Bài giảng môn học Công nghệ lớp 9 - Tiết 1 - 2: Bài mở đầu: Giới thiệu nghề điện dân dụng

- Làm cho học sinh hiểu được kiến thức cơ bản của nghề điện dân dụng.

 - Các yêu cầu của nghề điện dân dụng

 - Các bệnh chống chỉ định của nghề điện dân dụng

II. Thiết bị, đồ dùng dạy học

- Một số hoạ đồ nghề

- Một số bản vẽ của nghề điện dân dụng.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

doc48 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Công nghệ lớp 9 - Tiết 1 - 2: Bài mở đầu: Giới thiệu nghề điện dân dụng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 1 - 2 Bài mở đầu: Giới thiệu nghề điện dân dụng I. Mục tiêu - Làm cho học sinh hiểu được kiến thức cơ bản của nghề điện dân dụng. - Các yêu cầu của nghề điện dân dụng - Các bệnh chống chỉ định của nghề điện dân dụng II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Một số hoạ đồ nghề Một số bản vẽ của nghề điện dân dụng. III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp I. Đặc điểm hoạt động của nghề điện dân dụng 1. Đối tượng lao động - Rất đa dạng và phong phú - Nguồn điện năng bao gồm: nguồn điện một chiều, xoay chiều, điện áp thấp, điện áp cao, công suất nhỏ đến công suất lớn - Các loại vật liệu KTĐ - Các thiết bị, đồ dùng điện - Đường dây truyền tải điện, mạng điện 2. Mục đích lao động - Duy trì, khôi phục các nguồn điện năng - Sản xuất các loại TB điện và đồ dùng điện - Phát hiện những hư hỏng về điện, đồ dùng điện và tiến hành khôi phục chức năng của chúng - Phán đoán, phát hiện những hiện tượng hư hoảng của mạng điện và sữa chữa khôi phục chức năng mạng điện để đảm bảo cung cấp điện năng liên tục. - Lắp đặt trạm và các mạng điện phân phối điện áp thấp 3. Công cụ lao động - Đồ dùng bảo hộ lao động: Mũ, quần áo, dày, dép ...bảo hộ lao động. - Một số thiết bị bảo vệ và dụng cụ bảo vệ an toàn điện như: găng tay, ủng.... bằng chất cách điện đặc biệt. - Dụng cụ đo và dụng cụ kiểm tra. - Dụng cụ cơ khí. - Bản vẽ kĩ thuật. 4. Điều kiện lao động của nghề điện dân dụng Môi trường lao động có thể làm việc ở trong nhà, ngoài trời và có thể ở trên cao. Những công việc như sữa chữa, sản xuất các thiết bị điện, đồ dùng thường được làm trong nhà xưởng Các công việc sữa chữa lắp đặt đường dây, trạm điện thường làm ở trên cao nguy hiểm cần độ an toàn cao hơn. II. Yêu cầu của nghề điện dân dụng Trong công việc, thợ điện thường xuyên phải tiếp cận với những cấp điện áp cáo có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Với những thiết bị cần độ chính xác cao và phải xử lí nhanh những sự cố về điện do đó nghề điện phải có những yêu cầu nhất định về tri thức, kĩ năng và sức khoẻ. Tri thức: có trình độ văn hoá tối thiểu là THCS. Nắm được những kiến thức cơ bản về kỷ thuật điện như an toàn điện, vật liệu điện, mạng điện khí cụ điện và máy điện. Kĩ năng nghề điện: Có những kĩ năng cần thiết như đo điện, sữa chữa điện, sữa chữa thiết bị, sữa chữa lắp đặt mạng điện sinh hoạt. Sức khoẻ: Những người làm nghề điện dân dụng phải có sức khoẻ trên trung bình, không mắc các bệnh về huyết áp, tim , phổi thấp khớp, thần kinh, loạn thị và điếc. III. Triển vọng của nghề điện Sự phát triển của nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển của điện năng, sự phát triển của hàng hoá, nhà ở...nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Do đó nghề điện dân dụng ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Vì vậy nhân lực nghề điện dân dụng cũng ngày càng cần nhiều để đáp ứng sự phát triển của nghề. - Thuyết trình, thông báo cho học sinh. lấy ví dụ về vlktĐ và thiết bị - Lấy ví dụ trong thực tế để học sinh nắm bắt được nội dung - Giới thiệu, thông báo, lấy ví dụ - Phân tích để làm rõ các môi trường làm việc của nghề điện dân dụng - Đặt vấn đề, phân tích, lấy ví dụ cụ thể minh hoạ - Thông báo, giới thiệu lấy ví dụ gây hứng thú học tập cho học sinh Ngày soạn: Chương I: An toàn lao động trong nghề điện Tiết 3 - 8: An toàn điện một số biện pháp xử lý khi có tai nạn điện – THực hành cứu người bị tai nạn điện I. Mục tiêu - Học sinh biết được nguyên nhân tai nạn điện, cách phòng tránh bị điện giật. - Các dụng cụ cầm tay cách điện II. Chuẩn bị Một số dụng cụ cầm tay cách điện Bài cũ: Nêu đặc điểm hoạt động và yêu cầu của nghề điện dân dụng. III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Nguyên tắc an toàn 1, Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người. - Điện giật tác động tới con người và nguy hiểm đến tính mạng. - Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra tác động về nhiệt, điện phân và sinh học. + Tác động về nhiệt gây bỏng + Tác động về điện phân làm huỷ các chất lỏng trong cơ thể dẫn đến phá vỡ các thành phần của máu cũng như các mô trong cơ thể + Tác động về mặt điện học dòng điện chạy qua cơ thể người gây co giật nên khi bị tai nạn điện người ta thường nói là bị điện giật. 2, Nguyên tắc an toàn Từ công thức để an toàn cho người sử dụng người ta giảm I dưới mức an toàn. Muốn vậy phải tăng R từ đó người ta chế tạo ra các loại dụng cụ cầm tay cách điện II. Nguyên nhân gây tai nạn điện Đây là một tai nạn rất nguy hiểm và dễ xẩy ra Những sự cố, tai nạn xảy ra rất nhanh và nguy hiểm Các nguyên nhân chính: 1, Chạm vào vật mang điện Trường hợp xảy ra có thể do chỗ làm việc quá hẹp , vô ý chạm vào phần tử mang điện A O 2, Tiếp xúc với những bộ phận, chi tiết của thiết bị điện đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ 3, Phóng hồ quang điện Sự phóng điện hồ quan sẽ xẩy ra nếu ta đến phần mang điện áp cao. 4, Điện áp bước Là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao như cột tiếp đất làm việc của máy biến áp, dây cao áp chạm đất....thì điện áp giữa hai chân người có thể gây nguy hiểm. Những biện pháp phòng tránh 1, Có dụng cụ bảo hộ như: găng tay, ủng, yếm bằng cao su cách điện 2, Sử dụng cụ kiểm tra: Bút thử điện, đồng hồ đo 3, Dụng cụ lao động đúng tiêu chuẩn an toàn - Kìm, tualơ vít, cơ lê...có cán cách điện IV. Biện pháp bảo vệ cho người và thiết bị A O vỏ máy mặt đất Đất 1, Nối đất bảo vệ ( Tiếp địa) a, Cách làm: Dùng một dây dẫn tốt một đầu bắt vít chặt vào vỏ kim loại của máy đầukia hàn với 1 cọc thép (25-35 mm x 3-5 m ) dài 2,5-3m đóng sâu dưới đất ẩm 0,5 mét Yêu cầu kỹ thuật R 4W b, Tác dụng bảo vệ A O 2, Nối trung hoà a, Cách thực hiện Nối vỏ kim loại của máy với dây trung hoà bằng một dây dẫn tốt. b, Tác dụng bảo vệ V. Phương pháp cứu, chữa người bị điện giật 1, Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách nhanh nhất - Cắt cầu giao, tháo cầu chì, dùng gậy gỗ khô gạt dây dẫn ra, cằt dây dẫn với nguồn.... Dùng tay lót vật cách điện kéo nạn nhân ra hoặc bằng cách khác tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. 2, Làm hô hấp nhân tạo a- Hô hấp nhân tạo một người làm b- Hô hấp nhân tạo hai người làm VI . Thực hành . Giáo viên gọi học sinh lên và hướng dẫn làm mẫu Phân nhóm học sinh tự làm giáo viên theo giõi, hướng dẫn uốn nắn và kiểm tra Thuyết trình phân tích lấy ví dụ thực tế Thuyết trình giảng giải đặt câu hỏi gợi mở: muốn giảm I khi hiệu điện thế không đổi ta làm như thế nào? Nêu câu hỏi những nguyên nhân nào có thể gây ra tai nạn điện, cho học sinh trả lời. GV tổng kết chuẩn kiến thức Lấy ví dụ minh hoạ Lấy ví dụ và hướng dẫn cách chống điện áp bước: Thuyết trình giải thích, phân tích tác dụng bảo vệ khi có sự cố về điện Cho học sinh tự ghi phần tác dụng bảo vệ Tương tự như nối đất Thuyết trình, đặt ra các tình huống giả định tìm phương án giải quyết Ngày soạn: Chương 2: Mạng điện sinh hoạt Tiết 9 - 11 đặc điểm của mạng điện sinh hoạt vật liệu dùng trong mạng điện sinh hoạt I. Mục tiêu - Học sinh nắm được đặc điểm của mạng điện sinh hoạt - Biết được khaí niệm, cấu tạo phân loại phạm vi sử dụng dây dẫn và dây cáp điện - Nắm được vật liệu KTĐ. II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Vật liệudẫn điện, cách điện. Dây dẫn và cáp điện. III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số Kiểm tra bài cũ I. Đặc điểm của mạng điện sinh hoạt 1, Khái niệm Giới thiệu về mạng điện - Mạng điện sinh hoạt là mạng điện một pha nhận năng lượng điện từ mạng điện từ mạng phân phối điện áp thấp để cung cấp cho các đồ dùng và thiết bị điện 2, Đặc điểm của mạng điện - Gồm có hai dây: + Dây pha (nóng) + Dây trung hoà (nguội) Gồm hai phần: + Mạch chính là phần đường dây cung cấp bao gồm từ sau công tơ đi đến và qua các nơi cần cung cấp điện. + Mạch nhánh là phần đường dây cho các đồ dùng điện bao gồm phần dây rẽ từ sau dây chính đến các thiết bị và đồ dùng điện. Ngoài ra còn có các thiết bị khác như: Thiết bị điều khiển, thiết bị kiểm tra, thiết bị bảo vệ .... II. Vật liệu kĩ thuật điện 1, Khái niệm về vật liệu KTĐ Những vật liệu dùng để chế tạo ra máy điện, dây dẫn điện, thiết bị và đồ dùng điện gọi là vật liệu kĩ thuật điện ( gọi tắt là KTĐ) 2, Phân loại Vật liệu KTĐ được chia thành 4 nhóm Vật liệu dẫn điện Vật liệu cách điện Vật liệu dẫn từ Vật liệu bán dẫn ( được học trong KTĐT) 3, Vật liệu dẫn điện a, Khái niệm Là loại vật liệu ở điều kiện bình thường dẫn điện tốt ( dễ dàng cho dòng điện đi qua) b, Phân loại: - Thể khí: chất khí ở trong điều kiện áp suất thấp và điện áp cao - Thể lỏng: Dung dịch điện phân Axit, Bazơ, muối... - Thể rắn: kim loại và hợp kim c, Tính chất: Cơ bản là tính chất dẫn điện, tính chất cơ lí d, Phạm vi sử dụng Rất đa dạng và phong phú: dùng để làm bộ phận dẫn điện trong các thiết bị, đồ dùng điện 4, Vật liệu cách điện a, Khái niệm Là loại vật liệu không cho dòng điện chạy qua b, Phân loại Theo trạng thái của vật được chia làm bốn loại: - Thể khí: Không khí, khí trơ - Thể lỏng: Dầu cách điện, dầu biến áp, dầu tụ... - Thể rắn: Mi ca, cao su, thuỷ tinh, sứ .... - Thể đông đặc: Pa ra fin ( nến) c, Tính chất Thể hiện tính cách điện, tính chịu nhiệt, tính chất cơ lí và hoá học d, Phạm vi sử dụng: Được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị điện, máy điện trạm điện... Có độ cách điện cao chịu nhiệt, tản nhiệt tốt và có độ bền cơ học cao. Được chia làm bốn nhóm: Chất hữu cơ: Giấy, vải,lụa ... Chất vô cơ: Mi ca, sợi thuỷ tinh... Chất tổng hợp: Cao su, Pô ly Các chất tẩm sơn cách điện 5, Vật liệu dẫn từ Được chia làm hai loại: Vật liệu dẫn từ mềm Vật liệu dẫn từ cứng III. Dây dẫn điện 1, Khái niệm dây dẫn điện Là vật liệu dùng để truyền tải năng lượng điện 2, Cấu tạo Gồm 2 phần chính Lõi làm bằng kim loại hoặc hợp kim Vỏ làm bằng cao su hoặc nhựa. Ngoài ra còn có thể có vỏ bảo vệ 3, Phân loại - Theo lớp vỏ cách điện: Dây trần và dây bọc - Theo vật liệu: Dây đồng,dây nhôm,dây hợp kim - Theo số lõi: 1lõi, 2 lõi và 3 lõi - Theo số sợi: 1 sợi và nhiều sợi Một số dây thường gặp a, dây trần Có loại 1 sợi và có loại nhiều sợi dùng để dẫn điện ngoài trời. Nhôm dẫn điện kém hơn đồng 1,6 lần nhưng khối lượng riêng nhỏ hơn 3,2 lần. Giá thành của nhôm lại rẻ hơn nên được sử dụng khá rộng rãi làm dây trần b, Dây bọc Là loại dây gồm có phần lõi dẫn điện và phần vỏ cách điện. Lõi là dây đồng hoặc nhôm và vỏ làm bằng cao su hoặc nhựa có hai màu khác nhau để phân biệt khi sử dụng Một số dây thường gặp Dây cứng đơn Lõi có một sợi có vỏ cách điện không có vỏ bảo vệ. Thường dùng làm dây trục chính trong nhà, trên tường xà cột.... Dây mềm Là loại dây lõi gồm nhiều sợi. Có ưu điểm dễ uốn nắn chịu biến dạng thường dùng làm dây nguồn cho các đồ dùng điện Dây có vỏ bảo vệ Ngoài lớp vỏ cách điện có một lớp vỏ bảo vệ bằng sợi bông hoặc sợi gai tẩm cao su chịu va chạm IV. Cáp điện Là loại dây dẫn điện có cấu tạo gồm nhiều lớp vỏ có tác dụng chịu lực, chịu được nhiều loại môi trường và có độ bền cao Cấu tạo có 3 phần:* Lõi dẫn điện * Vỏ cách điện * Vỏ bảo vệ Có hai loại cáp điện: Cáp điện lực có từ 2 đến 4 lõi chịu được điện áp cao Cáp điều khiển có nhiều lõi ( lên đến hàng chục lõi) chịu được điện áp thấp hơn Giới thiệu cho học sinh khái niệm mạng điện, các loại mạng điện: Cao thế, Hạ thế. Ba pha một pha.... - Thông báo cho học sinh biết có thể lấy một vài ví dụ cụ thể Cung cấp thông tin lấy ví dụ cụ thể minh hoạ Đặt câu hỏi: Những vật liệu nào không cho dòng điện đi qua? - Vật liệu rắn được chia thành những nhóm nào theo cấu tạo chất của nó? Giới thiệu các loại vật liệu dẫn từ lấy ví dụ trong thực tế. Lấy ví dụ về một số loại dây dẫn cho học sinh tìm hiểu thêm Giải thích tại sao chỉ có các loại 1,2,3 lõi - Nêu câu hỏi vì sao dây nhôm được sử dụng nhiều hơn dây khác - Dây cứng thường dùng ở đâu, dây mềm thường dùng ở đâu – Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng thích hợp cho từng loại dây Lấy ví dụ về phạm vi sử dụng của hai loại cáp điện Ngày soạn: Tiết 12 - 15 Thực hành nối dây: Nối nối tiếp, phân nhánh và nối dây dẫn ở hộp nối dây I. Mục tiêu - Học sinh hiểu và làm được thành thạo các phương pháp nối dây II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Các loại dây dẫn điện, mỏ hàn. Sơ đồ nối dây. III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sỹ số ổn định lớp Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu các loại dây thường gặp Bài mới Thực hành I. Các yêu cầu của mối nối Có 4 yêu cầu chính: Dẫn điện tốt ( điện trở mối nối nhỏ) Chịu lực tốt, độ bền cao An toàn Đẹp II. Các loại mối nối 1, Mối nối thẳng ( Nối nối tiếp) 2, Mối nối phân nhánh ( nối rẽ) III. Các phương pháp nối 1, Nối vặn xoắn Là phương pháp đơn giản dễ làm nên được áp dụng nhiều, phổ biến. Nối thẳng: + Lõi một sợi + Lõi nhiều sợi Nối rẽ : + Lõi một sợi + Lõi nhiều sợi 2, Nối quấn dùng dây quấn ngoài Cách nối này được dùng cho cả dây một lõi nhiều sợi trong trường hợp đường kính dây từ 2,6 cm. Trường hợp dây có đường kính ³ 2,6 cm không dùng dây quấn phụ 3, Nối dây ở hộp nối dây ( Nối vặn vít) Là phương pháp nối thường gặp ở các hộp nối dây hoặc ở đầu vào các thiết bị đồ dùng điện, phương pháp đơn giản dễ thực hiện Làm khuyên kín và làm khuyên hở Làm khuyên kín Làm khuyên hở ( thường áp dụng với dây cứng) IV. Các bước tiến hành nối dây dẫn điện A- Phần hướng dẫn các bước TH 1, Bóc vỏ, làm sạch lõi 2, Tiến hành nối bằng tay hoặc dụng cụ 3, Hàn thiếc mối nối 4, Bọc cách điện B- Phần thực hành Phân chia nhóm thực hành Các nhóm tiến hành Kiểm tra kết quả Dăn dò học sinh về nhà Nêu câu hỏi gợi mở: Khi nào thì phải nối dây? nối như thế nào là tốt Mối nối phải đảm bảo những yêu cầu nào? Giáo viên làm mẫu Cho một vài HS lên làm thử hướng dẫn để thực hành đúng - Giới thiệu cách làm và áp dụng thực tế ở đâu - Vẽ hình lên bảng minh hoạ và làm mẫu chú ý chiều đặt khuyên khi vặn vít - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm - Hướng dẫn học sinh làm, chú ý từng động tác - Kiểm tra mức độ làm việc của học sinh giúp đỡ học sinh yếu đặc biệt là học sinh nữ Ngày soạn: Tiết 16 - 18 các dụng cụ cơ bản trong lắp đặt điện thực hành: sử dụng một số dụng cụ trong lắp đặt điện I. Mục tiêu - Học sinh biết được cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ đo - Biết cấu tạo và sử dụng thành thạo các máy khoan II. Thiết bị, đồ dùng dạy học Thước lá, thước cuôn, thước cặp, pan me Máy khoan điện, máy khoan tay Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu yêu cầu của mối nối dây dẫn điện? Bài mới I- Dụng cụ đo và cách sử dụng 1, Thước lá Làm bằng thép tốt ( hệ số nở vì nhiệt nhỏ) Có nhiều loại: 200mm; 500mm; 1000mm ... Trên mỗi bề mặt thước có vạch chia độ đến mm 2, Thước cuộn Là thước lá mỏng được cuộn tròn trong hộp Có nhiều loại: 2m; 3m, 5m, 10m, 20m ... Cách sử dụng: đặt thước thẳng đứng dọc theo đoạn cần đo và vạch số 0 trùng vớ 1đầu chuẩn 3, Thước cặp Để đo chính xác người ta dủng thước cặp Công dụng: đo trong; đo ngoài, kiểm tra chiều sâu Khi đo đặt thước vuông góc với vật cần đo, chỉnh hai má thước vừa tiếp xúc vừa phải với vật cần đo, vạch o trên má động trùng với vạch nào trên thân thước là chỉ số đo được của vật 4, Pan me Để đo được đường kính dây nhỏ như dây êmay thì người ta dùng panme. Độ chính xác đến 1/100 mm ( cấp chính xác) II, Vạch dấu 1, Dụng cụ vạch dấu - Thước, bút chì, mũi vạch, phấn ... 2, Phương pháp vạch dấu - Phải có vạch chuẩn, đường chuẩn, mặt chuẩn Ví dụ: Khi lắp đặt đường dây nối thì dùng góc tường làm chuẩn III, Khoan 1,Dụng cụ và thiết bị - Mũi khoan: Làm bằng thép tốt - Máy khoan + Khoan tay chạy điện có cấu tạo như một động cơ điện xoay chiều một pha lắp các bộ phận trục khoan và bầu cặp, bộ phận đóng ngắt và chỉnh tốc độ. + Khoan bàn: Có bộ phận nâng hạ trục khoan 2, Kĩ thuật khoan - Chuẩn bị + Vạch dấu các vị trí khoan + Khoan cho tâm lỗ khoan đúng với đầu nhọn của mũi khoan, nâng hạ mũi khoan để phoi thoát ra ngoài 3, Chú ý sử dụng - Không dùng mũi khoan cong hoặc quá cùn - Kẹp chặt mũi khoan, phôi trước khi khoan - Thực hiện đầy đủ các quy định an toàn lao động Giới thiệu, phân tích, dùng thiết bị thật để minh họa - Thực hành đo luôn và hướng dẫn học sinh đo - Thước cặp và pan me là loại dụng cụ chuyên dụng yêu cầu độ chính xác cao nên làm mẫu giới thiệu cho học sinh xem, không đưa cho học sinh cầm tránh va chạm rơi gây hư hỏng Thuyết trình, giải thích và làm thử cho học sinh quan sát Ngày soạn: Tiết 19 - 20 Một số khí cụ và thiết bị điện của mạng điện sinh hoạt I. Mục tiêu - Học sinh làm quen với một số khí cụ điện và thiết bị của mạng điện sinh hoạt - Biết sử dụng đồng hồ vạn năng II. Thiết bị, đồ dùng dạy học - Các thiết bị của mạng điện sinh hoạt - Đồng hồ vạn năng - Các loại tụ điện, điện trở, đi ốt III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ Bài mới I, Một số khí cụ điện và thiết bị của mạng điện sinh hoạt 1, ổ điện a, Khái niệm Là thiết bị dùng để lấy điện ra cho các đồ dùng điện như quạt, bàn là, ấm điện ... b, Phân loại - Theo số lỗ: có hai loại: hai lỗ và ba lỗ. Loại ba lỗ có một lỗ là nối đất ( trung hoà) - Theo hình dạng: có các loại: lỗ tròn, lỗ dẹt và lỗ vừa tròn vừa dẹt. c, Cấu tạo Gồm hai bộ phận: bộ phận tiếp điện và vỏ Bộ phận tiếp điện (lỗ) là bằng đồng nối với dây dẫn bằng vặn vít. Vỏ làm bằng nhựa hoặc sứ, Trên vỏ có ghi số liệu kĩ thuật: Điện áp và dòng điện cho phép sử dụng. 2, Phích điện a, Khái niệm Là thiết bị dùng để lấy điện ra từ ổ cắm cho các đồ dùng điện. b, Phân loại Có rất nhiều loại và nhiều cách phân loại Theo cấu tạo có hai loại: phích tròn và phích dẹt Theo số chốt có hai loại: Phích 2 chốt và phích 3 chốt. c, Cấu tạo Gồm hai bộ phận chính thân và chốt tiếp điện Thân làm bằng nhựa hoặc sứ Tiếp điện ( chốt) làm bằng đồng nối với dây dẫn bằng vặn vít hoặc hàn thiếc Trên thân có ghi số liệu kĩ thuật: Điện áp và dòng điện cho phép sử dụng 3, Cầu chì a, Khái niệm Là thiết bị bảo vệ khi có sự cố quá dòng hay đoản mạch b, Phân loại Có nhiều loại: Cầu chì hộp, ống, nắp vặn.... c, Cấu tạo Gồm ba bộ phận chính - Dây chảy nối giữa hai bộ phận giữ dây - Chốt giữ dây dẫn - Vỏ làm bằng sứ, nhựa hoặc thuỷ tinh Trên vỏ có ghi số liệu kĩ thuật là dòng điện chịu đựng được của dây chì 4, Công tắc điện a, Khái niệm Là thiết bị điện dùng để đóng ngắt mạch điện có điện áp dưới 500 vôn và dòng điện dưới 5 ampe b, Phân loại Có nhiều loại công tắc xoay, công tắc bật, công tắc bấm, công tắc giật, công tắc ấn ... c, Cấu tạo Gồm 3 phần: - Núm tắt mở bằng nhựa - Các tiếp điện: tiếp điện động và tiếp điện tĩnh - Vỏ làm bằng nhựa hoặc sứ để cách điện, giữ phần tiếp điện và bảo vệ. Trên vỏ có ghi Điện áp và dòng điện cho phép sử dụng 5, Cầu dao điện a, Khái niệm Là thiết bị dùng để đóng ngắt mạch điện có dòng điện cường độ 5 A trở lên b, Phân loại - Theo số cực(dao): có loại 1dao, 2dao, 3dao. - Theo công dụng có loại cầu dao đóng ngắt và cầu dao đảo chiều. c, Cấu tạo Gồm ba phần - Vỏ làm bằng nhựa đế sứ. Trên vỏ có ghi Điện áp và dòng điện cho phép sử dụng - Bộ phận tiếp điện động (dao) là thanh đồng một đầu gắn với cần thao tác bằng sứ đầu kia vít với bộ phận nối dây dẫn điện - Bộ phận tiếp điện tĩnh bằng đồng có vít giữ dây dẫn. Khi hai bộ phận tĩnh và động tiếp xúc nhau thì mạch điện được nối 6, át tô mát Là thiết bị phối hợp giữa nhiệm vụ của cầu dao và cầu chì, dùng để đóng ngắt mạch điện. Tuỳ theo từng loại át tô mát mà mà ngắt mạch khi: quá áp, tụt áp, quá dòng, tụt dòng ... II, Đồng hồ vạn năng 1, Cấu tạo đồng hồ vạn năng Có 3 phần a, Vỏ làm bằng nhựa trên có lắp các chi tiết của đồng hồ b, Mặt làm bằng nhôm, sơn trắng trên mặt có nhiều kí hiệu quy ước c, Núm điều chỉnh đại lượng đo Có 4 phần - Đo điện áp xoay chiều kí hiệu VAC - Đo điện áp một chiều kí hiệu VDC - Đo cường độ dòng điện Kí hiệu mA - Đo điện trở kí hiệu Ω x ( phần này còn dùng để kiểm tra tụ và đi ốt) 2, Cách sử dụng a, Đo cường độ dòng điện một chiều và xoay chiều ở đồng hồ vạn năng chức năng đo dòng điện chỉ đo được những dòng điện có cường độ nhỏ nên ít khi dùng để do dòng ( lưu ý học sinh khi chuyển về chức năng này) b, Đo điện áp xoay chiều Điều chỉnh núm về phần đo điện áp xoay chiều ( VDC) Chọn thang đo chú ý giá trị cần đo khoảng bằng 2/3 giá trị thang đo Cách đọc trị số ứng với thang đo nào thì đọc trị số ở vùng đó c, Đo điện áp một chiều điều chỉnh núm về vùng đo điện áp một chiều VDC và tiến hành tương tự như đo điện áp xoay chiều nhưng chú ý âm dương. d, Đo điện trở ( đo nguội) - Điều chỉnh đồng hồ về vùng đo điện tr ở Ω - Chọn thang đo thích hợp x1; x10; x100; x1K; x10 K... - Chập hai que đo với nhau chỉnh cho kim về số 0 ( thao tác nhanh) - Đo và đọc trị số cho hai que đo tiếp xúc với hai đầu điện trở khi kim ổn định thì đọc trị số ở trên mặt đồng hồ ( chuyển thang đo khi yêu cầu độ chính xác cao ) * Kiểm tra tụ điện - Chọn thang đo: tuỳ thuộc vào điện dung của tụ cần kiểm tra ( Tụ có điện dung lớn thì chọn thang đo x1 hoặc x10 và ngược lại) - Sau khi chỉnh số 0 cho hai que tiếp xúc với hai cực của tụ nếu: + Kim lên rồi từ từ trở về ( ∞) thì tụ còn tốt + Kim không lên tụ bị đứt (hỏng) + Kim quay đến 0 rồi dừng lại tụ chập ( hỏng) + Kim quay ít rồi trở lại tụ khô ( kém) + Kim quay một góc rồi trở lại không hết tụ chậm ( kém) - Dùng đồ dùng trực quan kết hợp giảng giải phân tích thuyết trình. - Nêu câu hỏi để học sinh suy luận - Giới thiệu các loại thiết bị bảo vệ mạch điện và bảo vệ con người khi có sự cố về điện để học sinh thấy được vai trò vị trí và tầm quan trọng của các thiết bị bảo vệ - Lưu ý học sinh khi sử dụng cầu dao đặc biệt với các máy điện công suất lớn - Giới thiệu các loại at tô mát và hoạt động của chúng khi mạch điện không bình thường - Lấy đồng hồ vạn năng còn dùng tốt để giảng giải cho học sinh, cho học sinh quan sát giáo viên thực hành đo - Trường hợp học sinh nắm chắc cách sử dụng mới cho trực tiếp đo, khi học sinh đo giáo viên phải theo dõi sửa sai kịp thời để an toàn cho thiết bị và con người - Phần này giáo viên làm cho học sinh quan sát không yêu cầu học sinh phải làm được. Ngày soạn: Tiết 21 – 23 lắp đặt dây dẫn và các thiết bị của mạng điện sinh hoạt I. Mục tiêu - Biết được cách lắp đặt dây dẫn đúng kỉ thuật và mỹ thuật - Hiểu được phương pháp đi dây II. Thiết bị, đồ dùng dạy học - Các loại dây dẫn điện - Các loại dụng cụ nghề điện - Các loại pu ly sứ, sứ kẹp, ống ghen ... III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức Kiểm tra bài cũ: Bài mới 1, Lắp đặt điện Khái niệm lắp đặt điện có nghĩa là toàn bộ trang thiết bị và đường dây điện được lắp đặt ở vị trí cụ thể như công trình nhà ở, lớp học, văn phòng ... Có nhiều kiểu đi dây khác nhau việc lựa chọn một kiểu đi dây nào đó phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng, khả năng tài chính và đặc điểm môi trường. Bất cứ kiểu đi dây nào cũng phải tuân theo những quy tắc nhất định và được thiết kế trước khi xây dựng công trình. 2, Hệ thống dây dẫn điện Các phụ tải và đồ dùng điện thường đặt ở những vị trí khác nhau trong nhà và chúng được nối với nguồn bằng dây dẫn điện và được thực hiện bằng các phương pháp đi dây: a- Lắp đặt dây dẫn kiểu nối dùng pu li sứ hoặc sứ kẹp Gồm các bước sau: - Định vị: Theo sơ đồ lắp dựng để vạch dấu - Lắp đặt: Chèn tường lắp đặt sứ kẹp và lắp bảng điện - Lắp đặt dây dẫn đi sứ kẹp đơn giản và dễ làm b- Lắp đặt mạng điện kiểu nối bằng nẹp nhựa Các bước tiến hành như kiểu pu ly sứ kẹp chỉ có công đoạn đi dây là có một số điểm khác c- Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm Là kiểu đi dây trong tường, trong sàn bê tông. Cách lắp đặt này đảm bảo yêu cầu mỹ thuật , kỹ thuật và tránh được các tác động của môi trường không gian Hiện nay kiểu lắp đặt này được áp dụng rộng rãi trong thực tế. 3, Yêu cầu công nghệ khi lắp đặt a- Trên pu ly sứ hoặc sứ kẹp - Đường dây phải song song với vật kiến trúc và cách vật kiến trúc 10mm trở lên - Đường dây phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên - Bảng điện có thể cách mặt đất tối thỉêu 1,3 mét - Khi dây dẫn xuyên qua tường dùng ống nhựa để luồn dây b- Dùng nẹp nhựa - Không luồn các dây dẫn khác điện áp vào chung ống - Toàn bộ dây dẫn ở trong nẹp không vượt quá 40% tiết diện ống c - Lắp đặt kiểu ngầm - Bên trong ống phải sạch - Không luồn dây có dòng điện một chiều và xoay chiều vào chung ống Thuyết trình, thông báo cho học sinh lấy ví dụ nhỏ để làm rõ hơn. Giảng giải, lấy ví dụ về phạm vi áp dụng để tăng tính thực tế Đặt câu hỏi, nêu dự đoán câu trả lời Tổng hợp -> chuẩn kiến thức cho học sinh ghi vào vở Ngày soạn: Tiết 24 - 26 Thực hành lắp bảng điện I. Mục tiêu - Bắt đầu làm quen với công việc của nghề điện - Nắm được các bước lắp bảng điện - Lắp đúng kỷ thuật, mỹ thuật, an toàn. II. Thiết bị, đồ dùng dạy học - Các thiết bị điện - Đồng hồ vạn năng - Đồ dùng dụng cụ III. Tổ chức hoạt động dạy và học. Nội dung Phương pháp Kiểm tra sĩ số,

File đính kèm:

  • docGiao an nghe 9 moi.doc
Giáo án liên quan