I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố. dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.
- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
II. Phương tiện dạy học
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 23 - Bài 16: Đặc đlểm dân số và phân bố dân cư nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23 Ngày soạn:7/11/2008
Ngày dạy: 11/11/2008
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 16: ĐẶC ĐLỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố. dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
2. Kĩ năng:
- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ, các bảng số liệu thống kê.
- Khai thác nội dung thông tin trong các sơ đồ, bản đồ phân bố dân cư.
- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ, tuyên truyền chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
II. Phương tiện dạy học
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam .
- Atlat Địa lí Việt Nam
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động l: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.
Hình thức: Cặp
GV đặt câu hỏi: đọc SGK mục 1, kết hợp kiến thức đã học, em hãy chứng minh:
- VN là nước đông dân.
- Có nhiều thành phần dân tộc, từ đó đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội?
Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.
Một HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
Hoạt động 2: Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
Hình thức: Nhĩm
Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục).
Nhóm 1 : Phiếu học tập 1
Nhóm 2: Phiếu học 2
nhóm 3: Phiếu học tập 3.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS,kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục)
GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng DS (Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội và Chính sách dân số, Tâm lí xã hội; Ytế, chế độ dinh dưỡng...)
- Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Giải thích tại sao mật độ DSá ở đồng bằng sông Hồng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long?
Đọc bảng 16.8 nhận xét & giải thích về sự thay đổi tỷ trọng dân số giữa thành thị và nông thôn?
(Quá trình CN hoá, hiện đại hoá đất nước thúc đẩy quá trình đô thị hoá làm tăng tỉ lệ dân thành thị) .
Hoạt động 3: Tìm hiểu chiến lược phát triển dân số và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên nước ta.
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
* Đông dân:
- Theo thống kê, DS nước ta là 84156 nghìn người (năm 2006), đứng thứ 3 ĐNA, thứ 13 thế giới.
- Đánh giá: Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn: phát triển KT, giải quyết việc làm...
* Nhiều thành phần dân tộc:
- Có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Thuận lợi: đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.
- Khó khăn: sự phát triển không đều về trình độ và mức sống giữa các dân tộc.
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
a. Dân số còn tăng nhanh
- Mỗi năm tăng hơn 1 triệu người.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Ví dụ: giai đoạn 1989 - 1999 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình là 1,7% đến giai đoạn 2002 - 2005 là 1,32%.
- Hậu quả của sự gia tăng dân số : tạo nên sức ép lớn về nhiều mặt.
b. Cơ cấu dân số trẻ
- Trong độ tuổi lao dộng chiếm 64%, mỗi năm tăng thêm khỏang 1,15 triệu người.
- Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, năng động, sáng tạo.
- Khó khăn sắp xếp việc làm.
3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Đồng bằng tập trung 75% dân số. (VD: Đồng bằng sông Hồng mật độ 1225 người/km2); miền núi chiếm 25% dân số (Vùng Tây Bắc 69 người/km2)
+ Nông thôn chiếm 73, 1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số.
* Nguyên nhân:
+ Điều kiện tự nhiên.
+ Lịch sử định cư.
+ Trình độ phát triển KT-XH, chính sách...
4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu nguồn lao động nước ta: SGK
4. Đánh giá
Trắc nghiệm
Câu l: Năm 2006 số dân của nước ta là
A. 82,3 triệu người. C. 84,2 triệu người.
B. 83,8 triệu người. D. 85,2 triệu người.
Câu 2: Về số dân nước ra đang đứng thứ ........ ở Đông Nam Aù và đứng thứ trên thế giới .
A. 2 và 20. B. 3 và 11. C. 3 và 13. D. 4 và 13.
Câu 3: Ý nào không phải là khó khăn do dân số đông gây ra ở nước ta ?
A. Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn
B. Trở ngại lớn cho phát triển kinh tế.
C. Việc làm không đáp ứng nhu cầu.
D. Khó khăn trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
5. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: xem trước bài lao động và việc làm
File đính kèm:
- 12 NANG CAO TIET 23.doc