hồ... +Vật thể nhân tạo: bàn, ghế , tủ... Chất có trong các vật thể xung quanh ta II. Tính chất của chất. 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định. Mỗi chất ( tinh khiết ) có những tính chất vật lý và hóa học nhất định 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có những ích lợi gì? + Giúp nhận biết được chất + Biết cách sử dụng các chất + Biết ứng dụng chất thích hợp 4. Câu hỏi, bài tập củng cố - HS nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi 2 và 3 / 11 sgk - HS trả lời câu hỏi 1/ 11 sgk 5. Hướng dẫn học sinh tự học: *Tiết học hôm nay - Học bài:Nắm được chất có ở đâu, tính chất của chất. - Làm BT 5, 6/ 11 sgk và BT 2.1; 2.2; 2.3; 2.4 trang 3 sách bài tập *Tiết học tới - Chuẩn bị phần còn lại của bài “ Chất “ Tìm hiểu”chất tinh khiết.hổn hợp” V. Rút kinh nghiệm. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet2 hoa 8.doc
Giáo án liên quan