Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 21 - Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả

I. Mục tiêu của bài thực hành.

Sau bài thực hành, học sinh cần:

- Hiểu rõ hơn về biến động rừng ở nước ta qua biểu đồ đã vẽ.

- Giải thích được sự biến động các loại rừng ở nước ta và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng.

- Vẽ biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại rừng.

- Xử lí và phân tích bảng số liệu.

II. Phương tiện dạy học:

Một số tranh ảnh trên mạng Internets liên quan về rừng.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 21 - Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu biến động rừng ở nước ta, nguyên nhân suy giảm và hậu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21. Ngày soạn:31/10/2008 Ngày dạy: 3/11/ 2008 Bài 19: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU BIẾN ĐỘNG RỪNG Ở NƯỚC TA, NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM VÀ HẬU QUẢ. I. Mục tiêu của bài thực hành. Sau bài thực hành, học sinh cần: - Hiểu rõ hơn về biến động rừng ở nước ta qua biểu đồ đã vẽ. - Giải thích được sự biến động các loại rừng ở nước ta và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. - Vẽ biểu đồ thể hiện biến động diện tích các loại rừng. - Xử lí và phân tích bảng số liệu. II. Phương tiện dạy học: Một số tranh ảnh trên mạng Internets liên quan về rừng. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hãy đọc yêu cầu bài thực hành. Xác định các nhiệm vụ cần làm trong bài thực hành. Xác định dạng biểu đò cần vẽ. BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG Hoạt động 2: Hãy nhận xét và giải thích sự biến động diện tích các loại rừng theo bảng số liệu sau: Năm 1943 1976 1983 1995 1999 2003 2005 Rừng tự nhiên 14.3 11 6.8 8.3 9.4 10 10.2 Rừng trồng 0 0.1 0.4 1 1.5 2.1 2.5 Tại sao rừng trồng và rừng tái sinh lại được xem là rừng nghèo? Nguyên nhân: Lấy đát làm nông nghiệp, khai thác gỗ, củi, lâm sản, cháy rừng chất độc hóa học, ô nhiểm. Hoạt động 3: Hãy cho biết phá rừng sẽ đem lại những hậu quả gì? Hậu quả: Mất lớp phủ thực vật => mất cân bằng chu trình sinh học. - Mất nơi nghĩ ngơi giải trí. - Tăng hàm lượng CO2 => Giảm điều hòa khí hậu. - Rửa trôi, xói mòn đất = > Tăng diện tích đất bị suy thoái và giảm diện tích đất trồng trọt. - Dòng chảy kém điều hòa => Mất cân bằng nước => Gây ngập lụt khô hạn. - Tổn thất tài nguyên động thực vật =>TỔN THẤT TÀI NGUYÊN VÀ ĐA DẠNG SINH VẬT. PHÁ VỠ CÂN BẰNG SINH THÁI. 1.Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng ở nước ta. Vẽ biểu đồ cột chồng tuyệt đối: - Trục tung biểu thị diện tích( đơn vị: nghìn ha). - Trục hoành biểu thị thời gian. 2. Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích các loại rừng. - Tổng diện tích rừng nước ta có nhiều biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng. +Diện tích rừng nước ta đang được phục hồi tuy nhiên vẫ còn thấp so với năm 1943. +Năm 1043 rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chua có diện tích rừng trồng. +Từ năm 1943 – 1983 nước ta mất di 7,2 triệu ha rừng trung bình mỗi năm mất đi 0.18 triệu ha. Trong giai đoạn này diện tích rừng trồng chỉ tăng được 0.1 triệu ha. Như vậy, diện tích rừng trồng của nước ta không bù lại được so với diện tích rừng tự nhiên mất đi. + Từ năm 1983 – 2005, diện tích rừng tự nhiên có sự phục hồi nên đã tăng được 2,7 triệu ha, diện tích rừng trồng cũng tăng 2.5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng nước ta đã tăng lên 5,2 triệu ha. - Sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm vì diên tích rừng tự nhiên phục hồi chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. 3. Hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. Sự suy giảm tài nguyên rừng sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng: - Làm mất lớp phủ bề mặt, tăng cường quá trình xói mòn rửa trôi, thoái hóa bạc màu đất. - Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên với cường độ mạnh hơn. - Suy giảm đa dạng sinh học và các nguồn lợi từ rừng. 4. Đánh giá: Hãy giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kín qua diện tích rừng giảm. 5. Hoạt động nối tiếp: Làm lại bài thực hành đặc biệt vẽ lại biểu đồ.

File đính kèm:

  • doc12 Nang cao Tiet 21.doc