I- Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc. Các dân tộc luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.
2/ Kĩ năng:
Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
3/ Thái độ:
Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I- Mục tiêu bài học
1/ Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc. Các dân tộc luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.
2/ Kĩ năng:
Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
3/ Thái độ:
Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II- Thiết bị dạy học
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam.
III- Hoạt động dạy học
Mở bài: Nước ta là một quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, các đặc trưng văn hóa và các phong tục tập quán riêng tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hoá Việt Nam → Vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* HĐ1: Tìm hiểu sự đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Cá nhân)
- GV treo bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam.
- Theo hiểu biết của em thì hiện nay ở nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Quan sát biểu đồ 1.1 hãy nhận xét về tỉ lệ giữa các dân tộc? (Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm bao nhiêu % dân số)
· Dân tộc Kinh: 86,2% dân số.
· Các dân tộc khác: 13,8% dân số.
- Theo em, các dân tộc khác nhau ở điểm nào?
+ Văn hóa xã hội: thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
+ Về đời sống kinh tế: kinh nghiệm sản xuất, trình độ phát triển kinh tế.
- GV treo tranh vẽ về dân tộc Kinh. Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm thường thấy của dân tộc Kinh? (Về trang phục, đặc điểm kinh tế và các hình thức quần cư)
+ Trang phục đơn giản, ít hoa văn, áo dài truyền thống.
+ Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, giỏi các ngành nghề thủ công, là lực lượng lao động đông đảo trong SXNN, công nghiệp, dịch vụ, KHKT.
+ Sống theo đơn vị làng, xóm, thôn....
- Trừ dân tộc Kinh (Việt), tất cả 53 dân tộc còn lại được gọi bằng 1 tên chung là dân tộc gì? Hãy kể tên một số dân tộc khác mà em biết?
- Các dân tộc ít người có đặc điểm sống như thế nào?
Mặc dù chỉ chiếm 13,8% dân số và sống rải rác ở các vùng núi cao nguyên trung du từ Bắc vào Nam nhưng là một phần không thể thiếu của cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa Việt Nam.
Những bộ trang phục sặc sỡ và có những nét cách điệu về hoa văn và màu sắc là đặc trưng của mỗi dân tộc.
Họ sống chủ yếu nhờ vào khai thác nương rẫy, trồng cây ăn quả và nghề rừng... Các hoạt động sản xuất gắn với vùng núi và cao nguyên - nơi có nhiều tiềm năng về khoáng sản và lâm sản _ là những vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng.
- Quan sát hình 1.2 (Lớp học vùng cao) em có nhận xét gì về đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của họ?
Đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn cần được giúp đỡ và cải thiện thông qua các chủ trương chính sách của Nhà nước như chương trình 135, 5 triệu ha rừng,
Chương trình 135: chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa với mục tiêu: phát triển SX, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; phát triển CSHT; phát triển các dịch vụ công cộng thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch; nâng cao đời sống văn hóa.
- Tuy trình độ phát triển KTXH có khác nhau, nhưng các dân tộc ít người cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước. Em hãy kể 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? (Vải thổ cẩm, cồng, chiêng,)
- Tất cả 54 dân tộc có điểm nào chung?
Chung 1 Tổ quốc, tất cả đều là dân tộc Việt Nam, cùng lao động, cùng chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- Ý kiến trong SGK: Cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài cũng là người Việt Nam. Em thấy có đúng không? Vì sao?
Họ có quê hương Việt Nam, là những người Việt Nam dù ở xa quê hương nhưng họ vẫn yêu Tổ quốc, hướng về Tổ quốc, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước.
* HĐ2: Tìm hiểu sự phân bố các dân tộc (Cá nhân, nhóm)
- GV treo bản đồ các dân tộc Việt Nam.
- Dựa vào bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: dân tộc Kinh chủ yếu phân bố ở đâu?
(Xác định trên bản đồ vùng phân bố của dân tộc Kinh)
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ?
Chỉ ra trên bản đồ các khu vực phân bố chủ yếu của một số dân tộc ít người:
+ Tày, Nùng (Khu Đông Bắc Bắc Bộ)
+ Thái, Mường (Khu Tây Bắc Bắc Bộ)
+ Dao, Mông (núi cao Tây Bắc)
+ Êđê, GiaRai, CơHo (Trường Sơn - Tây Nguyên)
+ Chăm (Nam Trung Bộ)
+ Khơme (Tây Nam Bộ)
+ Hoa (TPHCM)
- Lối sống du canh, du cư có ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái?
- Ngày nay, vùng phân bố của các dân tộc ít người có những thay đổi gì? Vì sao?
+ Do chủ trương phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước mà một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.
+ Nhờ cuộc vận động định canh định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh du cư đã được hạn chế, nhiều dân tộc sống trên núi cao đã xuống thấp định canh trồng lúa nước, đời sống ngày càng được nâng cao.
I/ Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc.
- Người Việt (Kinh) chiếm đa số.
- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán.
- Người Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và KHKT.
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong SX, đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II/ Phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Kinh
Phân bố ở khắp các miền đồng bằng, trung du và duyên hải nước ta.
2. Các dân tộc ít người
Phân bố chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
- Trung du miền núi phía Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông,...
- Trường Sơn - Tây Nguyên: Ê đê, Gia Rai, Cơ Ho,
- Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Khơme, Hoa,
IV- Đánh giá
1/ Xác định trên bản đồ dân cư vùng phân bố của một số dân tộc.
2/ Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em.
V- Hoạt động nối tiếp
HS trả lời câu hỏi 3 trang 6 SGK: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em.
VI- Phụ lục
Bảng 1.1 Dân số phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người)
STT
Dân tộc
Dân số
STT
Dân tộc
Dân số
STT
Dân tộc
Dân số
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Kinh
Tày
Thái
Mường
Khơ-me
Hoa
Núng
Mông
Dao
Gia-rai
Ê-đê
Ba-na
Sán Chay
Chăm
Cơ-ho
Xơ-đăng
Sán Dìu
Hrê
65795,7
1477,5
1328,7
1137,5
1055,2
862,4
856,4
787,6
620,5
317,6
270,3
174,5
147,3
132,9
128,7
127,1
126,2
113,1
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
Ra-glai
Mnông
Thổ
Xtiêng
Khơ-mú
Bru-Vân Kiều
Cơ-tu
Giáy
Tà-ôi
Mạ
Gié-Triêng
Co
Chơ ro
Xinh-mun
Hà Nhì
Chu-ru
Lào
La Chí
96,9
92,5
68,4
66,8
56,5
55,6
50,5
49,1
35,0
33,3
30,2
27,8
22,6
18,0
17,5
15,0
11,6
10,8
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
Kháng
Phù Lá
La Hủ
La Ha
Pà Thẻn
Lự
Ngái
Chứt
Lô Lô
Mảng
Cơ Lao
Bố Y
Cống
Si La
Pu Péo
Rơ Măm
Brâu
Ơ Đu
10,3
9,0
6,9
5,7
5,6
5,0
4,8
3,8
3,3
2,7
1,9
1,9
1,7
0,8
0,7
0,4
0,3
0,3
File đính kèm:
- Bai 1 Cong dong cac dan toc VN.doc