Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 27 - Bài 23: Đặc điểm phát triển kinh tế

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam Á gồm ba thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng các cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Phân rích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ.

- Mô tả được bức tranh toàn cảnh về sự phát triển công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam Á, liệt kê được các nhóm nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 27 - Bài 23: Đặc điểm phát triển kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27 - Bài 23 đặc điểm phát triển kinh tế I. mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam á gồm ba thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng các cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản. - Phân rích được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ. - Mô tả được bức tranh toàn cảnh về sự phát triển công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam á, liệt kê được các nhóm nước. 2. Kĩ năng - Tiếp tục tăng cường cho HS cac kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ hình cột và đưa ra được các nhận định. - Tăng cường kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê. - So sánh qua các biểu đồ. - Thực hiện tại lớp các bài tập địa lí. - Tăng cường khả năng thể hiện, biết trình bày trong nhóm. ii. thiết bị dạy học - Bản đồ địa lí tự nhiên châu á. - Bản đồ địa lí kinh tế khu vực Đông Nam á. - Các biểu đồ, lược đồ trong SGK phóng to ( nếu có thể ). Iii. HOạT động dạy học 1. Hỏi bài củ. - Nêu những khó khăn và thuận lợi về điều kiện tự nhiên trong sự phát triển của khu vực. - Hãy làm rõ những trở ngại của đặc điểm dân cư đối với sự phát triển kinh tế khu vực. 2. Định hướng bài học: GV Đặt vấn đề: " Đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp nhiệt đới khu vực Đông Nam á gồm ba thành phần chủ đạo: sản xuất lúa nước, trồng các cây công nghiệp, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản. kinh tế các nước Đông Nam á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá..." 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản cần nắm vững Hoạt động 1: Cả lớp (5 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và hình 23.1, hãy cho biết: + Các vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu của Đông Nam á? + Tại sao lúa gạo lại trở thành cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của khu vực? HS: Dựa vào kiến thức đã học và hình 23.1,để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 2: Nhóm/ cặp (5 phút) GV: Yêu cầu HS quan sát hình 23.2, hãy cho biết: + Em có nhận xét gì về vấn đề dân số và lương thực của các nước trong khu vực? + Tại sao sản lượng lúa gạo của khu vực trong những năm qua không ngừng tăng lên? + Hiện nay sản xuất lúa gạo của khu vực đang gặp khó khăn gì? Giải pháp để giữ vững và nâng cao sản lượng lúa gạo? HS: Dựa vào kiến thức đã học và hình 23.1,để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. - Sản xuất lúa gạo của khu vực hình thành 3 nhóm nước: + Nhóm có tỷ lệ tăng trưởng vượt tỷ lệ tăng trưởng dân số gồm Việt nam, In-đô-nê-xi-a, Lào, Mianma. + Nhóm có tỷ lệ tăng trưởng sản xuất lúa gạo bằng tỉ lệ tăng trưởng dân số gồm Philippin, Thái lan. + Nhóm có tỷ lệ tăng trưởng sản xuất lúa gạo nhỏ hơn tỉ lệ tăng trưởng dân số gồm Ma-lai-xi-a, Campuchia. Hoạt động 3: Nhóm ( 8 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào hình 23.1 và kiến thức đã học, hãy: Điền những thông tin cần thiết vào bảng dưới đây. I. Nông nghiệp Đông Nam á là nền nông nghiệp nhiệt đới 1. Sản xuất lúa nước - Lúa gạo được trồng chủ yếu ở các đồng bằng phù sa châu thổ trên lục địa và trên diện tích đất đai màu mở ở trên các đảo. - Là loại cây ưa khí hậu nóngẩm, nước ngập chân ruộng à Phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực. - Là cây lương thực chính của dân cư khu vực Đông Nam á, gắn chặt với đời sống và lịch sử phát triển của khu vực. Lúa gạo cũng là nguồn thức ăn của 1/ 2 dân số thế giới hiện nay. - Sản lượng lúa gạo của khu vực không ngừng tăng lên. Nhờ vào việc thực hiện cách mạng xanh trong nông nghiệp à Các nước Đông Nam á đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực và 1 số nước có để xuất khẩu. - Hiện nay việc trồng lúa nước ở Đông Nam á đang chịu sức ép bởi diện tích gieo trồng lúa ngày một thu hẹp do sự hấp dẫn của một số nông phẩm khác có giá trị cao hơn và do mục đích chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Do đó để giữ vững và nâng cao sản lượng lúa gạo, các nước cần phải đẩy mạnh thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất. 2. Trồng cây công nghiệp Các cây công nghiệp như: cao su, cà phê, hồ tiêu là những cây đặc trưng của sản xuất nông nghiệp khu vực Đông Nam á. Các cây trồng này được trồng với mục đích chủ yếu là để xuất khẩu thu ngoại tệ. Tên cây Các nước trồng nhiều Giải thích vì sao lại trồng nhiều ở đó Cao su Cà phê Hồ tiêu HS: Dựa vào hình 23.1, tìn nội dung cần thiết để hoàn thành bảng. GV: Yêu cầu HS trình bày kết quả, bổ sung. Hoạt động 4: Cả lớp ( 5 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục I.3, hãy: + Trình bày tình hình phát triển của ngành chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của khu vực. + Giải thích vì sao Đông Nam á là khu vực chưa phát huy hết lợi thế của biển để phát triển ngành đánh bắt hải sản? HS: dựa vào thông tin ở mục I.3, để trả lời câu hỏi GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Do có nhiều nguyên nhân, nhưng có thể thấy phương tiện đánh bắt của ngư dân nói chung vẫn còn lạc hậu. Sự lạc hậu thể hiện ở phương tiện chuyên chở (tàu thuyền), phương tiện đánh bắt (lưới và ngư cụ khác) và năng lực chế biến tại chổ còn thô sơ; công cụ lạc hậu, nên ngư dân lao động chủ yếu đánh bắt bằng thủ công và chỉ thực hiện phương thức đánh bắt gần bờ, ít có tàu lớn để đánh bắt xa bờ ở các đại dương. Hoạt động 5: Nhóm ( 8 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào bảng 23.1 và thông tin ở mục II, hãy: + Căn cứ vào GDP phân theo khu vực, nền kinh tế của những nước nào thể hiện trình độ phát triển cao. + Chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực sang khu vực công nghiệp và dịch vụ? HS: Dựa vào bảng 23.1, để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. Hoạt động 6: Cả lớp ( 3 phút) GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục III.1, hãy trình bày những đặc điểm chính sự phát triển công nghiệp của khu vực? HS: Dựa vào thông tin ở mục III.1, để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn xác kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng. 3. Chăn nuôi và khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản - Chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, mặc dầu số lượng đàn gia súc khá lớn. - Đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản là ngành kinh tế truyền thống và đang tiếp tục phát triển. - Là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản. Tuy nhiên các nước Đông Nam á vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của ngành. II. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang khu vực công nghiệp và dịch vụ - Hiện nay tỉ trọng của KVII và KVIII ngày càng lớn trong cơ cấu GDP. - Tốc độ tăng trưởng GDP/ người của phần lớn các nước trong khu vực tăng nhanh, nhưng không đều và thiếu ổn định. + Từ năm 1975 1990. Việt nam, Singapo và Thái lan là 3 nước có tốc độ tăng trưởng GDP/ người cao nhất khu vực; còn Philippin, Campuchia, Mianma là 3 nước thấp nhất. + Từ 1990 - 2000: Việt nam, Mianma và Singapo là 3 nước có tốc độ tăng trưởng GDP/ người cao nhất khu vực, còn Brunây, Philippin, Campuchia là 3 nước thấp nhất. - Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính ở châu á được mở đầu bằng việc phá giá đồng bạt của Thái lan, nó lây lan sang các nước trong khu vực và ra toàn châu á. Nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này là Inđônê xia. Cuộc khủng hoảng này đã gây trì trệ, tăng trưởng kinh tế âm của hầu hết các nước trong khu vực suốt năm 1998 và đến quý II năm 1999. iii. sự phát triển theo hướng hiện đại của các ngành công nghiệp và dịch vụ 1. Công nghiệp - Trước kia, công nghiệp của Đông Nam á chỉ phát triển chủ yếu là các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay, các quốc gia ở Đông Nam á đã chú ý phát triển các ngành công nghiệp hiện đại như: công nghiệp chế biến, lắp ráp; dầu khí, điện, khai khoáng. Hoạt động 6: Nhóm (7 phút) GV: yêu cầu HS nghiên cứu nội dung ở mục 1 và điền những thông tin cần thiết vào bảng dưới đây? Ngành công nghiệp Nước tiêu biểu Việt nam Dầu khí Điện Khai khoáng + Than + Thiếc + Đồng Công nghiệp chế biến và lắp ráp. HS: Làm việc theo nhóm để hoàn thành thông tin cần thiết vào bảng? GV; Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, bổ sung (xem thông tin phản hồi ở phần phụ lục) Hoạt động 7: Cả lớp ( 5 phút) GV: yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục III.2, hãy: + Nêu đặc điểm phát triển của các ngành dịch vụ của các nước Đông Nam á? + Kể tên các nước có GDP đóng góp từ dịch vụ chiếm tỷ lệ cao (trên 50%)? HS: Dựa vào thông tin ở mục III.2 để trả lời câu hỏi. GV: Bổ sung và ghi bảng 2. Sự phát triển của các ngành dịch vụ - Cơ sở hạ tầng đang từng bước hiện đại hoá. - Ngành du lịch đang ngày một phát triển mạnh. - Cơ cấu lao động trong các ngành dịch vụ ngày một tăng nhanh. Giữa các nước. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn không đồng đều. Vd: năm 2000 lao động trong khu vực III của Singapo là 79%, Brunây là 73,6%. Cơ cấu GDP của Dịch vụ ở Singapo, Thái lan đã vượt mức 50% và trở thành ngành kinh tế chính. VI. Đánh giá - Nêu những đặc điểm kinh tế cơ bản của khu vực Đông Nam á? V. Hoạt động nối tiếp GV: Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập số 2, và yêu cầu HS Về nhà xem lại bài học hôm nay. Phụ lục: Thông tin phản hổi bảng 1 Tên cây Các nước trồng nhiều Giải thích vì sao lại trồng nhiều ở đó Cao su Malaixia, Inđônêxia, Việt nam. ở các nước này có điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây trồng này, như: có nhiều vùng đất ba dan màu mở, đất xám... có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo... có nguồn lao động dồi dào. Cà phê Việt nam, Inđônêxia Hồ tiêu Việt nam, Inđônêxia, Malaixia, Thai lan Thông tin phản hồi Bảng 2 Ngành công nghiệp Nước tiêu biểu Việt nam Dầu khí In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-x-ia. Có sản lượng khá và ngày một phát triển Điện Điện Thái lan và In-đô-nê-x-ia là hai nước có sản lượng lớn nhất, còn Singapo và Brunây là hai nước có bình quân điện năng/ đầu người cao nhất khu vực Đang phát triển mạnh và hiện nay đứng thứ 7 trong khu vực về bình quân điện năng/ người. Khai khoáng + Than + Thiếc + Đồng + In đô nê xia, Việt nam + Ma-lai-x-ia, In-đô-nê-xi-a, Thái lan + Philippin Có sản lượng khá lớn về than, sắt, còn các loại khác không lớn. Công nghiệp chế biến và lắp ráp. Singapo, Ma-lai-x-ia, Thái lan, In-đô-nê-xi-a Đang trong giai đoạn phát triển tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và ĐBSH.

File đính kèm:

  • docBai 12 Dong Nam A tiet 2 Kinh te.doc