A. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
- Học sinh biết được mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau, viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hoá học.
- Vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống.
- Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm các bài tập hoá học, thực hiện những thí nghiệm hoá học biến đổi giữa các hợp chất.
50 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ tiết 17 hóa 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2006
Ngày giảng:30/10/2006.
Tiết 17
mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
a. Mục tiêu của bài học
- Học sinh biết được mối quan hệ về tính chất hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau, viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hoá học.
- Vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống.
- Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm các bài tập hoá học, thực hiện những thí nghiệm hoá học biến đổi giữa các hợp chất.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Chuẩn bị trước bảng phụ viết sẵn:
- Bộ bìa màu (có ghi các loại hợp chất vô cơ như oxit, axit, bazơ, muối ...)
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập lại các tính chất của oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối.
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ (8 phút)
HS1: Kể tên các loại phân bón thường dùng - mỗi loại phân hãy viết 2 CTHH
HS2: Chữa bài tập 1/ 39 SGK.
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (15 phút)
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Treo sơ đồ viết sẵn bảng phụ và phát cho học sinh các bộ bìa màu có ghi các loại hợp chất vô cơ:
1 2
3 4 5
6 9
8
7
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo nội dung sau:
- Điền các loại hợp chất vô cơ vào ô trống cho phù hợp
- Viết các PTHH minh hoạ cho sự chuyển hoá trên.
GV: Gọi dại diện 1 nhóm lên dán các lá bìa vào sơ đồ. Sau đó giáo viên chữa phần học sinh lên bảng và các nhóm
Oxit axit
Oxit bazơ
Muối
1 2
3 4 5
6 9
Bazơ
Axit
7 8
GV: Đàm thoại với học sinh chọn các loại chất tác dụng thích để thực hiện các chuyển hoá ở sơ đồ trên.
Hỏi: Để thực hiện chuyển hoá 1 ta cho oxit bazơ tác dụng với chất nào? (hỏi tương tự với các chuyển hoá khác)
I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
hoạt động 2 (15 phút)
những phản ứng hoá học minh hoạ
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh tiếp tục thảo luận nhóm để viết PTPƯ minh hoạ
HS: Thảo luận nhóm
GV: Gọi 2 học sinh đại diện 2 nhóm lên bảng viết các PTPƯ (HS1 viết từ 1 - 5)
GV: Yêu cầu cả lớp chữa bài làm của bạn
GV: Lưu ý cho học sinh trong một chuyển hoá có thể có nhiều phản ứng
2. những phản ứng hoá học minh hoạ
1. CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
(r) (dd) (dd) (l)
2. CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
(k) (dd) (dd) (l)
3. K2O + H2O 2KOH
(r) (l) (dd)
4. Cu(OH)2 CuO + H2O
(r) (r) (h)
5. SO2 + H2O H2SO3
(k) (dd) (dd)
6. Mg(OH)2 + H2SO4 MgSO4 + 2H2O
(r) (dd) (dd) (l)
7. CuO + 2NaOH CuSO4 + H2O
(dd) (dd) (dd) (l)
8. AgNO3 + 2HCl HNO3 + AgCl
(dd) (dd) (dd) (r)
9. H2SO4 + ZnO ZnSO4 + H2O
(dd) (r) (dd) (l)
hoạt động3
củng cố - hướng dẫn về nhà (7 phút )
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Làm bài tập: Cho các chất: CuSO4, CuO, Cu(OH)2, Cu, CuCl2.
Hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hoá và viết các PTPƯ.
* Trả lời bài tập 1 SGK/ 41
3. Đọc trước bài: Luyện tập chương 1 - Các loại hợp chất vô cơ.
4. Về nhà: Làm bài tập: 2, 3, 4, SGK/ 41
Ngày soạn:01/11/2006.
Ngày giảng:03/11/2006.
Tiết 18
luyện tập chương 1
các loại hợp chất vô cơ
a. Mục tiêu của bài học
- Học sinh biết được sự phân loại các hợp chất vô cơ
- Học sinh nhớ lại và hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất. Viết được PTPƯ minh hoạ cho mỗi tính chất.
- Học sinh biết giải các bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ, hoặc giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống, sản xuất
- Có thái độ chịu khó tìm tòi say nghiên cứu
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Chuẩn bị trước bảng phụ viết sẵn:
- Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ (sơ đồ câm)
các hợp chất vô cơ
Axit
muối
bazơ
OXit
trung hoà
oxit bazơ
A Xit
có oxi
không tan
axit
không oxi
tan
oxit axit
- Sơ đồ về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập lại các tính chất của oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ, muối.
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra trong quá trình luyện tập
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (20 phút)
kiến thức cần nhớ
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Treo sơ đồ phân loại các chất vô cơ (viết sẵn bảng phụ)
HS: Tìm hiểu bảng sơ đồ phân loại
GV: Hợp chất vô cơ được phân thành mấy loại ?
GV: Mỗi loại hợp chất vô cơ lại được phân loại thế nào?
HS: Trả lời như SGK
GV: Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi loại hợp chất vô cơ nói trên (lấy những ví dụ khác với SGk)
GV: Giới thiệu: Các loại hợp chất vô cơ có thể chuyển hoá lẫn nhau được thể hiện ở sơ đồ sau (sơ đồ này các em đã được tìm hiểu kĩ ở tiết 17)
oxit axit
oxit bazơ
muối
+ 1 + 2
+ 3 + 4 + 5
+ 6 + 9
axit
bazơ
+8
+ 7
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm theo nội dung sau:
- Tìm các chất thích hợp với các số 1, 2, 3... để thể hiện sự chuyển hoá trên (một số có thể là có nhiều chất).
- Viết các PTHH minh hoạ cho sự chuyển hoá trên.
GV: Yêu cầu các nhóm lên dán phiếu học tập của nhóm mình lên bảng. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh lên nhận xét kết quả của các nhóm.
GV: Đàm thoại với học sinh từ sơ đồ trên để nêu lên tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
GV: Ngoài những tính chất hoá học của muối trình bày trên sơ đồ muối còn có những tính chất hoá học nào?
HS: Trả lời tiếp 3 tính chất hoá học của muối như SGk.
I. Phân loại hợp chất vô cơ
II. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
hoạt động 2 (20 phút)
luyện bài tập
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1/ 43 SGk theo nhóm (4 nhóm 4 phần) làm ra phiếu học tập cỡ lớn
HS Thảo luận hoàn thành bài tập theo nhóm
GV Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
GV: Yêu cầu học sinh làm tiếp bài tập (viết sẵn bảng phụ)
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 5 lọ hoá chất bị mất nhãn mà chỉ dùng quì tím: KOH, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, KCl
GV: Yêu cầu học sinh nêu các bước làm dạng bài tập nhận biết hoá chất
HS: Nêu các bước:
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 3:
Hoà tan 9,2 gam hỗn hợp gồm Mg, MGO, cần vừa đủ m gam dung dịch HCl 14,6 %. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí (đktc)
a. Tính % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính m.
c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
GV: Gọi HS nêu các bước chính để giải phần a
GV: Nêu lại các bước chính để giải bài tập.
- Viết PTPƯ
- Tính số mol H2
- Dựa vào nH2 để tính nMg từ đó tính khối lượng Mg.
- Tính ra m MgO suy ra % về khối lượng mỗi chất (hoặc % MgO = 100 - % Mg).
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm phân a và b
GV: Gợi ý tiếp phần c cho HS về nhà làm
- Tính số mol HCl cần dùng cho cả 2 PT
- Tính khối lượng HCl (đóng vai trò là khối lượng chất tan trong dung dịch)
- Tính khối lượng dung dịch HCl
2. bài tập
bài tập 1/ 43 sgk
1.
a. Na2O + 2H2O 2NaOH + 2H2O
(r) (l) (dd) (l)
b. CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
(r) (dd) (dd) (l)
c. SO2 + H2O H2SO3
(k) (l) (dd)
bài tập 2
- Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử - Lần lượt lấy ỏ mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào mẩu quì tím.
+ Nếu quì tím chuyển màu xanh là KOH, Ba(OH)2 (nhóm1)
+ Nếu quì tím chuyển màu đỏ là HCl, H2SO4 (nhóm 2)
+ Nếu quì tím không đổi màu là KCl.
- Lấy các dung dịch ở nhóm 1 nhỏ vào nhóm 2
+ Nếu có kết tủa trắng thì chất ở nhóm 1 là Ba(OH)2, chất ở nhóm 2 là H2SO4
+ Chất còn lại ở nhóm 1 là KOH, ở nhóm 2 là HCl
bài tập 3
a. PTPƯ
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
nH2 = V: 22,4 = 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)
b. Theo PT 1
n Mg = n MgCl2 = nH2 = 0,05 (mol)
m Mg = 0,05 x 24 = 1,2g
% Mg = 1,2 : 9,2 x 100 = 13%
m MgO = 100% - 13% = 87%
c.
Đáp số: 125g
hoạt động 4
củng cố - hướng dẫn về nhà (5 phút )
1. Bài học hôm nay đaxit ôn luyện được những nội dung kiến thức nào ?
3. Đọc trước bài: Thực hành tính chất hoá học của bazơ và muối.
4. Về nhà: Làm bài tập: 2, 3 SGK/ 43
Ngày soạn: 03/11/2006
Ngày giảng: 06/11/2006
Tiết 19
thực hành
tính chất hoá học của ba zơ và muối
A. Mục tiêu của bài học
- Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của bazơ và muối.
- Tiếp tục rèn kĩ năng về thực hành hoá học, giải các bài tập thực hành.
- Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong hoc tập và trong thực hành hoá học
b. chuẩn bị đồ dùng dạy học
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh một bộ thí nghiệm gồm:
* Dụng cụ:
- Giá ống nghiệm, ống nghiệm, Chổi rửa, kẹp gỗ, ống hút.
- Muôi sắt, lọ thuỷ tinh miệng rộng: 1 chiếc
* Hoá chất:
- Dung dịch HCl, NaOH, BaCl2 , H2SO4 loãng, Na2SO4 , FeCl3 , H2O
- Đinh sắt hoặc dây nhôm
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ (10 phút)
- HS 1 nêu tính chất hoá học của bazơ, viết PTPƯ minh hoạ
- HS 1 nêu tính chất hoá học của bazơ, viết PTPƯ minh hoạ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
II. Giảng bài mới
Vào bài
Chúng ta đã được biết được tính chất hoá học của bazơ và muối. Chúng ta đã được làm quen một số thí nghiệm hoá học. Giờ học này chúng ta sẽ được trực tiếp được thực hành các thao tác thí nghiệm. trong giờ thực hành các em tập trung chú ý vào các thao tác thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích và rút ra kết luận (GV ghi đầu bài lên bảng, HS lấy vở học bài mới
hoạt động 1 (25 phút)
tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Phát dụng cụ, hoá chất cho mỗi nhóm.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
Thí nghiệm 1:
- Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 đến 2 ml dung dịch FeCl3. Quan sát hiện tượng xảy ra ?
Thí nghiệm 2:
- Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm nhỏ từ 1 đến 2 ml dung dịch H2SO4 lắc đều. Quan sát hiện tượng xảy.
GV: Gọi học sinh nêu:
- Hiện tượng quan sát được
- Giải thích hiện tượng
- Viết PTHH
- Kết luận về tính chất hoá học của bazơ.
Thí nghiệm 3:
- Ngâm một đinh sắt sạch trong ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch CuSO4 , Quan sát hiện tượng xảy ra ?
Thí nghiệm 4:
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch Na2SO4. Quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 5:
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 đến 2 ml dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát hiện tượng.
GV: Gọi các nhóm học sinh nêu:
- Hiện tượng quan sát được
- Giải thích hiện tượng
- Viết PTHH
- Kết luận về tính chất hoá học của muối
1. Tính chất hoá học của bazơ
Thí nghiệm 1:
Natri hiđroxit tác dụng với muối
Thí nghiệm 2:
Đồng II hiđroxit tác dụng vớiaxit
2. Tính chất hoá học của muối
a. Thí nghiệm 3:
Đồng II sunfat tác dụng với kim loại
b. Thí nghiệm 4:
Bari clorua tác dụng nước
c. Thí nghiệm 5:
Bari clorua tác dụng axit
hoạt động 2 (10 phút)
viết bản tường trình thực hành
GV: Nhận xét về ý thức, thái độ của học sinh trong buổi thực hành. đồng thời nhận xét về kết quả thực hành của các nhóm.
GV: Hướng dẫn học sinh thu hồi hoá chất, rửa ống nghiệm , vệ sinh phòng .
GV: Yêu cầu học sinh làm bản tường trình thực hành theo mẫu
STT
tên thí nghiệm
cách tiến hành tn
hiện tượng quan sát được
giải thích kết quả viết ptPư (nếu có)
hoạt động 6 (5 phút)
củng cố - hướng dẫn về nhà
1. Học thuộc tính chất hoá học của bazơ và muối, một số bazơ và muối quan trọng. phương pháp hoá học nhận biết hoá chất
2. Xem lại các dạng bài tập tính theo phương trình hoá học có sử dụng nồng độ dung dịch.
3. Xem lại bài luyện tập, Giờ sau kiểm tra viết 45 phút
Ngày soạn:08/11/2006
Ngày giảng: 10/11/2006.
tiết 20
kiểm tra 45 phút
a. Mục tiêu của bài kiểm tra
Đánh giá trình độ nhận thức của học sinh từ đó phân loại học sinh.
Kiểm tra việc vận dụng hiểu biết của HS về tính chất hoá học của bazơ và muối để giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
Kiểm tra kĩ năng viết PTHH, kĩ năng giải toán hoá .
Rèn thái độ trung thực, Tự lực khi làm bài kiểm tra và trong cuộc sống.
b. Nội dung đề kiểm tra
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D có câu trả lời đúng
1. Dung dịch của chất M có pH < 7 .Khi đó chất M là:
A. Một Bazơ B. Một Axít C.Muối D.Một kim loại
2. Tất cả các bazơ nào sau đây bị nhiệt phân huỷ
A. Cu(OH)2; Mg(OH)2; Fe(OH)2 C. NaOH; Ca(OH)2; KOH
B. Ca(OH)2; Mg(OH)2; Ba(OH)2 D. Cu(OH)2; NaOH; Ba(OH)2
3. Khi pha loãng axít H2SO4 đặc ta thực hiện theo thứ tự sau:
A. Rót từ từ H2SO4 đặc vào nước C. Đổ đồng thời hai dd vào nhau
B. Rót từ từ nước vào H2SO4 đặc D. Làm cách nào cũng được2
4. Dung dịch muối làm cho quỳ tím :
A. chuyển thành màu xanh C.không chuỷen màu
B. chuyển thành màu hồng D. chuyển thành màu đỏ
Câu 2 (1 điểm): Hãy ghép nội dung ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B
Cột A
Cột B
1. Bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước
a. NaOH; Ca(OH)2; KOH
2. Muối tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới
b. NaOH + HCl NaCl + H2O
3. Bazơ tan
c. Ca(OH)2; Mg(OH)2; Ba(OH)2
4. Muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới
d. 2 HCl + CaCO3 CaCl2 + H2O + CO2
e. CuSO4 + Fe FeSO4 + Cu
f. CaO + 2 HCl CaCl2 + H2O
Câu 3:(1,5 điểm): Điền nội dung phù hợp vào các ô trống trong bảng sau:
Chất
Mg(OH)2
Na2SO4
HCl
CuO
NaOH
CO2
phân loại
Phần 2: Tự luận (7 điểm)
Câu 4 (3 điểm): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. H2SO4 + Ba(NO3)2 ...................... b. HCl + AgNO3 .......................
c. HNO3 + CaCO3 ......................... d. CuCl2 + KOH ........................
e. FeSO4 + NaSO4 ........................ f. Ba(NO3)2 +Na2SO4 .................
Câu 5 (4 điểm): Cho 34,2 g Ba(OH)2 vào 200 ml dung dịch Na2SO4
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Tính khối lượng kết tủa thu được
Tính nồng độ % của dung dịch Na2SO4 đã dùng biết D = 1,2 g/ml
c. Đáp án và biểu đIểm
I. Phần 1: Trắc nghiệm khách quan
Câu
Đáp án
Điểm
1.
1.B; 2.A; 3.A; 4.C
0,25x4
2.
1b; 2c; 3a; 4e
0,25x4
3.
Mg(OH)2; Na2SO4; HCl; CuO; NaOH; CO2
Bazơ không tan; Muối; Axít; Ôxít bazơ; Bazơ kiềm; Ôxít axít
0,25x6
II. Phần 2: Tự luận
Câu 4 (3 đIểm)
Viết đúng mỗi phương trình, ghi rõ điều kiện được 0,5 điểm , thiếu điều kiện chỉ còn 0,25 điểm
Câu 5: (4điểm)
Nội dung
Điểm
1. Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH
0,5
n Ba(OH)2 = 34,2 : 171 = 0,2 mol
0,5
2. Theo PTPƯ n Ba(OH)2 = n BaSO4 = 0,2
Khối lượng BaSO4 tao thành là: 0,2 x 233 = 46,6 gam
0,5
0,5
3. Theo PTPƯ n Ba(OH)2 = n Na2SO4 = 0,2
m Na2SO4 = 0,2 x 142 = 28,4g
0,5
0,5
khối lượng dung dịch Na2SO4 = 200 x 1,2 = 240 g
0,5
C% = 28,4 x100 : 240 = 11,83
Vậy nồng độ dung dịch Na2SO4 đã dùng là 11,83
0,5
Tổng đIểm 10 đIểm
III. Thống kê chất lượng
Lớp
đIểm dưới trung bình
đIểm từ trung bình trở lên
1
2
3
4
TS
%
5
6
7
8
9
10
ts
%
9b
Ngày soạn:10/11/2006
Ngày giảng: 13/11/2006.
Chương 2: Kim loại
tiết 21
tính chất vật lí của kim loại
a. Mục tiêu của bài học
Học sinh biết
- Một số tính chất vật lí của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất.
- Biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản , quan sát, mô tả hiện tượngvà rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:
- Đèn cồn, bộ đèn điện nhỏ, một số đồ trang sức bằng kim loại
2. Học sinh:
Mỗi bàn chuẩn bị một bộ dụng cụ sau:
Một đoạn dây thép dài 20 cm, một bao diêm, một đoạn dây nhôm, một mẩu than gỗ, một búa đinh, một số đồ vật bằng kim loại, một số đồ trang sức bằng kim loại
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (10 phút)
tính dẻo
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Hướng dẫn học làm thí nghiệm
- Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm và một mẩu than gỗ
HS: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng
GV: Gọi đại diện HS nêu hiện tượng, giải thích và kết luận.
HS: Kết luận kim loại có tính dẻo
GV: Cho HS quan sát các mẫu giấy gói kẹo, vỏ các đồ hộp....
I. Tính dẻo
Kim loại có tính dẻo
hoạt động 2 (10 phút)
tính dẫn điện
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Làm thí nghiệm 2-1 SGK/ 46
GV: - Trong thực tế dây dẫn thường làm bằng kim loại nào?
- Các kim loại khác có dẫn điện không?
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận.
GV: Bổ sung thông tin:
- Kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Al,...
GV : Con người đã lợi dụng tính chất dẫt điện để làm gì?
GV : Chú ý : Không nên sử dụng dây điện trần hoặc dây điện đã bịhỏng để tránh điện giật.
2. tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn điện
hoạt động 3 (10 phút)
tính dẫn nhiệt
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Hướng dẫn các nhóm học sinh làm thí nghiệm
- Đốt nóng một đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn.
- NHận xét hiện tượng và giải thích.
HS : Làm thí nghiệm và nêu hiện tượng
GV : Làm thí nghiệm với dây đồng, nhôm ... ta cũng thấy có hiện tượng tương tự. Gọi một HS nêu kết luận.
GV: Bổ sung: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.
GV : Do tính dẫn nhiệt và một số tính chất khác nên nhôm, thép không gỉ (i nox) được dùng để làm dụng cụ nấu ăn.
2. tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn nhiệt.
hoạt động 4 (10 phút)
ánh kim
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu HS quan sát một số đồ trang sức bằng kim loại
GV: Tại sao kim loại Ag, Au... được dùng làm đồ trang sức?
HS: Vì kim loại có ánh kim
GV: Đây là một tính chất vật lí của kim loại.
GV: Gọi 1 HS đọc phần " Em có biết"
2. tính dẫn điện
Kim loại có tính dẫn điện.
hoạt động 4
củng cố - hướng dẫn về nhà (5 phút )
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Trả lời bài tập 1, 2 SGK/ 48
3. Đọc trước bài: tính chất hoá học của kim loại
4. Về nhà: Làm bài tập: 3, 4, 5 SGK / 48.
Ngày soạn:13/11/2006.
Ngày giảng: 17/11/2006.
Tiết 22
tính chất hoá ọc của kim loại
a. Mục tiêu của bài học
Học sinh biết
- Tính chất hoá học chung của kim loại noíi chung: Tdác dụng với kim loại, phi kim, với dung dịch axit với dung dịch muối.
- Biết rút ra tính chất hoá học của kim loại bằng cách:
+ Nhớ lại kiến thức cũ từ lớp 8 và chương 1 lớp 9.
+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.
+ Từ PƯ của một số kim loại cụ thể, khái quát hoá để rút ra tính chất hoá học của kim loại.
+Viết các PTPƯ minh hoạbiểu diễn tính chất hoá học của kim loại.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
Giáo viên chuẩn bị dụng cụ và hoá chất sau:
* Dụng cụ:- Lọ thuỷ tinh miệng rộng (có nút nhám), giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, muôi sắt.
* Hoá chất:- Dung dịch CuSO4, đinh sắt sạch, Kim loại Na, Zn, AgNO3, dung dịch H2SO4,
- Một lọ O2,, một lọ Cl2,
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Nêu ứng dụng của kim loại, những ứng dụng đó dựa trên tính chất vật lí nào?
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (10 phút)
phản ứng của kim loại với phi kim
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Làm thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát.
Thí nghiệm 1: Đốt sắt trong oxi
Thí nghiệm 2: Đưa một muôi Na đang nóng chảy vào bình đựng khí Clo
GV: Gọi HS nêu hiện tượng quan sát được ở từng thí nghiệm trên
GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ
GV: Thí nghiệm trên đã nói lên tính chất hoá học nào của kim loại?
HS: Nêu tính chất hoá học của kim loại.
GV: Kết luận: Nhiều kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oxi tạo thành oxit. ở nhiệt độ cao,kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
GV: Gọi 1 HS đọc phần kết luận SGK
I. phản ứng của kim loại với phi kim
1. Tác dụng với oxi
3Fe + 2O2 Fe3O4
(r) (k) (r)
1. Tác dụng với phi kim khác
2Na + Cl2 2NaCl
(r) (k) (r)
hoạt động 2 (10 phút)
phản ứng của kim loại với dung dịch axit (5 phút)
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Gọi 1 HS nhắc lại tính chất này( đã học ở bài axit) đồng thời gọi HS viết PTPƯ minh hoạ.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập (viết sẵn bài tập) Viết PTPƯ theo các sơ đồ PƯ sau:
II. phản ứng của kim loại với dung dịch axit
Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
(r) (dd) (dd) (k)
hoạt động 3 (12 phút)
Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2-5 SGK/ 50
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát nêu hiện tượng.
TN1: Cho một dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3.
TN2: Cho một dây Zn hoặc đinh sát sạch vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4.
TN3: Cho một dây Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3. (Không xảy ra phản ứng)
GV: Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. Viết PTPƯ minh hoạ
Hỏi: Qua ba thí nghiệm trên có thể kết luận tính chất hoá học nào của kim loại?
GV: Thông báo Cu không tác dụng được với dung dịch AlCl3 vì Cu hoạt động hoá học yếu hơn Al nên không đẩy được Al ra khỏi dung dịch muối của nó.
GV: Lấy thêm một số ví dụ khác và đi đến kết luận: Chỉ có kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối (trừ Na, K, Ba, Ca..)
GV: Gọi HS đọc kết luận SGK /50.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập (viết sẵn bài tập) Viết PTPƯ theo các sơ đồ PƯ sau:
Zn + S ?
? + Cl2 ?
? + ? MgO
? + ? CuCl2
? + HCl FeCl2 + ?
R + ? RCl2 + ?
? + CuSO4 FeSO4 + ?
Mg + ? ? + Ag
Al + CuSO4 ? + ?
III. phản ứng của kim loại với dung dịch muối
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
(r) (dd) (dd) (r)
hoạt động 4 (8 phút)
củng cố - hướng dẫn về nhà
1. Bài học hôm nay cần nắm được những nội dung kiến thức nào ?
2. Trả lời bài tập 1, 2 SGK/ 48
3. Đọc trước bài: tính chất hoá học của kim loại
4. Về nhà: Làm bài tập: 3, 4, 5 SGK / 48.
Ngày soạn: 22/11/2006.
Ngày giảng: 24/11/2006
Tiết 23
dãy hoạt động hoá học của kim loại
a. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Học sinh biết dãy hoạt động hoá học của kim loại.
- HS hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt độgn hoá học của kim loại
2. Kĩ năng
- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động hoá học mạnh, yếuvà cách sắp xếp theo từng cặp. tf đó rút ra cách sắp xếp của dãy.
- Biết rút ra ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của một số kim loại từ các thí nghiệm và phản ứng đã biết.
- Viết được các phương trình hoá học chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học các kim loại.
- Bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không.
B. chuẩn bị đồ dùng dạy học
Giáo viên chuẩn bị dụng cụ và hoá chất sau:
* Dụng cụ:- Cốc thuỷ tinh, giá ống nghiệm, ống nghiệm.
* Hoá chất: - Dung dịch CuSO4, đinh sắt sạch, Kim loại Na, FeSO4, AgNO3, dung dịch HCl, H2O, Phênolphtalein.
c. Tổ chức dạy học
I. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Nêu các tính chất hoá học chung của kim loại, viét PTPƯ minh hoạ.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài tập 2, 3, 4 SGk/ 51.
II. Giảng bài mới
hoạt động 1 (20 phút)
dãy hoạt động hoá học của kim loại
được xây dựng như thế nào
Hoạt động của thầy và trò
nội dung ghi bảng
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 và 2 đồng thời treo bảng các bước tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Cho Na và Fe cùng tác dụng với H2O.
Thí nghiệm 2: Cho Fe tác dụng với CuSO4 và Cu tác dụng với FeSO4.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Gọi đại diện các nhóm HS nêu h/tượng quan sát được ở TN1, viết PTHH xảy ra và rút ra Nxét.
Hỏi: Vì sao Na tác dụng với nước còn Fe lại không?
HS: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe.
GV: Kết luận: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Fe ta xếp Na đứng trước Fe
GV: Gọi đại diện các nhóm HS nêu h/tượng quan sát được ở TN 2, viết PTHH xảy ra và rút ra N xét.
Hỏi: Vì sao Fe đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng còn Cu lại không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối sắt?
HS: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
GV: Kết luận: Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu ta xếp Fe đứng trước Cu
GV: Hướng dẫn tiếp HS làm thí nghiệm 3 và 4
TN 3: Cho Cu tác dụng với AgNO3 và cho Ag tác dụng với CuSO4.
TN 4: Cho Fe và đồng tác dụng với dung dịch HCl.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
GV: Gọi đại diện các nhóm HS nêu hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 3, viết PTHH xảy ra và rút ra nhận xét.
Hỏi: Vì sao Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 còn Ag lại không tác dụng được với CuSO4?
HS: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.
GV: Kết luận: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag ta xếp Cu đứng trước Ag.
GV: Gọi đại diện các nhóm HS nêu hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 4, viết PTHH xảy ra và rút ra nhận xét.
Hỏi: Vì sao Fe đẩy được hiđrô ra khỏi dung dịch HCl còn Cu lại không đẩy được H ra khỏi dung dịch HCl?
HS: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn hơn H còn đồng hoạt động yếu hơn H.
GV: Kết luận: Ta xếp Fe đứng trước H con Cu đứng sau H.
GV: Căn cứ vào kết quả thí nghiệm em hãy sắp xếp các nguyên tố Na, H, Cu, Fe, Ag. theo chiề
File đính kèm:
- GA HOA 9 Tu 17.doc