Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 26 - Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong (Tiếp)

Mục tiêu

1. Kiến thức

• Hiểu được khái niệm và cách phân loại ĐCĐT.

• Biết được cấu tạo chung của ĐCĐT.

2. Kĩ năng

• Phân loại được ĐCĐT.

3. Thái độ

• Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs.

• Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 11 - Tiết 26 - Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 Ngày soạn: 06/02/2009 BÀI 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG A. Mục tiêu 1. Kiến thức Hiểu được khái niệm và cách phân loại ĐCĐT. Biết được cấu tạo chung của ĐCĐT. 2. Kĩ năng Phân loại được ĐCĐT. 3. Thái độ Tích cực, chủ động trong nghiên cứu và giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho hs. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. B. Phương pháp giảng dạy: phát vấn tìm tòi kiến thức. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Tranh hình 20.1, tranh ảnh về xe máy, xe ô tô. 2. Học sinh: Ôn lại bài động cơ nhiệt, đọc bài 20. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ không kiểm tra bài cũ. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Bộ phận nào trên xe máy tiêu tốn xăng dầu? Làm thế nào để xăng dầu trở thành công cơ học để điều khiển chiếc xe máy được? Chương này sẽ trả lời cho các em câu hỏi đó! b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển của ĐCĐT GV: Yêu cầu hs đọc sgk và trình bày sơ lược về sự phát triển của ĐCĐT. HS: Trả lời. GV: ĐCĐT có vị trí như thế nào trong sản xuất và đời sống? Vì sao? HS: Trả lời. I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐCĐT - 1860: Động cơ 2 kì, P = 2 mã lực. - 1877: Đề xướng nguyên lí động cơ 4 kì, chạy bằng khí than. - 1885: Động cơ chạy bằng xăng, P = 8 mã lực, tốc độ quay = 800 vòng/phút. - 1897: Động cơ chạy băng nhiên liệu nặng (điêzen) và P = 20 mã lực. - Ngày nay, tổng năng lượng do ĐCĐT tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng sử dụng trên toàn thế giới. → ĐCĐT cóvai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại ĐCĐT GV: Trình bày khái niệm ĐCĐT? HS: Trả lời. GV: Lấy ví dụ về phương tiện có sử dụng ĐCĐT. HS: Trả lời. GV: Có những cách nào phân loại ĐCĐT? Lấy ví dụ từng loại? HS: Trả lời. GV: Theo em, động cơ hơi nước có phải là ĐCĐT hay không? Vì sao? HS: Liên hệ thực tế để trả lời. II. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐCĐT 1. Khái niệm ĐCĐT là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ. 2. Phân loại Thường phân theo 2 dấu hiệu chủ yếu: - Theo nhiên liệu: động cơ xăng, động cơ điêzen, động cơ gas - Theo hành trình của pittông: động cơ 2 kì và động cơ 4 kì. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo chung của ĐCĐT GV: Cấu tạo của ĐCĐT gồm những bộ phận chính nào? HS: Trả lời. GV: Hãy kể tên từng bộ phận chính trong cơ cấu? HS: Trả lời. III. CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐCĐT Cấu tạo chung của ĐCĐT gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính: - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền. - Cơ cấu phân phối khí. - Hệ thống bôi trơn. - Hệ thống làm mát. - Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí. - Hệ thống khởi động. Riêng động cơ xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa. 4. Củng cố - Trả lời các câu hỏi ở sgk. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Đọc trước bài 21: Nguyên lí làm việc của ĐCĐT. + Một số khái niệm cơ bản của ĐCĐT. + Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì.

File đính kèm:

  • docTIET 26.doc
Giáo án liên quan