1) Ý nghĩa của bài thực hành địa lí
Bài tập là một trong những phương pháp tích cực để thâm nhập và làm rõ các khái niệm địa lí. Bài tập rất đa dạng về loại hình, cách thể hiện. Mỗi loại bài tập địa lí thích hợp cho một số vấn đề địa lí nhất định. Nắm vững những vấn đề này có tác dụng lớn trong việc nhận thức các nội dung địa lí.
Thực tế hiện nay đang đặt ra là việc sử dụng các bài tập địa lí trong nhà trường đang bị xem nhẹ. Kết quả là một bộ phận lớn học sinh không có kỹ năng giải quyết được các bài tập trong chương trình phổ thông.
Như vậy bài tập địa lý vừa là phương pháp để học tốt phần lý thuyết đồng thời là môi trường để vận dụng lý thuyết.
84 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Bài tập thực hành chuẩn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài tập thực hành chuẩn
+ Phân loại.
+ Hướng dẫn chung cách làm.
+ Các bài tập mẫu ( Khoảng 58 bài.)
I- KháI quát chung về bài thực hành
1) ý nghĩa của bài thực hành địa lí
Bài tập là một trong những phương pháp tích cực để thâm nhập và làm rõ các khái niệm địa lí. Bài tập rất đa dạng về loại hình, cách thể hiện. Mỗi loại bài tập địa lí thích hợp cho một số vấn đề địa lí nhất định. Nắm vững những vấn đề này có tác dụng lớn trong việc nhận thức các nội dung địa lí.
Thực tế hiện nay đang đặt ra là việc sử dụng các bài tập địa lí trong nhà trường đang bị xem nhẹ. Kết quả là một bộ phận lớn học sinh không có kỹ năng giải quyết được các bài tập trong chương trình phổ thông.
Như vậy bài tập địa lý vừa là phương pháp để học tốt phần lý thuyết đồng thời là môi trường để vận dụng lý thuyết.
2) Phân loại bài thực hành địa lí.
Do sự phong phú của các loại bài tập địa lí nên có nhiều cách phân loại. Tuỳ thuộc vào mục đích mà có nhiều cách phân loại khác nhau:
a-Phân loại theo hình dạng: Nếu phân theo hình dạng biểu đồ, được chia ra:
Lược đồ
Biểu đồ đường
Biểu đồ miền
Sơ đồ
Biểu đồ cột
v.v.
Cách phân loại này có nhiều nhược điểm, bởi vì không phải loại bài tập địa lí nào cũng có hình vẽ. Ví dụ “Phân tích một bản thống kê”. Đây là một bài tập mà không có hình vẽ. Nói đúng ra cách phân loại trên chỉ áp dụng khi nói về cách vẽ biểu đồ.
b- Phân loại theo nguồn gốc số liệu:
-Loại bài thực hành dựa vào bảng số liệu
-Loại bài thực hành dựa vào lược đồ, át lát.
-Loại bài thực hành dựa vào sơ đồ
-Loại bài thực hành dựa vào tính toán xử lý số liệu
c-Phân loại theo các bước vẽ, hình dạng đặc trưng và ưu thế trong cách thể hiện.
Theo cách này bài tập địa lí được chia ra:
- Vẽ và nhận xét biểu đồ
- Phân tích (nhận xét, phân tích) bảng thống kê.
- Vẽ và nhận xét sơ đồ
- Các bài tập tính toán và xử lý số liệu.
- Các bài tập phối hợp
- Các bài tập kết xuất thông tin từ Computer.
Mỗi loại bài tập có thể được chia ra các dạng nhỏ hơn, trong đó các biểu đồ là phức tạp nhất. Biểu đồ là loại bài tập rất phổ biến và đa dạng. Theo cách phân loại các bước vẽ, hình dạng đặc trưng và ưu thế trong cách thể hiện biểu đồ dược phân ra:
Biểu đồ hình cột và các dạng cùng loại được chia ra các loại sau:
Tháp dân số
Cột đứng (loại đơn, loại kép)
Biểu đồ cột chồng, loại này được chia ra: loại sử dụng số liệu%; loại sử dụng số liệu nguyên dạng; cũng có thể phân ra: dạng đơn; dạng kép.
Biểu đồ thanh ngang. Có bao nhiêu loại biểu đồ cột nêu trên có chừng ấy loại biểu đồ thanh ngang (đơn, kép, chồng...). Loại này tiện lợi do có thể ghi tên vào thanh ngang mà không bị hạn chế nên giảm bớt sử dụng ký hiệu...
Biểu đồ đồ thị (đường biểu diễn) được phân ra:
Đồ thị đơn (có thể có nhiều đối tượng những chỉ có 1 đơn vị đo)
Đồ thị kép (có từ 2 đối tượng trở lên với 2 đơn vị đo khác nhau...)
Đồ thị gia tăng (loại quy đổi về năm xuất phát 100%)
Biểu đồ miền:
Biểu đồ miền mà các thành phần sử dụng số liệu %,
Biểu đồ sử dụng mà các thành phần số liệu nguyên dạng
Biểu đồ cơ cấu.
Theo hình dạng có thể chia ra: hình tròn, hình vuông, tam giác, cột chồng..
Loại biểu đồ cơ cấu nếu căn cứ theo số liệu lại được chia ra: Loại sử dụng số liệu tương đối, loại sử dụng số liệu tuyệt đối.
Các loại biểu đồ kết hợp, gồm các loại:
Biểu đồ đường với cột; biểu đồ cột chồng với cột đơn, biểu đồ miền với biểu đồ đường.
Nói chung việc phân loại bài tập địa lí khá phức tạp đòi hỏi giáo viên và học sinh cần nắm vững: đặc điểm, hình dạng đặc trưng của biểu đồ, ưu thế khi thể hiện, số liệu, các bước thực hiện khi vẽ để phù hợp với yêu cầu của đề ra.
II- Cách làm các loại bài tập THựC HàNH địa lí
1-Phân tích bảng thống kê (hay bảng số liệu )
Phân tích bảng thống kê là dựa vào 1 hay nhiều bảng số liệu để chứng minh và giải thích một số vấn đề nhất định về kinh tế – xã hội của đất nước. Mỗi bảng số liệu thường phản ánh nhiều mặt, nhiều khía cạnh về sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong một câu hỏi có thể có một hay nhiều bảng số liệu. Sự định hướng của câu hỏi có tác dụng giới hạn phạm vi cần phân tích.
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy vẽ và nhận xét biểu đồ sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian 1976-2005 (Đơn vị %/năm )
Năm, giai đoạn
76/80
1988
1992
1994
1999
2002
2004
2005
GDP
0,2
5,1
8,3
8,4
4,8
7,04
7,80
8,20
Công nghiệp – Xây dựng
0,6
3,3
12,6
14,4
7,7
14,5
12,5
13,5
Nông- Lâm- Ngư nghiệp
2,0
3,9
6,3
3,9
5,2
5,8
5,20
4,85
a)Vẽ biểu đồ.
Biểu đồ sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong giai đoạn 1976 - 2002.
b)Nhận xét.
Qua câu hỏi có thể thấy, hướng phân tích cần tập trung vào nội dung sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nội dung sự chuyển dịch cơ cấu ngành cũng được thể hiện qua bảng trên nhưng không phải là nội dung phân tích trọng tâm.
Xác định được phạm vi của bài làm sẽ giúp cho phân tích tập trung vào vấn đề chính, trúng câu hỏi.
Nhận xét biểu đồ cần được phân ra 2 hoặc 3 ý. Không nên có quá nhiều nhận xét hoặc kiểu viết như một bài viết lý thuyết.
2)Nguyên tắc chung khi phân tích các bảng số liệu là:
a)Không được bỏ sót các dữ liệu.
Trong quá trình phân tích phải sử dụng tất cả các số liệu có trong bảng. Điều đó buộc người viết phải lựa chọn những số liệu điển hình để cắt nghĩa những vấn đề mà đề ra yêu cầu. Cần phải sử dụng hết các dữ liệu của đề ra, tránh bỏ sót số liệu dẫn tới việc cắt nghĩa sai, thiếu ý trong bài làm.
b) Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích.
Bảng số liệu có thể có đơn vị tuyệt đối (dùng loại đơn vị tấn, hay m3, tỉ kwh, tỉ đồng.), hoặc đơn vị tương đối (đơn vị %).
Trong trường hợp đơn vị tuyệt đối cần tính toán ra các đại lượng tương đối. Quá trình phân tích phải đưa được cả hai đại lượng này để minh hoạ.
c)Tính toán số liệu theo hai hướng chính: theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Hầu hết các trường hợp là có một chiều thể hiện sự tăng trưởng và một chiều thể hiện cơ cấu của đối tượng.
Sự tăng trưởng của đối tượng là sự tăng hoặc giảm về mặt số lượng của đối tượng;
Sực huyển dịch cơ cấu đối tượng là sự thay đổi các thành phần bên trong của đối tượng.
Mọi sự thay đổi về cơ cấu hay sự tăng trưởng phải diễn ra theo chiều thời gian.
Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể.
Thường là đi từ các số liệu phản ánh chung các đặc tính chung của tập hợp số liệu tới các số liệu chi tiết thể hiện một huộc tính nào đó, một bộ phận nào đó của hiện tượng địa lý được nêu ra trong bảng số liệu.
Các nhận xét cần tập trung là: các giá trị trung bình, giá trị cực đại, cực tiểu, các số liệu có tính chất đột biến. Các giá trị này thường được so sánh dưới dạng hơn kém (lần hoặc phần trăm so với tổng số).
Khai thác các môi liên hệ giữa các đối tượng.
Quá trình phân tích bao giờ cùng đòi hỏi khai thác mối liên hệ giữa các đối tượng có trong bảng. Do đó cần khai thác mối liên hệ giữa các cột, các hàng. Kỹ năng phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng đòi hỏi có những tính toán phù hợp. Việc tính toán này thường được thực hiện trước khi bước vào nhân xét.
Cần tránh trường hợp vừa nhận xét vừa tính toán, điều này làm mất thời gian làm bài. Cũng tránh trường hợp là chỉ dừng ở mức đọc bảng số liệu. Các mối quan hệ được đề cập nhiều là: năng suất - diện tích - sản lượn; sản lượng với số dân và bình quân. Có vô số mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý gắn với các nội dung của từng bài.
Cần chú ý là phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích.
Mỗi nhận xét có trong bài đều phải có số liệu minh hoạ và giải thích.
Giải thích sự biến đổi, sự chuyển dịch của đối tượng là nêu ra những nguyên nhân, lý do dẫn tới sự thay đổi, sự khác biệt về phương diện thời gian và không gian của đối tượng.
Nói chung, để phân tích một bảng số liệu cần phải huy động kiến thức, tính toán hợp lý để tìm ra 2 hoặc 3, 4 ý phù hợp với yêu cầu của đề ra. Điều đó cho thấy không nắm được kiến thức cơ bản, không nắm vững lý thuyết sẽ không thể phân tích bảng số liệu.
2-Vẽ và nhận xét biểu đồ.
Các bước vẽ biểu đồ:
Xác định loại biểu đồ thích hợp;
Vẽ biểu đồ theo số liệu đã cho sẵn hoặc qua tính toán;
Lập bảng chú dẫn;
Ghi tên biểu đồ.
Các bước này cần được thực hiện một cách tuần tự, tránh cản trở lẫn nhau.
Ngoài ý nghĩa là kiến thức địa lý, vẽ biểu đồ là tập hợp của nhiều kỹ năng địa lý nên đòi hỏi học sinh phải thực hành nhiều mới có thể thuần thục.
Chú ý:
Khi vẽ biểu đồ cột, thanh ngang, đồ thị, biểu đồ kết hợp, biểu đồ miền.
Trục giá trị Y (thường là trục đứng - trục tung). Khi vẽ và chia đơn vị trên trục này phải có quan tâm tới giá trị cao nhất trong chuỗi số liệu. Giá trị cao nhất của trục này được làm tròn về phía trên để được một số đoạn dễ chia; gốc của trục là 0. Có thể có cả chiều âm trong một số trường hợp (ví dụ, tốc độ tăng trưởng GDP).
Trong mọi trường hợp phải bảo đảm tính liên tục của trục tung. Cũng có trường hợp đặc biệt cần thiết phải rút ngắn trục tung, những phải có chú dẫn (ví dụ như trong biểu đồ lượng mưa theo tháng).
Mỗi trục giá trị phải có mũi tên chỉ hướng của giá trị, phải ghi rõ danh số và đơn vị của đối tượng. Ví dụ: trên đầu mũi tên ghi: Sản lượng lương thực (Triệu tấn), thì Sản lượng lương thực là danh số; (Triệu tấn) là đơn vị đo của đối tượng. Dấu ngoặc đơn trong trường hợp này có có nghĩa: đơn vị đo là. Cũng có thể viết gọn Triệu tấn trên đầu mũi tên, đó là cách viết tắt. Mỗi trục giá trị chỉ thể hiện một loại danh số. Điều đó khi có nhiều loại đối tượng với nhiều loại đơn vị khác nhau ta phải vẽ nhiều trục giá trị.
Trục X (thường là trục ngang- hoành). Trong kiến thức phổ thông, hầu hết các loại biểu đồ chỉ có một trục hoành. Trục định loại này có thể là các địa phương trong một vùng, nhóm tuổi của cấu trúc dân cư, hoặc các ngành kinh tế hoặc diễn biến về mặt thời gian của đối tượng. Khi chia thời gian trên trục hoành cần chú ý tới tính liên tục của thời gian. Trường hợp của biểu đồ cột tính liên tục của thời gian không phải là bắt buộc.
Các trục tung và trục hoành không bảo đảm tính liên tục.
Các điểm thời gian thể hiện trên đường trục X và trục Y là không liên tục. Đường thẳng này không được gọi là một trục số
Đối với đồ thị, biểu đồ miền hoặc loại biểu đồ kết hợp nhất thiết phải bảo đảm tính liên tục của chiều thời gian. Nếu không bảo đảm tính liên tục của thời gian, đồ thị, biểu đồ miền sẽ bị biến dạng không thể hiện được tốc độ tăng trưởng hoặc tốc độ thay đổi của cơ cấu đối tượng.
Các trục tung và trục hoành bảo đảm tính liên tục.
Khi vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông)
Nếu là loại số liệu tuyệt đối cần phải xử lý số liệu trước khi vẽ.
Cần phải tính bán kính của các đường tròn (hoặc cạnh của hình vuông) và tỉ lệ các thành phần so với tổng số. Các giá trị tính toán khi vẽ biểu đồ hình tròn, giá trị tổng số thể hiện sự thay đổi của quy mô đối tượng. Sự so sánh các giá trị thể hiện quy mô của đối tượng là so sánh diện tích của các đường tròn.
Giả sử giá trị SLCN của năm A gấp 2 lần của năm B, thì có nghĩa là bán kính đường tròn năm A lớn hơn của đường tròn năm B là = 1,4 lần. Cách so sánh cũng tương tự như khi ta vẽ biểu đồ dạng hình vuông, trong đó cạnh hình vuông năm A lớn hơn cạnh hình vuông của năm B là = 1,4 lần.
Thiết nghĩ cũng nên nhắc lại những kiến thức cơ bản về diện tích hình tròn với bán kính của nó:
R1 là bán kính của đường tròn có diện tích là S1.
R2 là bán kính của đường tròn có diện tích là S3.
R3 là bán kính của đường tròn có diện tích là S3...
Diện tích và bán kính của đường tròn này có mối liên hệ:
; Quy ước diện tích của đường nhỏ nhất làm đơn vị (tổng số nhỏ nhất); bán kính của đường tròn này bằng 1 đơn vị dài. Sự chênh lệch về diện tích của các đường tròn S2, S3 với S1 và bán kính tương ứng như sau:
Tương tự, R3 =
Chọn bán kính của đường tròn có tổng số nhỏ nhất làm đơn vị là 1 hoặc 2cm. Nên chọn là 2cm, vì trong thực tế, vẽ đường tròn có bán kính bằng 1cm rất khó khăn đối với dụng cụ học sinh và quá nhỏ trong tờ giấy thi. Không nên chọn các tổng số trung bình hoặc lớn làm đơn vị, vì khi tính toán các bán kính cần tính đều nhỏ hơn bán kính đã lựa chọn. Trường hợp vẽ biểu đồ hình vuông sử dụng số liệu tuyệt đối cũng tuân theo cách tính độ dài cạnh hình vuông. Diện tích hình vuông bằng bình phương của cạnh.
Cần chú ý là các loại biểu đồ hình tròn, hình vuông, hình cột chồng có thể thay thế cho nhau. Mỗi loại có những ưu điểm nhược điểm khác nhau, tuỳ trường hợp mà có sự lựa chọn loại nào cho hợp lý.
Nên thiết kế bảng chú dẫn trước khi vẽ các hình quạt (hoặc các ô khi vẽ hình vuông). Trật tự của các hình quạt bên trong phải theo đúng thứ tự số liệu có trong bảng. Trong biểu đồ hình tròn phải vẽ theo thứ tự theo chiều thuận của kim đồng hồ.
Biểu đồ miền.
Cần chú ý là loại biểu đồ miền thể hiện rất tốt sự thay đổi cơ cấu của các đối tượng như: cơ cấu nông nghiệp với trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ; cơ cấu GDP với công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Ngoài ra, còn có một số loại biểu đồ miền đặc biệt khác, ví dụ biểu đồ tỉ lệ sinh, tử và gia tăng tự nhiên dân số, biểu đồ tỉ lệ giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu...
Các loại biểu đồ muiền chỉ sử dụng khi có từ 4 điểm thời gian trở lên; trường hợp chỉ có 2 hay 3 điểm thời gian người ta dùng dạng cột chồng hoặc hình tròn để thay thế.
Khi vẽ biểu đồ miền dứt khoát phải vẽ các điểm thời gian bảo đảm tính liên tục như khi vẽ đồ thị. Nếu không teo nguyên tắc này, sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần tham gia vào tổng số sẽ bị sai lạc.
Nhận xét biểu đồ.
Về căn bản có thể chia ra hai loại nhận xét chủ yếu là loại nhận xét cho biểu đồ cơ cấu và biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng. Đây là hai nội dung cơ bản trong các đề địa lí kinh tế - xã hội được đề cặp trong nội dung sách giáo khoa.
Loại biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng:
Các nhận xét này thường liên quan tới sự tăng trưởng, sự thay đổi của đối tượng. Sự thay đổi này bao giờ cũng gắn với một khoảng thời gian nhất định hoặc so sánh các đối tượng với nhau.
Sự thay đổi, sự tăng trưởng của một hay nhiều đối tượng thường liên quan tới tốc độ tăng trưởng. Công thức chung để tính tốc độ tăng trưởng của một đối tượng kinh tế - xã hội (sản lượng các sản phẩm của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp...) là:
VTB =
Trong đó:
VTB là tốc độ tăng trưởng trung bình tính bằng %/năm.
Mn và Mo là các giá trị của đối tượng ở thời điểm cuối và thời điểm xuất phát.
n là khoảng thời gian từ thời điểm xuất phát (0) tới thời điểm cuối (n).
Một biến dạng khác của công thức này là tốc độ tăng trưởng của một hay nhiều đối tượng trong cùng một khoảng thời gian người ta quy ước năm xuất phát là 100% (hay 1 lần). Loại tính toán này gắn với đồ thị tăng trưởng rất hay gp trong các đề thi.
Chú ý:
Không áp dụng công thức này để tính gia tăng tự nhiên của dân số. Bởi vì gia tăng dân số tuân theo quy luật hàm số mũ. Khi có sự so sánh giữa một đối tượng (ví dụ sản lượng lúa, sản lượng điện... với số dân) ta vẫn sử dụng cách so sánh hàm số số học. Nhưng mức tăng của dân số không phải là gia tăng dân số. Gia tăng dân số tuân theo hàm số mũ.
Đối với giá trị tổng sản phẩm sản xuất trong nước khi tính tốc độ tăng trưởng phải sử dụng giá cố địng (hay giá so sánh);
Trong các nhận xét để cho đơn giản hơn thường dùng phép so sánh các đối tượng bằng các giá trị tuyệt đối hay tương đối ( lần, %).
Nhận xét sự thay đổi theo chiều thời gian thường có: khái quát chung đánh giá tình hình chung của đối tượng tại điểm đầu và điểm mốc cuối; các giai đoạn nhỏ trong chuỗi thời gian. Thông thường người ta chia ra 2, 3, giai đoạn nhỏ để nhận xét. Mỗi giai đoạn nhỏ có sự tăng trưởng khác nhau. Nhận xét sự khác nhau giữa các đối tượng trong cùng một thời điểm cũng có 3 nội dung là: khái quát chung- dành cho tổng số; nhận xét các đối tượng riêng biệt, cao nhất, thấp nhất.
Loại biểu đồ thể hiện cơ cấu của đối tượng.
Các nhận xét thường tập trung vào đặc trưng của cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu theo thời gian. Tất cả những đặc trưng này đều do sự thay đổi các thành phần bên trong trong cùng một khoảng thời gian. Thành phần bên trong nào có sự tăng trưởng nhanh sẽ có tỉ trọng tăng lên, ngược lại thành phần nào có tốc độ tăng chậm hơn so với mức tăng chung sẽ có tỉ trọng giảm dần. Như vậy quá trình tiến hành nhận xét gắn liền với tính toán tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu của đối tượng.
Nói tóm lại, khi nhận xét biểu đồ thường rút ra khoảng 2, 3 nhận xét khác nhau. Mỗi nhận xét đều có 3 nội dung là: nêu ra nhận định - đưa ra số liệu - giải thích.
Đối với học sinh phổ thông, mọi nhận xét đều phải khẳng định lý thuyết, khẳng định những kiến thức cơ bản trong chương trình SGK.
3) Bài tập vẽ và nhận xét lược đồ, điền khung lược đồ
a- ý nghĩa của bài tập
Loại bài tập này có ý nghĩa lớn trong học tập và nghiên cứu các vấn đề địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam. Loại bài tập này rất phổ biến trong các đề thi đại học hay đề thi học sinh giỏi. Thông thường bài tập vẽ lược đồ được chia ra hai loại là vẽ và phân tích bản đồ, cũng có dạng câu hỏi kết hợp hai nội dung trên. Phổ biến trong chương trình phổ thông là vẽ lược đồ Việt Nam và lược đồ khu vực Đông Nam á.
b) Phân loại lược đồ:
Dựa theo đặc điểm và cách thể hiện, người ta thường phân biệt 3 loại lược đồ. Trong sách giáo khoa hay các đề thi, các lược đồ thường có sự kết hợp 3 hình thức thể hiện dưới đây:
+ Lược đồ thể hiện các đối tượng điểm:
Loại lược đồ này thể hiện các đối tượng như nhà máy thuỷ điện, các thành phố, các hải cảng, lược đồ khoáng sản. Để thực hiện được nội dung này cần phải vẽ mạng lưới sông chính. Bởi vì để xác định được vị trí các điểm theo nội dung trên cần phải dựa vào mối quan hệ giữa chúng với các đường (biên giới, bờ biển) hoặc các điểm đã biết trước. Do đó khi vẽ lược đồ thể hiện các đối tượng điểm dứt khoát phải vẽ mạng lưới các sông chính.
Khi thể hiện các đối tượng điểm trên bản đồ phải dùng ký hiện. Hệ thống ký hiện trong bản đồ do người vẽ tự chọn nhưng phải bảo đảm tính trực quan, tính lôgíc và quy mô của đối tượng. Các ký hiệu là những hình hình học đơn giản với màu sắc, to nhỏ khác nhau có thể thể hiện được vị trí, chất lượng và quy mô của đối tượng. Ví dụ để thể hiện chất lượng than theo nhiệt lượng cung cấp người ta dùng ô vuông gạch có màu nhạt cho than bùn, nét gạch đày cho than nâu, màu nét gạch đậm cho than mỡ và màu đen cho than gầy (antraxxit)
Nói chung, hệ thống các ký hiệu trong sách giáo khoa địa lý cần được nắm vững đẻ sử dụng khi vẽ lược đồ Việt Nam.
+ Lược đồ thể hiện đối tượng là các đường nét:
Các đối tượng dạng đường như sông ngòi, đường ô tô, các tuyến đường sắt, tuyến du lịch... Các đối tượng này ký hiệu là các đường, nét với màu sắc khác nhau.
Các đối tượng này cần chú ý tới điểm đầu, hướng và độ lớn của đối tượng.
Khi vẽ lược đồ Việt Nam cần phải vẽ mạng lưới sông. Bởi vì, để xác định các điểm đầu và điểm cuối một cách chính xác cần dựa vào mối quan hệ giữa các điểm đó với các đường cố định (biên giới, mạng lưới sông, đường bờ biển...) hoặc phải dựa vào các điểm cố định đã có từ trước.
+ Lược đồ thể hiện các đối tượng là đường nét:
Các đối tượng thể hiện có diện tích như: vùng phân bố lúa, vùng chuyên canh cây công nghiệp, lược đồ mật độ dân cư...
Các đối tượng thể hiện trong lược đồ có ranh giới và có nội dung bên trong khác nhau. Do đó khi vẽ lược đồ thể hiện các đối tượng có diện tích cần xác định rang giới các vùng và dùng ký hiệu màu sắc (có thể là màu đen trắng) để phân biệt các đối tượng.
Cần chú ý là trong chương trình phổ thông các loại lược đồ trên thường được sử dụng phối hợp. Thực tế, việc phân loại trên chỉ có ý nghĩa tương đối, trong bất cứ một bài tập vẽ lược đồ nào cũng cần sử dụng cả ba loại cách thể hiện nói trên.
c)Phân tích lược đồ.
Ví dụ:
Phân tích tài nguyên khoáng sản Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển và phân bố của công nghiệp của đất nước.
Phân tích sự phân bố công nghiệp Việt Nam. (Trang 5 SGK địa lí 12).
Phân tích sự phân bố dân cư Việt Nam qua bản đồ mật độ dân cư Việt nam năm 1999. (Trang 7 SGK địa lí 12).
Nói chung, khi phân tích lược đồ cần dựa vào hệ thống ký hiệu để bổ xung và hoàn chỉnh phần lý thuyết đã học. Chọn ví dụ: Hãy vẽ lược đồ Việt Nam với các khoáng sản chính. Từ lược đồ đã vẽ hây phân tích tài nguyên khoáng sản Việt Nam ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển và phân bố của công nghiệp của đất nước.
(Gợi ý các nội dung trả lời)
Khoáng sản nước ta đa dạng. Qua hệ thống ký hiệu cá loại khoáng sản có thể phân loại khoáng sản nước ta thành 3 nhóm: ....Tác động của sự đa dạng đối với
sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hoá chất, luyện kim, vật liệu xây dựng...
Khoáng sản nước ta phân bố không đều. Qua lược đồ ta nhân thấy rõ vùng tập trung khoáng sản....; vùng không tập trung khoáng sản...Tác động của đặc điểm này đối với sự phân bố các ngành công nghiệp.
Chỉ có một số mỏ có quy mô lớn. Quy mô của các mỏ được thể hiện ở kích thước của ký hiệu. Trong lược đồ, ta thấy ở Quảng Ninh, mỏ than đá có kích thước lớn hơn ở những nơi khác, chứng tỏ tại đây có mỏ than rất lớn.
Rõ ràng, phân tích một lược đồ cần phải nắm vững phần lý thuyết dã được học. Những kiến thức địa lý được thể hiện rất rõ trên bản đồ thông qua ký hiệu.
c-Vẽ và nhận xét lược đồ các nước trong vực Đông Nam á.
Có thể tham khảo bài tập này ở Đ25 Việt Nam Trong mối quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam á.
4)Phân tích một vấn đề địa lý qua át lát.
áp dụng những kiến thức cơ bản đã nêu ở trên ta có thể giải quyết dễ dàng các bài tập về át lát. Cần chú ý một điểm là, át lát thể hiện rất đa dạng các đối tượng địa lý bằng rất nhiều phướng pháp khác nhau như bản đồ – biểu đồ, bảng số liệu.
Khi phân tích một vấn đề địa lý ta cần tổng hợp nhiều loại kiến thức khác nhau, các bản số liệu, các biểu đồ đi kèm átlát.
III- Một số dạng biểu đồ cơ bản ( 58 bài )
Các biểu đồ rất đa dạng về chủng loại, mỗi loại có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc thể hiện các đối tượng địa lý. Việc rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trong Excell cần nắm bắt được một số thao tác cơ bản và một số dạng nhất định. Từ những dạng này có thể tự tìm thấy những cách vẽ biểu đồ các dạng khác.
Điều căn bản nhất là khi đã có một bảng số liệu phải dự kiến kiểu biểu đồ nào là thích hợp nhất để lựa chọn kiểu biều đồ thích hợp.
Sau đây là một số dạng bài tập cơ bản vẽ của một số dạng biểu đồ cơ bản.
Bài tập 1 - Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy vẽ và nhận xét biểu đồ sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian 1976-2005 (Đơn vị %/năm )
Năm, giai đoạn
76/80
1988
1992
1994
1999
2002
2004
2005
GDP
0,2
5,1
8,3
8,40
4,8
7,04
7,80
8,20
Công nghiệp – Xây dựng
0,6
3,3
12,6
14,4
7,7
14,5
12,5
13,5
Nông- Lâm- Ngư nghiệp
2,0
3,9
6,3
3,9
5,2
5,8
5,20
4,85
1)Vẽ biểu đồ.
Dạng cột đơn phân theo các nhóm cột, mỗi năm hoặc giai đoạn vẽ 3 cột thể hiện GDP, CNXD, NLN. Có thể vẽ thành dạng biểu đồ thanh ngang.
2)Nhận xét.
a)Những năm trước đổi mới ( từ 1976 đến năm 1988).
Tăng trưởng kinh tế chậm: GDP chỉ đạt 0,2%/năm; công nghiệp là 0,6%, nông nghiệp tăng khá hơn đạt 2%. Sự phát triển kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính. Lý do tốc độ tăng trưởng thấp.
b) Giai đoạn sau đổi mới (từ 1988 tới 2005)
Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn rất nhiều: tốc độ tăng GDP cao nhất vào năm 1994, so với giai đoạn 76/80 gấp 40,2 lần; công nghiệp cao gấp 24 lần; nông nghiệp gấp 1,4 lần.
Công nghiệp là động lực chính đối với sự tăng trưởng GDP. Lý do... Năm 1999 sự tăng trưởng kinh tế có giảm đi đáng kể là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực ĐNA.
Năm 2002 tới 2005 tốc độ tăng trưởng đã được khôi phục lại tuy có thấp hơn so với các năm trước đó.
Bài tập 2 - Vẽ và nhận xét sự suy giảm số lượng và chất lượng rừng của nước ta trong giai đoạn từ năm 1943 đến năm 2003.
Diện tích rừng nước ta trong thời gian 1943 - 2003. (Đơn vị: Triệu ha)
Năm
1943
1993
2003
Diện tích tự nhiên
32,9
32,9
32,9
Diện tích rừng
Trong đó: Rừng giầu
14,0
9,0
9,3
0,6
12,4
0,6
1-Xử lý số liệu vẽ biểu đồ:
- Có thể có nhiều cách lựa chọn kiểu biểu đồ: Cột chồng tuyệt đối, cột chồng tương đối; biểu đồ cơ cấu tuyệt đối tương đối (hình tròn, hình vuông).
Để tính toán cần nắm vững khái niệm phân loại đất: Đất tự nhiên phân theo mục đích sử dụng gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và thổ cư, đất chưa sử dụng. Đất rừng (đất có rừng) phân theo sự đa dạng sinh học gồm: rừng giầu có trữ lượng gỗ trên 150m3 trở lên; rừng nghèo - dưới 150m3 gỗ/ha.
Kết quả tính toán các loại đất như sau:
Loại đơn vị
(Đơn vị Ngh ha
Đơn vị %
Năm
1943
1993
2003
1943
1993
2003
Diện tích tự nhiên
32,9
32,9
32,9
100
100
100
Tổng diện tích rừng
14
9,3
12,4
43,3
28,1
37,7
Trong đó:Rừng giầu
9
0,6
0,6
27,2
1,8
1,8
Rừng nghèo
5
8,7
11,8
15,1
26,3
35,9
Các loại đất khác
19,1
23,8
20,5
57,7
71,9
62,3
-Vẽ biểu đồ. có thể vẽ biểu đồ hình cột chồng (sử dụng số liệu tuyệt đối) hoặc hình tròn.
Loại biểu đồ hình tròn cần phải xử lý số liệu trước khi vẽ.
Biểu đồ thể hiện suy giảm số lượng và chất lượng tài nguyên rừng nước ta trong giai đoạn 1943 - 2003.
2-Nhận xét và giải thích;
a-Số lượng rừng thể hiện bằng tỉ lệ độ che phủ:
Diện tích
File đính kèm:
- 58 Bai tap ve Bieu do chon loc dung cho on thi DH.doc