I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Giúp HS củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền.
- Rèn kĩ năng nhận xét biểu đồ.
3.Thái độ:
- Yêu thích giờ thực hành vẽ biểu đồ.
24 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 16 - Tiết 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 16.TIẾT 16.THỰC HÀNH
VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Giúp HS củng cố các kiến thức đã học ở bài 6 về cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền.
- Rèn kĩ năng nhận xét biểu đồ.
3.Thái độ:
- Yêu thích giờ thực hành vẽ biểu đồ.
II.Phương pháp:
-Trực quan,phân tích,so sánh.
III.Chuẩn bị:
1.GV:
- Bảng số liệu.
- Thước kẻ,phấn màu.
2.HS:
- Thước ,sáp màu, máy tính bỏ túi( nếu có).
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:5'
H:Ngành thương mại nước ta có đặc điểm gì?
3.Bài mới:
Mở bài:Các em đã được làm quen với phương pháp vẽ các biểu đồ: hình tròn,hình cột.Bài thực hành hôm nay ,hướng dẫn các em vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổ cơ cấu kinh tế.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: cả lớp
*Bước 1: đọc yêu cầu ,nhận biết các số liệu trong bài tập.
H:Trong trường hợp nào thì vẽ biểu đồ hình tròn?
H:Trong trường hợp nào thì vẽ biểu đồ miền?
(Vậy trong trường hợp khi chuỗi số liệu là nhiều năm thì vẽ biểu đồ miền.
- Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là các năm vì trục hoành trong biểu đồ miền biểu diễn các năm.)
*Bước 2: Vẽ biểu đồ.
- Cách vẽ biểu đồ miền hình chữ nhật:
+Trục tung có trị số là 100%
+Trục hoành thể hiện các năm.
- Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu .
- Thứ tự lần lượt bắt đầu từ đối tượng 1(miền 1) tính từ dưới lên,vẽ như khi vẽ biểu đồ đường.Sau đó vẽ đối tượng 3(miền 3) tính từ trên xuống cho dễ.Nằm giữa miền 1 và miền 3 là miền 2 ,làm như vậy dễ hơn khi tính các số lẻ.
- Vẽ đến đâu tô mầu đến đó,và lập bảng chú giải.
Hoạt động 2: cả lớp.
Dựa vào bản số liệu và phần vẽ biểu đồ:
H:Hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu của các ngành?
H:Sự giảm mạnh tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp từ 40,5 % xuống còn 23 % nối lên điều gì?
H:Tỉ trọng của khu vực kinh tế nào tăng nhanh nhất?
H:Thực tế này phản ánh điều gì?
HS đọc
Trả lời.
HS vẽ biểu đồ.
Một em vẽ trên bảng
HS đọc yêu cầu BT 2
Nhận xét biểu đồ.
1.Bài tập 1: vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002: 18'
2.Bài tập 2:
Nhận xét biểu đồ.
(17')
- Sự giảm mạnh tỉ trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% nói lên nước ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
-Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng lên nhanh nhất.Thực tế phản ánh quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đang tiến triển.
V.Củng cố,dặn dò:5'
1.GV nhận xét ,chốt lại cách vẽ biểu đồ hình tròn,hình cột chồng,biểu đồ miền.
*Bài tập:
1.Hãy điền các cụm từ phù hợp vào chỗ trống để nói lên sự thay đổi cơ cấu kinh tếtheer hiện rõ trong cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002:
" Tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp không ngừng giảm thấp hơn khu vực dịch vụ (từ năm 1993) rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng (từ năm 1995) đến đầu năm 2002 chỉ còn hơn 20%.Chứng tỏ nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp."
2. GV đánh giá cho điểm HS vẽ biểu đồ trên bảng.
- Về nhà ôn tập từ bài 1 đến bài 16.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 17. ÔN TẬP
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
Giúp HS củng cố lại các kiến thức:
- Tình hình gia tăng dân số,ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta.
- Thực trạng vấn đề phân bố dân cư ,dân tộc ,sử dụng lao động ,những giải pháp cơ bản.
-Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển ,phân bố ngành nông nghiệp ,công nghiệp ở nước ta.
- Đặc điểm phát triển ,phân bố xu hướng phát triển các ngành kinh tế nước ta.
2.Kĩ năng:
- Có kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế,phân tích các bảng số liệu
- Biết hệ thống hóa kiến thức ,củng cố các kiến yhuwcs và kĩ năng đã học.
3.Thái độ:
-Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
II.Phương pháp:
Tổng - phân- hợp
III.Chuẩn bị:
1.GV.
- Các bản đồ dân cư ,tự nhiên,kinh tế Việt Nam.
- Các phiếu bài tập.
2.HS:
- Xem lại kiến thức từ bài 1 đến bài 16.
IV.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ + ôn tập.
3.Bài mới:
Mở bài: Nêu nhiệm vụ trong giờ học : ôn tập ,hệ thống hóa kiến thức và rèn thêm kĩ năng đã học từ bài 1 đến bài 16.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: nhóm
*
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu bài tập:
Nhóm 1:
H: Dựa vào H2.1 :nhận xét số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta từ năm 1954 đến 2003?
H:Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên?
H:Dân cư nước ta phân bố như thế nào?Tại sao ?Giải pháp?
Nhóm 2:
H:Dựa vào H6.1,hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta? Giải thích vì sao có xu hướng chuyển dịch ?
H:Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
H: Dựa vào Bảng 10.2(SGK tr 38 :Nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng ?Vì sao đàn trâu không tăng?
Nhóm 3:
H:Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
HChứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản?
H:Xác định trên bản đồ các tỉnh trọng điểm nghề cá?
Nhóm 4:
Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?
H:Xác định trên bản đồ hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước?Kể một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu ch hai khu vực trên?
Nhóm 5:
H:Xác định trên bản đồ các tuyến giao thông,cảng biển,san bay quan trọng?Cho biết loại hình giao thông nào chiếm ưu thế trong vận chuyển hàng hóa?
H:Việc phát triển các ngành dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào tới đời sông kinh tế của nước ta?
Nhóm 6:
H:Xác định hai trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta? Giải thích tại sao Hà Nội và thành phố HCM lại là hai trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước?
H:Xác định trên lược đồ một số trung tâm du lịch lớn?
*Bước 2: cho HS trình bày kết quả.
*Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức.
HS thảo luận theo nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, (Chỉ bản đồ nếu yêu cầu) . Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
I.Nội dung:35'
1.Dân cư:
2.Nông nghiệp.
3.Lâm nghiệp và thủy sản.
4.Công nghiệp.
5.Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.
6.Thương mại và du lịch.
V.Đánh giá,dặn dò: 5'
1.Đánh giá: GV cho điểm các nhóm.
2.Dặn dò:Ôn tất cả các nội dung đã học để giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Nhóm 1:
H: Dựa vào H2.1 :nhận xét số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta từ năm 1954 đến 2003?
H:Ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên?
H:Dân cư nước ta phân bố như thế nào?Tại sao ?Giải pháp?
Nhóm 2:
H:Dựa vào H6.1,hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta? Giải thích vì sao có xu hướng chuyển dịch ?
H:Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
H: Dựa vào Bảng 10.2(SGK tr 38 :Nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng ?Vì sao đàn trâu không tăng?
Nhóm 3:
H:Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ rừng?
HChứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản?
H:Xác định trên bản đồ các tỉnh trọng điểm nghề cá?
Nhóm 4:
Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?
H:Xác định trên bản đồ hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước?Kể một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu ch hai khu vực trên?
Nhóm 5:
H:Xác định trên bản đồ các tuyến giao thông,cảng biển,san bay quan trọng?Cho biết loại hình giao thông nào chiếm ưu thế trong vận chuyển hàng hóa?
H:Việc phát triển các ngành dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào tới đời sông kinh tế của nước ta?
Nhóm 6:
H:Xác định hai trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất nước ta? Giải thích tại sao Hà Nội và thành phố HCM lại là hai trung tâm thương mại và dịch vụ lớn nhất cả nước?
H:Xác định trên lược đồ một số trung tâm du lịch lớn?
Ngày soạn
Ngày dạy:
Tiết 18.KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục tiêu bài kiểm tra:
1.Kiến thức: Qua bài kiểm tra
- Đánh giá được mức độ hiểu và nắm vững các kiến thức chính về dân cư ,tình hình phát triển kinh tế và một số ngành sản xuất của nước ta.
2.Kĩ năng :
- Đánh giá kĩ năng phân tích mối quan hệ về điều kiện tự nhiên và phát triển sản xuất ,kĩ năng tư duy tổng hợp.
3.Thái độ:
Nghiêm túc khi làm bài.
II.Phương pháp:
Ra đề trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan theo tỉ lệ 3-7
III.Chuẩn bị:
1.GV:Phô tô đề kiểm tra
2.HS: Ôn tập theo GV hướng dẫn.
IV.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp.
2.Giao đề:
ĐỀ BÀI.
I.Trắc nghiệm: (3 điểm,mỗi ý đúng được 0,5 điểm).
Hãy khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng nhất.
1.Trên thế giới,nước ta thuộc hàng nước có mật độ dân số:
A.Thấp B.Trung bình.
C.Cao. D.Không có đáp án đúng.
2.Bùng nổ dân số nước ta xảy ra vào thời gian:
A.Đầu thế kỉ XX. B.Giữa thế kỉ XX.
C.Cuối thế kỉ XX. D.Đầu thế kỉ XXI.
3.Thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng trong các nhóm cây bằng biểu đồ nào là tốt nhất?
A.Biểu đồ hình tròn. B.Biểu đồ đường.
C.Biểu đồ miền. D.Biểu đồ hình cột.
4.Ngành giao thông vận tải có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất là:
A.Đường sắt. B.Đường bộ.
C.Đường sông. D.Đường biển.
5.Loại hình thông tin nào ở nước ta hiện nay giúp mọi người tiếp cận nhanh nhất với thông tin thời đại mới?
A.Vô tuyến truyền hình. B.Mạng điện thoại di động.
C.Vệ tinh và trạm mặt đất. D.Mạng Internet.
6.Hoạt động ngoại thương tập trung nhiều nhất ở vùng nào dưới đây?
A.Hai đồng bằng:sông Hồng và sông Cửu Long.
B.Duyên hải Nam Trung Bộ.
C.Đông Nam Bộ.
D.Tây Nguyên.
II.Tự luận:(7 điểm).
Câu 1:(2 điểm).
Hãy cho biết xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế nước ta? Giải thích vì sao có xu hướng chuyển dịch trên?
Câu 2:(2 điểm).
Nêu nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng?Tại sao đàn trâu không tăng?
Câu 3:(3 điểm).
Chứng minh rằng nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Hết.
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm:(3 điểm,mỗi ý đúng được 0,5 điểm).
Câu
Đáp án đúng
1
2
3
4
5
6
C
B
A
B
D
A
II.Tự luận:(7 điểm).
Câu 1:(2 điểm).
-Có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
+ Giảm tỉ trọng nông,lâm,ngư nghiệp. (0,5 điểm)
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp,xây dựng và dịch vụ. (0,5 điểm)
- Có xu hướng chuyển dịch cơ cấu trên là do : nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa ,hiện đại hóa. (1 điểm)
Câu 2:(2 điểm).
- Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh nhất do nhu cầu thực phẩm tăng,giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi. (1 điểm).
- Hình thức chăn nuôi đa dạng, đặc biệt gắn liền với chế biến. (0,5 điểm).
- Đàn trâu không tăng do cơ giới hóa trong nông nghiệp. (0.5 điểm).
Câu 3:(3 điểm).
- Biển rộng (khoảng 1 triệu km2) trên bốn ngư trường trọng điểm:Cà Mau-Kiên Giang,Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu,Hải Phòng-Quảng Ninh,Hoàng Sa-Trường Sa. (1 điểm)
- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều ,đầm phá ,các cánh rừng ngập mặn là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ. (1 điểm).
- Vùng biển ven các đảo,vũng,vịnh là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn. (0,5 điểm)
- Sông,suối,ao,hồ là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
(0,5 điểm).
Hết.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ.
BÀI 17.TIẾT 19. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí ,một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,đặc điểm dân cư xã hội của vùng.
- Hiểu được sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc ,đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường ,phát triển kinh tế ,xã hội
2.Kĩ năng :
- Xác định trên bản đồ ranh giới các vùng,vị trí của một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng trên lược đồ.
- Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu dân cư,kinh tế xã hội.
3.Thái độ:
Biết sử dụng một số tài nguyên hợp lí và bảo vệ môi trường.
II.Phương pháp:Trực quan ,nêu vấn đề,phân tích ,so sánh.
III.Chuẩn bị:
1.GV:
- Bản đồ tự nhiên,bản đồ hành chính Việt Nam.
- Một số hình ảnh về thiên nhiên con người vùng trung du miền núi Bắc Bộ.
2.HS:
- Sưu tầm ảnh về thiên nhiên con người vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Soạn bài trước khi đến lớp.
IV.Hoạt động trên lớp:
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới:
Mở bài:Hãy kể tên các vùng kinh tế nước ta?
GV:Mỗi vùng kinh tế có đặc trưng về tự nhiên,dân cư kinh tế như thế nào? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng vùng KT,Trước tiên là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: cá nhân
H: Quan sát H17.1 hãy xác định vị trí địa lí của vùng?
H:Chung đường biên giới với các quốc gia nào?các tỉnh tiếp giáp?
H:Địa đầu phía Bắc?
H:Địa đầu phía Tây Bắc?
H: Vị trí địa lí của vùng có ý nghĩa như thế nào đối với tự nhiên,kinh tế ,xã hội?
(- Khí hậu: có mùa đông lạnh sát chí tuyến bắc nên tài nguyên sinh vật đa dạng.
- Có điều kiện giao lưu kinh tế văn hóa với Trung quốc và Lào,đồng bằng S.Hồng - vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.)
Chuyển : Ngoài vị trí quan trọng,vùng còn có đặc điểm tự nhiên nổi bật gì?
Hoạt động 2: cá nhân / Nhóm
Nhóm 1: Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc?
Nhóm 2:Khu vực Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? có khả năng phát triển ngành gì?
( - Địa hình : đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng ,thung lũng
bằng phẳng
- Phát triển ngành:
+ NN: vùng chuyên canh cây công nghiệp
+ Công nghiệp và xây dựng ,phát triển đô thị.
Nhóm 3:Tại sao nói vùng trung du và miền núi Bắc bộ là vùng giàu có nhất nước ta về tài nguyên khoáng sản và thủy điện?
Xác định trên bản đồ...?
Nhóm 4: Nêu những khó khăn về thiên nhiên đối với sản xuất và đới sống?
(- Khó khăn: địa hình chia cắt ,khó khăn trong việc giao thông
- Khí hậu thất thường
- khoáng sản trữ lượng nhỏ khai thác khó khăn
- Chất lượng môi trường giảm sút.
GV chuẩn xác kiến thức.
H: Qua phân tích trên ,hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ?
- Đánh giá về những thuận lợi khó khăn do tự nhiên mang lại?
GV kết luận.
Chuyển: Đó là những đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,còn về đặc điểm dân cư xã hội vùng này như thế nào,chúng ta cùng nhau nghiên cứu tiếp mục 3.
Hoạt động3: cá nhân
Bước 1: HS căn cứ bảng 17.2 kết hợp thông tin SGK ,vốn hiểu biết trả lời:
H:Trung du và miền núi bắc bộ có những dân tộc nào?Đặc điểm sản xuất của họ?
H:Nhận xét về sự chênh lệch về dân cư xã hội giữa hai vùng đông bắc và tây bắc? Với cả nước?
H:Tại sao trung du bắc bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi bắc bộ?
(Gần đồng băbgf có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao,có nguồn đất lớn giao thông ,công nghiệp ...phát triển.
H:Hãy kể những công trình phát triển kinh tế miền núi mà em biết?
Xác định bản đồ.
Phân tích
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả,nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
HS trả lời.
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: 8'
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía tây giáp Lào
- Phía ĐN giáp biển
- Phía Nam giáp với vùng đông bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
II.Điều kiên kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 18'
- là vùng có địa hình cao nhất nước ta.
*TL:
- Tài nguyên phong phú đa dạng ,khí hậu nhiệt đới gió mùa ,có mùa đông lạnh thích hợp cho trồng cây cận nhiệt và ôn đới
* KK:
- Địa hình chia cắt
- Khí hậu thất thường
- Khó khăn trong việc khai thác khoáng sản.
- Chất lượng môi trường bị giảm sút
III.Đặc điểm dân cư - kinh tế xã hội:12'
- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người
- Đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đang được cải thiện.
V.Củng cố,dặn dò:5'
Chọn ý đúng trong các câu hỏi dưới đây:
1.Sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất ở trung du và miền núi bắc bộ là sông:
a.sông Chảy
b.Sông Đà
c,Sông Hồng
d.Sông Gâm
2. Về mặt kinh tế xã hội,khu vực tây bắc thấp hơn khu vực đông bắc về chỉ tiêu:
a.GDP/người
b.Tuổi thọ trung bình
c.Tỉ lệ người lớn biết chữ
d.Tỉ lệ dân số thành thị
*Dặn dò:
- Làm bài tập trong tập bản đồ
- Soạn trước bài 18
Nhóm 1:
Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc?
Nhóm 2:
Khu vực Trung du Bắc Bộ có đặc điểm gì? có khả năng phát triển ngành gì?
Nhóm 3:
Tại sao nói vùng trung du và miền núi Bắc bộ là vùng giàu có nhất nước ta về tài nguyên khoáng sản và thủy điện?
Xác định trên bản đồ...?
Nhóm 4:
Nêu những khó khăn về thiên nhiên đối với sản xuất và đới sống?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 20.BÀI 18.VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
( tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức :Sau bài học,HS cần:
- Hiểu được về cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở trung du và miền núi bắc bộ theo trình tự : công nghiệp,nông nghiệp và dịch vụ.Nắm được một số vấn đề trọng tâm.
2.Kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí : kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích ,giải thích theo các câu hỏi gợi ý trong bài.
3.Thái độ:
- Biết khai thác tài nguyên gắn với việc bảo vệ môi trường.
II.Phương pháp:
- Trực quan,phân tích ,so sánh.
III.Chuẩn bị:
1.GV:
Bản đồ kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
2.HS:
Sưu tầm một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng (nếu có)
IV.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:5'
H:Xác định trên bản đồ vị trí địa lí vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng?
3.Bài mới.
Mở bài:Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên ,dân cư xã hội của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?Vậy những đặc điểm đó có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của vùng nhue thế nào ?Chúng ta nghiên cứu tiếp mục 3.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: các nhân
Dựa vào hình 18.1 và bản đồ cho biết:
H:Trung du và miền núi Bắc bộ có những ngành công nghiệp nào?Những ngành nào là thế mạnh của vùng?
H:Xác định trên bản đồ các nhà máy nhiệt điện ,thủy điện các trung tâm công nghiệp ,luyện kim cơ khí hóa chất.
H:Thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc là gì? Vì sao?
(- Đông Bắc :Khu vực giàu khoáng sản bậc nhất nước ta.
- Tây bắc là nơi đầu nguồn một số hệ thống sông lớn ,địa thế luw vực cao ,đồ sộ nhất nước ta- lòng sông ,các chi lưu rất dốc ,nhiều thác ghềnh ,có nguồn thủy năng lớn nhất Việt Nam)
H:Nêu ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình?
(-Sản xuất điện,điều tiết lũ ,cung cấp nước tưới mùa khô ,khai thác du lịch,nuôi trồng thủy sản,điều hòa khí hậu)
H:Hãy xác định trên bản đồ các cơ sở chế biến khoáng sản ? cho biết mối liên hệ giữa nơi khai thác và nơi chế biến?
Chuyển : Công nghiệp là thế mạnh của vùng .Vậy nông nghiệp ở đây phát triển như thế nào?Để trả lời câu hỏi đó ,chúng ta cùng nghiên cứu tiếp mục2.
Hoạt động 2: nhóm( 4 nhóm)
Nhóm 1:
H:Cho biết nông nghiệp của vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển như thế nào?
(Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm...)
Dựa vào hình 18.1 và kênh chữ thảo luận theo câu hỏi:
H:Chứng minh rằng sản phẩm nông nghiệp của vùng rất đa dạng?
Nhóm 2:
H:Tìm trên lược đồ những nơi có cây công nghiệp ,cây ăn quả.
H:Cây công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất so với cả nước ? Vì sao?
Nhóm 3:
H:Cho biết vùng có điều kiện gì để sản xuất lương thực?(Cánh đồng giữa núi ,nương rẫy...)
H:Vùng còn có những thế mạnh gì đem lại hiệu quả kinh tế cao?
(Nghề rừng,nuôi trâu,lợn,
đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản)
Nhóm4:
H:Nêu ý nghĩa của việc phát triển rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ?
(Điều tiết chế độ dòng chảy của các dòng sông ,cân bằng sinh thái ,nâng cao đời sống...)
H:Trong sản xuất nông nghiệp của vùng còn có những khó khăn gì?
(Sản xuất còn mang tính tự túc,tự cấp ,lạc hậu
- thiên tai lũ quét,xói mòn đất
- Thị trường ,vốn đầu tư ,qui hoạch....)
GV chuẩn xác kiến thức.
Chuyển ý:Các ngành công nghiệp nông nghiệp phát triển như vậy,còn ngành dịch vụ phát triển như thế nào ?Ta nghiên cứu tiếp mục 3.
Hoạt động 3: cả lớp.
H:Xác định trên bản đồ các tuyến quốc lộ :1,2,3,6
H:Hãy cho biết đặc điểm của các tuyến đường trên?
(Nối liền đồng bằng sông Hồng với Trung quốc,Lào)
H:Xác định trên bản đồ các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt- Trung,Lào - Việt?
H:Cho biết thế mạnh phát triển du lịch của vùng?
Hoạt động nhóm /cặp.
H:Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng?Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm?
HS quan sát và trả lời
HS xác định bản đồ
Giải thích.
Phân tích.
Xác định bản đồ.
Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Xác định bản đồ.
Trả lời.
III.Tình hình phát triển kinh tế : 29'
1.Công nghiệp.11'
- Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và năng lượng(Thủy điện,nhiệt điện)
- Khai thác gắn liền với công nghiệp chế biến,một phần phục vụ cho xuất khẩu.
2.Nông nghiệp:11'
*Trồng trọt:
- Cây chè là thế mạnh của vùng ,chiếm tỉ trọng lớn nhất.
- nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông ,lâm kết hợp.
- Trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới.
*Chăn nuôi: gia súc và đánh bắt thủy sản.
3.Dịch vụ: 7'
- các cửa khẩu quốc tế quan trọng : Móng Cái,Hữu nghị,Lài cai,Tây trang.
- Hoạt động du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng.Đặc biệt là vịnh Hạ Long.
V.Các trung tâm khinh tế :6'
- thái Nguyên,Việt trì,Lạng Sơn,Hạ Long.
V.Củng cố ,dặn dò: 5'
* Bài tập:
Khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau:
1.Khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng đông Bắc vì:
A.Đông Bắc là vùng khai thác khoáng sản từ lâu đời
B. Đông Bắc là vùng có tài nguyên khoáng sản giàu có nhất nước ta.
C.Có nhiều loại khoáng sản quan trọng để phát triển công nghiệp
D.Là vùng có nhiều loại tài nguyên ,khoáng sản công nghiệp quan trọng đối với quốc gia.
2.Phát triển thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc vì:
A.Trong vùng có địa hình cao ,đồ sộ ,bị cắt xẻ mạnh.
B. Sông ngòi trong vùng nhiều thác ghềnh
C. Nhờ có nguồn thủy năng dồi dào
D.Tất cả đều đúng.
* Dặn dò: Về nhà làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài thực hành.
Nhóm 1:
H:Cho biết nông nghiệp của vùng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển như thế nào?
H:Chứng minh rằng sản phẩm nông nghiệp của vùng rất đa dạng?
Nhóm 2:
H:Tìm trên lược đồ những nơi có cây công nghiệp ,cây ăn quả.
H:Cây công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất so với cả nước ? Vì sao?
Nhóm 3:
H:Cho biết vùng có điều kiện gì để sản xuất lương thực?
H:Vùng còn có những thế mạnh gì đem lại hiệu quả kinh tế cao?
Nhóm4:
H:Nêu ý nghĩa của việc phát triển rừng theo hướng nông lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ?
H:Trong sản xuất nông nghiệp của vùng còn có những khó khăn gì?
File đính kèm:
- T16-19.Thuc hµnh....doc