Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 16: Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

* Vấn đề môi trường:

- Mất cân bằng hệ sinh thái:

+ Biểu hiện: Sự gia tăng nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán và một số biến đổi bất thường của kh, thời tiết.

+ Nguyên nhân: Do hoạt động sống của con người như sinh hoạt, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Đặc biệt ở nước ta là do khai thác rừng bừa bãi quá mức.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 16: Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16: Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. II. Trọng tâm bài học: * Vấn đề môi trường: Mất cân bằng hệ sinh thái: + Biểu hiện: Sự gia tăng nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán và một số biến đổi bất thường của kh, thời tiết. + Nguyên nhân: Do hoạt động sống của con người như sinh hoạt, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Đặc biệt ở nước ta là do khai thác rừng bừa bãi quá mức. Ô nhiễm môi trường: + Biểu hiện: Ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. . . + Nguyên nhân: Do chất thải trong sinh hoạt và sản xuất như công nghiệp và nông nghiệp. . . Một số thiên tai chủ yếu: Bão: Hoạt động của bão + Thời gian hoạt động: VI – XII + Mùa Bão chậm dần từ Bắc vào Nam + Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão là khu vực duyên hải miền trung.Nam Bộ ít bị ảnh hưởng. + Trung bình mỗi nam có 8 cơn bão. Nguyên nhân: + Do nước ta nằm gần biển. + Do nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến nửa cầu Bắc nơi có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới đi qua. Hậu quả: + Mưa lớn gió mạnh làm lật úp tàu thuyền,, phá vỡ công trình giao thông, nhà cửa. . .. + Làm ngập mặn khu vực ven biển nhiễ mặn, ngập lụt trên diện rộng. + Dịch bệnh bùng phát lây nhiễm mạnh. + ảnh hưởng tới sản xuất của con người, sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Phòng chống: + Dự bão thời gian hoạt động, hướng di chuyển và phạm vi ảnh hưởng của bão. + Sơ tán dân khi có bão. + Xây dựng đê kè ven biển + Chống lụt phải kết hơp với cống bão và chống xói mòn sạt lở đất ở miền núi. + Thông báo cho tàu thuyền vào đất liền và vào nơi trú ẩn an toàn. Ngập lụt: Hoạt động: + Đồng bằng S. hông và ĐB sông Cửu Long là khu vực hay xẩy ra nhất. + Xẩy ra vào mùa mưa( 5 – 10) Nguyên nhân: + Mưa lớn, địa hình thấp. + Có hệ thống đê, kè ven biển và sông. + Do triều cường. Hậu quả: Làm tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phá vỡ mùa màng. . . Phòng chống: XD đê điều XD công trình thủy lợi thoát lợi Trồng rừng Hạn hán: Hoạt động + Xẩy ra vào mùa khô IV – XI + Nhiều địa phương nhưng rõ nhất ở miền Nam Nguyên nhân: + Mưa ít + Do cân bằng ẩm âm Hậu quả: + Mất mùa + Cháy rừng + Thiêu nước cho sản xuất và sinh hoạt Gỉai pháp: + Công tác thủy lợi. + Trồng rừng + Trồng các cây có khả năng chịu hạn. Lũ quét: Hoạt động: + Xẩy ra đột ngột ở miền núi. + Các vung như vùng núi phía Bắc và miền Trung. + Thời gian trùng vào mùa mưa. Nguyên nhân: + Mưa nhiều tập trung theo mùa + Địa hình dốc + Rừng bị chặt phá Hậu quả: + Tàn phá nhà cửa của cải. + Thiệt hại đến tính mạng con người. + Đất xói mòn, bạc màu. . . Phòng chống: + Quy hoạch các điểm dân cư. + Canh tác hiệu quả trên đất dốc. + Trồng rừng và quản lí chặt chẽ và sử dung đất hợp lí Thiên tai khác như: Động đất( Tây Bắc nhiều nhất đến Đông Bắc) , lốc, mưa đá, sương muối. . .

File đính kèm:

  • docBAI 15 Van de moi truong va cac thien tai.doc