Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 6)

I-MỤC TIÊU:

-Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước.

 -Thấy được mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam; các dân tộc cùng nhau đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

 -Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy những biến động trong phân bố các dân tộc do đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng ta.

 -Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc.

 

doc152 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/2009 Tuần 1 Ngày dạy : : 18/8/2009 Tiết 1 ĐỊA LÝ DÂN CƯ Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I-MỤC TIÊU: -Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt có dân số đông nhất, chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước. -Thấy được mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam; các dân tộc cùng nhau đoàn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. -Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc, thấy những biến động trong phân bố các dân tộc do đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng ta. -Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết giữa các dân tộc. II-DỤNG CỤ: -Bản đồ dân cư Việt Nam. -Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam. III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1-Ổn định: 1’ 2-Bài cũ: 1’ 3-Bài mới: Đặt vấn đề: Trong quá trình dựng nước, giữ nước, xây dựng đất nước đã có sự đóng góp to lớn của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nước ta có bao nhiêu dân tộc, mỗi dân tộc có nét đặc trưng gì ? Sinh sống ở đâu ? Quá trình CNH có làm thay đổi sự phân bố cũng như bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc hay không ? ... Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1: (cá nhân) 15’ GV: Giới thiệu Bảng 1.1 SGK hướng dẫn tìm hiểu. 1-Các dân tộc ở Việt Nam: ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Đó là những dân tộc nào ? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? -54 dân tộc, Kinh. -Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) đông nhất, chiếm 86,2% dân số. ? Dựa vào H 1.1 cho biết dân tộc Kinh chiếm bao nhiêu % ? -86,2%. GV: Còn lại các dân tộc ít người chiếm 13,8%. ? Đặc điểm nổi bật của dân tộc Việt ? Một số dân tộc ít người (về kinh nghiệm sản xuất, khả năng tham gia ngành kinh tế, trang phục, nhà cửa, phong tục tập quán, văn hóa ... ) -Kinh nghiệm sản xuất, kinh tế: +Kinh: Thâm canh lúa nước, thủ công. +Dân tộc thiểu số: Dựa vào nông, lâm; trồng lúa nương rẫy, dùng các nông cụ như gậy chọc lỗ, rựa rìa ...; vào rừng đẵn gỗ, dùng các loại bẫy và cung nỏ săn muông thú; chăn nuôi theo đàn; chài lưới ở ven suối (trên thuyền độc mộc); dệt, thuê, đan lát ... -Trang phục: Một số dân tộc chít khăn, mặc áo, đàn ông đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy (xà rông) thêu hoa văn nhiều màu sắc, đeo nhiều đồ trang sức; một số dân tộc xăm mình, cà răng căng tai... -Nhà ở: Dân tộc Tây Nguyên; nhà Rông; trong nhà có chiêng trống, chỗ đặt rượu cần; nong nỏ và những bộ da thú ... -Văn hóa: Phần lớn đời sống tình cảm tín ngưỡng được coi trọng; múa xòe nón (Thái); múa sạp (Mường), múa quạt (Chăm) ... GV: Đúc kết -Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, thể hiệ trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán ... GV: Tuy có những nét văn hóa khác nhau nhưng họ đều thống nhất, đoàn kết ... Chú ý: Nước ta có 54 dân tộc. Các dân tộc phân bố như thế nào ? Hiện nay có phân bố các dân tộc có gì thay đổi ? -Các dân tộc cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Hoạt động 2: 20’ 2-Sự phân bố các dân tộc: ? Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu ? a-Dân tộc Việt (Kinh): Sống chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. ? Em thuộc dân tộc nào ? Phân bố ở miền ĐH nào ? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cồng đồng các dân tộc Việt Nam ? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em. -Đón tết cổ truyền, lễ hội ... ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền ĐH nào ? Sự phân bố đó có ảnh hưởng gì đến kinh tế, an ninh quốc phòng. -Kinh tế: là nơi thượng nguồn các dòng sông: công nghiệp, nông nghiệp, lâm, ngư ... -An ninh: biên giới các quốc gia Trung quốc, Lào, Campuchia. b-Các dân tộc ít người: -Sống ở miền núi và cao nguyên. ? Sự phân bố các dân tộc ít người có gì khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam. -Bắc bộ: 30 dân tộc, chủ yếu Tày, Nùng (tả ngạn sông Hồng); Thái, Mường (hữu ngạn); người Dao (700-1000m); Mông (núi cao). ? Nói thêm về đặc điểm từng dân tộc. +Tây Sơn –Tây Nguyên > 20 dân tộc, Ê đê (Đắc Lắc), Giarai (Gia Lai-KomTum), Cơho (Lâm Đồng). +Cực Nam, Nam Bộ: Chăm, Khơme, Hoa ? So với trước Cách mạng, sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi không? Tại sao? (di cư từ miền núi phía Bắc lên Tây Nguyên). -Do chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước nên hiện nay sự phân bố các dân tộc có nhiều thay đổi 4-Củng cố: 4’ 1-Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho đúng: Cột A Nối Cột B 1-Một bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam a-Dân tộc có truyền thống trồng lúa nước. 2-Người Việt (Kinh) b-Kinh nghiệm sản xuất của nhiều dân tộc ít người nước ta. 3-Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công. c-Có dân số đông nhất trong cộng đồng các dân tộc ít người. 4-Người Tày d-Việt Kiều ở nước ngoài. 2-Cho số liệu về dân số nước ta năm 2003: Dân tộc Số dân (triệu người) Cả nước 80,9 Người Kinh 71,5 Các dân tộc ít người 9,4 Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân tộc nước ta 2003. 5-Hướng dẫn về nhà: -Bài tập 1, 2, 3 SGK. -Soạn bài 2. Tuần 1 – Tiết 2 Ngày soạn: 03/9/2008 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I-MỤC TIÊU: -Nhớ số dân nước ta ở một thời điểm gần nhất. -Hiểu và trình bày được tinh hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. -Biết được đặc điểm, cơ cấu dân số. -Kỹ năng phân tích bảng thống kê, một số bản đồ dân số. II-DỤNG CỤ: -Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam. -Tranh ảnh về hậu quả của gia tăng dân số. III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1-Ổn định: 1’ 2-Bài cũ: 4’ Nước ta có bao nhiêu dân tộc, những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? Chứng minh ? 3-Bài mới: Đặt vấn đề: Nước ta có bao nhiêu người dân ? Tình hình gia tăng dân số và kết cấu dân số nước ta có đặc điểm gì ? Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1: (cả lớp) 10’ GV: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau: ? Nêu số dân nước ta năm 2003. ? Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới ? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số nước ta. -Đông dân. -Diện tích: xếp thứ 58. -Số dân: xếp thứ 14 1-Số dân: -Năm 2003: 80,9 triệu người. -Việt nam là nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới. Họat động 2: (cá nhân, cặp) 15’ 2-Gia tăng dân số: GV hướng dẫn học sinh quan sát và phân tích H 2.1 ? Nhận xét về sự gia tăng dân số qua các thời kỳ. -Dân số tăng nhanh (đặc biệt trong thế kỷ XX). ? Nhận xét về tỷ lệ gia tăng tự nhiên. Tăng nhanh giai đoạn 50 đến cuối TK XX, giảm gia đoạn sau. -Nước ta có sự gia tăng dân số nhanh. ? Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh. -Gia tăng cơ giới, lao động phát triển. -Y tế phát triển, đời sống cải thiện -> sống nhiều, chết ít. -Trong nửa sau TK XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số, gần đây đã được kiềm chế. ? Nhờ đâu dân số ngày càng giảim tỷ lệ sinh. Công tác dân số KHHGĐ. GV: Tuy vậy, hàng năm vẫn tăng 1 triệu người. ? Dân số đông và tăng nhanh gây nên những hậu quả gì ? (môi trường, chất lượng cuộc sống: văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm ...) -Phân tích. ? Nêu những lợi ích của sự giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta. -Dựa vào gợi ý câu hỏi trên. GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận cặp để phân tích và trả lời câu hỏi dựa vào bảng 2.1 ? Từ đó cho biết tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau như thế nào giữa các vùng. Ví dụ cụ thể. +Nông thôn > thành thị +Đồng bằng > vùng núi -Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng. Họat động 3: (cá nhân, cặp) 10’ 3-Cơ cấu dân số: GV: Hướng dẫn học sinh phân tích B 2.2 ? Tỷ lệ 2 nhóm nam, nữ thời kỳ 1979-1999. Nhận xét. Nam < nữ ? Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kỳ 1979-1999. Nước ta có cơ cấu dân số thuộc loại nào. -Cơ cấu dân số trẻ. -Cơ cấu dân số trẻ, trong đó nhóm tuổi từ 0 - 14t, ? Cơ cấu dân số trẻ đặt ra những vấn đề cấp bách gì ? Vì sao ? GV: hiện nay số người < 25 tuổi chiếm hơn ½ dân số nước ta. -Văn hóa, y tế, giáo dục, việc làm -> tương lai. trước đây chiếm tỷ lệ lớn gần đây giảm; trong khi đó tỷ lệ lao động và ngoài lao động tăng lên. ? Nêu nhận xét về cơ cấu dân số theo giới và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. Nam > nữ -> chiến tranh. Hòa bình -> gần cân bằng +1979: 94,2 nam +1999: 96,9/100 -Tỷ lệ giới tính có sự chênh lệch. ? Ngay ở những vùng khác nhau trên cùng một đất nước vẫn có sự chênh lệch về giới tính. Giải thích tại sao. Ví dụ. -Hiện nay: 135nam/ 100 nữ. Đà Nẵng:179trai/100 gái MBắc: 150 trai/100 gái Dự đoán 20 năm nữa có 20 triệu thanh niên lập gia đình, trong đó 5 triệu nam không có cơ hội lấy vợ. -Chuyển cư. 4-Củng cố: 4’ Tỷ số giới tính của dân số nước ta có đặc điểm gì ? Vì sao ? 5-Hướng dẫn về nhà: 1’ -Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 SGK. -Soạn bài 3. Dân số Trung Quốc + Ấn Độ = 2,4 tỷ/ gần 1/3 dân số thế giới. Tuần 2 – Tiết 3 Ngày soạn: 07/9/2008 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I-MỤC TIÊU: -Hiểu và trình bày được sự thay đổi mật độ dân số nước ta gắn với sự gia tăng dân số. -Biết được đặc điểm các loại hình quần cư và quá trình đô thị hóa. -Biết phân tích bảng số liệu, đọc bản đồ phân bố dân cư. -Ý thức sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. II-DỤNG CỤ: -Bản đồ tự nhiên Việt Nam. -Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam. -Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và dân số đô thị ở Việt Nam qua các thời kỳ. III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1-Ổn định: 1’ 2-Bài cũ: 4’ Câu 1: Trình bày tình hình gia tăng dân số nước ta. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ? Câu 2: Bài tập 3 SGK. 3-Bài mới: Đặt vấn đề: Là một quốc gia đông dân, dân số tăng nhanh nên nước ta có mật độ dân số cao. Sự phân bố dân cư, các hình thức quân cư cùng như quá trình đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì ? => Họat động giáo viên Họat động học sinh Nội dung Hoạt động 1: (cá nhân, cặp) 13’ 1-Mật độ dân số và phân bố dân cư: GV: Đưa ra số liệu. Năm 2003 Quốc gia Mật độ dân số(người/km2) Thế giới Brunây Campuchia Đôngtimo Malaixia Mianma Nhận Bản Philippin Trung Quốc Inđônêxia Việt Nam 47 69 70 54 76 73 337 272 134 115 246 ? So sánh mật độ dân số nước ta với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ đó rút ra kết luận về mật độ dân số nước ta. Mật độ dân số cao, cao hơn của Trung Quốc (nước có số dân lớn nhất thế giới), Inđônêxia (nước có số dân đông nhất Đông Nam Á) => Việt Nam đất chật, người đông -Năm 2003: mật độ dân số là 246 ng/km2; thuộc laọi cao trên thế giới. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H 3.1 ? Cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào ? Thưa thớt ở những vùng nào ? Vì sao ? ? Từ đó nên nhận xét về sự phân bố dân cư nước ta. -Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất thuận lợi. -Dân cư nước ta phân bố không đều; tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. GV: Năm 2003 mật độ dân số ở: +Đồng bằng SH: 1192 ng/km2 +TP HCM: 2664 ng/km2 +Hà Nội: 2834 ng/km2 ? Ngoài ra, sự phân bố dân cư còn chênh lệch ở khu vực nào. ?Vì sao dân cư tập trung đông ở nông thôn. -Thành thị và nông thôn. -Do họat động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp => cần nhiều lao động. -Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn. Chú ý: Con người luôn thích nghi với tự nhiên, khai thác thiên nhiên để phát triển KT-XH, tạo ra sự đa dạng trong sinh họat, sản xuất. Hiện nay nước ta có những loại hình quần cư nào ? Mỗi loại có đặc điểm gì ? Họat động 2: (Nhóm) 20’ -Nhóm 1: Dựa vào H 3.1 ? Nên đặc điểm của quần cư nông thôn (tên gọi, họat động kinh tế chính, cách bố trí không gian nhà ở). -Thảo luận 2-Các loại hình quần cư: ? Trình bày những thay đổi của hình thức quần cư nông thôn trong quá trình CNH đất nước. Lấy ví dụ ở địa phương em. -Nhóm 2: Dựa vào H 3.1 ? Trình bày đặc điểm của quần cư thành thị(mật độ dân số, cách bố trí không gian nhà ở, phương tiện giao thông, họat động kinh tế) a-Quần cư nông thôn: -Các điểm dân cư ở cách xa nhau, nhà ở và tên gọi điểm dân cư có khác nhau giữa các vùng miền, dân tộc. -Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi cùng quá trình CNH-HĐH. ? Nhận xét và giải thích sự phân bố các đô thị ở nước ta. GV: Đại diện nhóm phát biểu, chỉ bản đồ. Giáo viên chuẩn kiến thức. GV: Hiện nay phần lớn dân cư nước ta sống ở nôn thôn, quá trình CNH sẽ làm thay đổi tỷ lệ này. b-Quần cư thành thị: -Nhà cửa san sát, kiểu nhà ống khá phổ biến. -Các đô thị tập trung ở đồng bằng và ven biển. Họat động 3: (cá nhân) GV: Hướng dẫn học sinh phân tích B 3.1 ? Nhận xét về số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta qua các thời kỳ. ? Điều đó phản ánh nước ta đến quá trình đô thị hóa ở nước ta. -Tăng nhanh rõ rệt. -Diễn ra với tốc độ ngày càng cao, gắn với quá trình CNH. 3-Đô thị hóa: -Quá trình đô thị hóa gắn liền với CNH. ? GV: Tuy vậy, so với nhiều nước, nước ta còn ở trình độ đô thị hóa thấp, chỉ thuộc loại vừa và nhỏ. -Tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp. -Qui mô đô thị : vừa và nhỏ 4-Củng cố: 4’ Em ở nông thôn hay thành thị ? Hãy trình bày một số đặc điểm về quần cư ở địa phương em ? 5-Hướng dẫn về nhà: -Nối nội dung cột A cho đúng với nội dung cột B Cột A Nối Cột B a.74% 1-Tác động của quá trình CNH-HĐH b.26% 2-Đa chức năng c.Diện mạo làng quê có nhiều thay đổi 3-Tỷ lệ dân số ở thành thị d.Chức năng đô thị thí hóa nước ta 4-Tỷ lệ dân số ở nông thôn -Bài tập SGK và soạn bài 4. Tuần 2-Tiết 4 Ngày soạn: 10/9/2008 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I-MỤC TIÊU: -Hiểu và trình bày được đặc điểm nguồn lao động, vấn đề sử dụng lao động ở nước ta. -Hiểu sơ lược về chất lượng cuốc sống và việc cần thiết phải nâng cao chất lượng cuộc sống. -Phân tích biểu đồ, bảng số liệu. -Mối quan hệ: dân số = lao động = việc làm = chất lượng cuộc sống ở mức độ đơn giản. II-DỤNG CỤ: -Các biểu đồ: H 4.1, H 4.2 -Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nước ta về: giáo dục, y tế, giao thông, bưu chính ... III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1-Ổn định: 11’ 2-Bài cũ: 4’ -Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta ? Giải thích sự phân bố đó ? -Phân biệt sự khác nhau giữa hai kiểu quần cư: nông thôn và thành thị ? 3-Bài mới: Đặt vấn đề: ? Nhắc lại đặc điểm dân số theo độ tuổi, theo giới. ? Với cơ cấu dân só trẻ, nữ nhiều hơn nam có thuận lợi, khó khăn gì trong việc sử dụng lao động ? Chúng ta đã làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống? Chất lượng nguồn lao động ? Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1: (cá nhân) 15’ ? Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi nào. GV: Hàng năm nước ta bổ sung 1 triệu trẻ em => 1 triệu lao động. ? Dựa vào bảng 2.2 nhận xét về số người trong độ tuổi lao động nước ta. (15-59t) -Nhiều nhất I-Nguồn lao động và sử dụng lao động: 1-Nguồn lao động: -Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. GV: Yêu cầu học sinh phân tích H 4.1 ? Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích. ? Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta ? Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì ? -Thành thị: 24,2% -Nông thôn: 75,8% Do hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. -Không qua đào tạo: 21,2% -Qua đào tạo: 78,8% => Cần đào tạo lao động phù hợp với từng ngành nghề khác nhau; nâng cao mức sống, thể lực, phát triển văn hóa, giáo dục, đào tạo nghề -Chất lượng nguồn lao động chưa cao, lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn GV: Do người lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn, điều đó cũng gây khó khăn cho việc sử dụng lao động. Họat động 2:(cá nhân, cặp) 2-Sử dụng lao động: ? Dựa vào H 4.2 kết hợp với kiến thức đã học: ? Nhận xét về tỷ lệ lao động giữa các ngành kinh tế năm 1989 và 2003 ? Cho biết sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta. Giải thích vì sao. -Tỷ lệ người lao động tay chân cao, lao động trí óc, kỹ thuật thấp. -Tỷ lệ lao động tay chân: giảm. -Tỷ lệ lao động kỹ thuật: tăng. Do phát triển cùng với quá trình CNH, chất lượng lao động ngày càng cao. -Năm 2003: lao động các khu vực kinh tế như sau: +Nông, lâm, ngư: 59,6% +CN-XD : 16,4% +Dịch vụ : 24% -Cơ cấu lao động nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực: lao động nông-lâm-ngư giảm; lao động CN-XD và dịch vụ tăng. Chú ý: Nguồn lao động dồi dào, trong điều kiện kinh tế chưa phát triển tạo nên sức ép rất lớn đối với xã hội. Thực trạng vấn đề việc làm của người lao động Việt Nam hiện nay ra sao ? Họat động 3:(cá nhân) 10’ ? Dựa vào nội dung SGK cho biết: -Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay biểu hiện như thế nào ? Vì sao? -Nông thôn, thời gan thừa: 22,3% => nông dan không trùng mùa vụ. -Thành thị: lao động thừa 6% => không đáp ứng yêu cầu việc làm II-Vấn đề việc làm: -Nước ta có nhiều lao động bị thiếu việc làm, đặc biệt ở nông thôn. -Đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam và địa phương em. -Biện pháp: lao động và đào tạo phải song song. -Biện pháp: Giảm tỷ lệ sinh đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hóa các ngành nghề, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề .... Chú ý: Ngoài vấn đề lao động, việc làm. Ngày nay người ta còn quan tâm đến chất lượng cuộc sống người dân => đặc điểm ? Họat động 4:(cá nhân) 10’ ? Nhận định về chất lượng cuộc sống người dân trong giai đoạn hiện nay. ? Chứng minh qua các yếu tố: giáo dục, y tế, tuổi thọ, thu nhập, bình quân đầu người, nhà ở, phúc lợi xã hội. -Cải thiện và nâng cao. -Giáo dục: phổ cập giáo dục THCS, tiến đến phổ cập THPT; tỷ lệ người biết chữ đạt 90,3%. +Y tế: dịch bệnh đẩy lùi, tử vong, suy dinh dưỡng giảm. +Tuổi thọ: tăng: nữ: 74; nam: 67,4. -Thu nhập gia tăng. III-Chất lượng cuộc sống: -Chất lượng cuộc sống của nhânh dân ngày cảng được cải thiện. ? Chất lượng cuộc sống đồng đều khắp mọi miền đất nước không ? Vì sao ? -Chênh lệch giữa: thành hị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư => phân hóa sâu sắc: giàu vẫn giàu, nghèo vẫn nghèo. -Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, các miền và giữa các tầng lớp trong xã hội GV: Nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, CNH. 4-Củng cố: 4’ Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta ? 5-Hướng dẫn về nhà: 1’ -Bài tập 3 SGK. -Soạn bài 5. Tuần 3 – Tiết 5 Ngày soạn: 14/9/2008 Bài 5: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ 1999 I-MỤC TIÊU: -Biết được cách phân tích và so sánh tháp dân số. -Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi, ngày càng “già” đi. -Thiết lập mối quan hệ: Gia tăng dân số = cơ cấu dân số theo độ tuổi; dân số = phát triển kinh tế -Có trách nhiệm với cộng đồng về qui mô gia đình hợp lý. II-DỤNG CỤ: -Tháp dân số Việt Nam 1989 và 1999. -Tư liệu, tranh ảnh về vấn đề KHHGĐ. III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1-Ổn định: 1’ 2-Bài cũ: 4’ -Đặc điểm nguồn lao động nước ta ? Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì ? -Vấn đề việc làm ở nước ta ? Phân tích các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm ? 3-Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Họat động 1: 18’ GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc về 1 tháp tuổi. ? Yêu cầu dựa vào học sinh 1 để so sánh -Trục ngang: tỷ lệ %. -Trục đứng: độ tuổi. -Các thanh ngang thể hiện dân số từng nhóm tuổi. -Phải, trái: giải thích -Gam màu. 1-Bài tập 1: a-So sánh hình dạng: Năm tuổi Năm 0-14t 15-59t >60t Hình 1989 Đáy rộng Thân hẹp Đỉnh hẹp Dạng 1999 Đáy hẹp Thân rộng Đỉnh rộng Cơ cấu dân số Giảm Tăng Tăng ? Rút ra kết luận gì về dân số Việt nam qua 2 giai đoạn. GV: Hướng dẫn học sinh tính tỷ lệ dân số phụ thuộc: X 100 Số người dưới l.động + trên l. động Số người trong lao động -1989: 85,69% -1999: 71,2% => Dân số Việt nam ngày càng “già” đi. b-Tỷ lệ dân số phụ thuộc: -1989: 85,69% -1999: 71,2% =>Tỷ lệ dân số phụ thuộc cao, song năm 1999 < 1989. Họat động 2: (cá nhân, nhóm) 10’ ? Qua BT 1, hãy nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. ? Giải thích nguyên nhân. 2-Bài tập 2: -Sự thay đổi về cơ cấu dân số nước ta. + Dưới và trong lao động đều cao, song độ tuổi dưới lao động 1999 cao hơn 1989. + Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 cao hơn 1989. Giải thích: -Do thực hiện tốt chính sách KHHGĐ và chất lượng cuộc sống được nâng cao. Họat động 3: (nhóm) 10’ GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung: ? Dựa vào thực tế, đánh giá thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi. GV: Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng “già” đi nhưng vẫn thuộc dạng cơ cấu dân số trẻ (đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc). ? Giải pháp để khắc phục khó khăn trên. -Phân tích thuận lợi, khó khăn 3-Bài tập 3: -Thuận lợi: Nguồn lao động đồi dào, tăng nhanh. -Khó khăn: Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. -Biện pháp: Giảm tỷ lệ sinh bằng cách thực hiện tốt chính sách KHHGĐ, nâng cao và đa dạng hóa ngành nghề. 4-Củng cố: 1’ Bài tập 1: Hình dạng tháp tuổi. 5-Hướng dẫn về nhà: 1’ Soạn bài 6. Tuần 3 – Tiết 6 Ngày soạn: 18/9/2008 ĐỊA LÝ KINH TẾ Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I-MỤC TIÊU: -Trình bày tóm tắt quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây. -Hiểu và trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. -Phân tích bản đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế. -Nhận biết vị trí các vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm. II-DỤNG CỤ: -Biểu đồ vùng kinh tế. -Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP. III-CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1-Ổn định: 1’ 2-Bài cũ: 4’ Trình bày sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta ? Giải thích nguyên nhân ? 3-Bài mới: Đặt vấn đề: Nền kinh tế nước đã trải qua quá trình lâu dài và nhiều khó khăn. Với những đổi mới trong nền kinh tế đã đạt được thành tựu và thách thức gì ? Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Họat động 1:(cả lớp) 15’ GV cho học sinh đọc nội dung phần 1 SGK. ? Tóm tắt quá trình đất nước trước thời kỳ đổi mới theo các giai đoạn: -1945 -1945-1954 -1954-1975 -1976-1986 -1945: Thành lập nước VNDCCH. -1945-1954: kháng chiến chống thực dân Pháp. -1954-1975: +Miền Bắc: xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, chi viện cho niềm Nam. + Miền Nam: chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế phục hồi chiến tranh. 1-Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới: -Nền kinh tế trải qua nhiều giai đoạn phát triển. +1976-1986: Cả nước đi lên CNXH, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bì khủng hoảng, sản xuất đình trệ. -Sau thống nhất đất nước: kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kéo dài, sản xuất đình trệ, lạc hậu. Hoạt động 2: 20’ 2-Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới: ? Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm nào?Nét đặc trưng của công cuộc đổi mới là gì ? ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trên các mặt nào. ? GV: hướng dẫn học sinh phân tích H 6.1 ? Hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế -1986: chuyển dịch cơ cấu kinh tế. -Ba mặt: +Cơ cấu ngành +Lãnh thổ +Thành phần k.tế -Giảm nông, lâm, ngư, tăng công nghiệp, dịch vụ, xây dựng. a-Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Biểu hiện: Chuyển dịch cơ cấu ngành, giảm tỷ trọng của khu vực nông, lâm, ngư; tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng. GV: hướng dẫn học sinh phân tích theo 3 mốc thời gian. -1991: chuyển từ kinh tế bao cấp sang thị trường. -1995: bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, VN gia nhập Asean => kinh tế thế giới. -1997: khủng hoảng tài chính khu vực => kìm hãm sự phát triển kinh tế. ? Xu hướng chuyển dịch này thể hiện rõ ở khu vực nào. ? Nội dung chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. ? Dựa vào H 6.2, xác định các vùng KT. Kể tên các VKT trọng điểm, VKT giáp biển và không giáp biển. ? Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế thực hiện như thế nào. -Kinh tế trọng điểm, thâm canh, chuyên canh nông nghiệp ... -Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ, hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ, các vùng kinh tế trọng điểm. -Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: phát triển kinh tế nhiều thành phần. Hoạt động 3: (nhóm) GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nội dung: -Nêu những thành tựu trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta? Tác động tích cực của công cuộc đổi mới tới đời sống người dân ? GV: Lấy ví dụ chứng minh: hình thành một số ngành kinh tế trọng điểm: dầu khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng. VD: Lúa gạo -> nhì thế giới Vải ... (DQ) -> Nhận Bản ... -Đời sống cải thiện, quan tâm chính sách ... b-Những thành tựu và thách thức: -Thành tựu: Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, các ngành đều phát triển. +Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng CNH. +Nền kinh tế nước ta đang hội nhập với khu vực và thế giới. ? Theo em, trong quá trình phát triển đất nước, chúng ta còn gặp những khó khăn nào? Lấy ví dụ thực tế ở địa phương. GV: -Xã hội còn phân hóa hóa giàu nghèo. -Bất công trong phát triển y tế, giáo dục ... -Việc làm thừa, thiếu. GV: AFTA: tổ chức mậu dịch tự do ĐNÁ. -Đói nghèo, môi trường, tài nguyên. -Khó khăn, thách thức: +Nhiều vấn đề cần giải quyết: xóa đói giảm nghèo, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, việc làm ...... +Biến động của thị trường thế giới, các thách thức khi tham gia AFTA, WTO ... 4-Củng cố: 4’ H

File đính kèm:

  • docGIAO AN DIA 9 - .doc