Lịch sử định cư lâu đời, thiên nhiên thích hợp với cây lúa nước làm cho Thái Bình là tỉnh điển hình về mật độ dân số cao. Người dân cần cù dũng cảm, làm nên nhiều sự tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nông nghiệp phát triển với năng suất lúa luôn dẫn đầu cả nước.
III. Địa lí dân cư
1. Sự gia tăng dân số
a. Gia tăng tự nhiên
Ngày đầu thành lập tỉnh, dân số Thái Bình có 809300 người, mật độ 615 người/km2. Cùng thời cả nước có khoảng 7,3 triệu người, mật độ 22 người /km2. Như vậy năm 1890 mật độ dân số Thái Bình đã gấp 27,9 lần mật độ dân số cả nước. Năm 2004 số dân Thái Bình là 1.843.000 người , mật độ dân số 1192 người/km2, gấp 4,78 lần lần mật độ trung bình cả nước và 28,4 lần mật độ trung bình của thế giới. Điều đó cho thấy vị trí quan trọng của Thái Bình về cả sức người và sức của trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 2: Dân cư và đặc điểm kinh tế tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2
Dân cư và đặc điểm kinh tế tỉnh Thái Bình
Lịch sử định cư lâu đời, thiên nhiên thích hợp với cây lúa nước làm cho Thái Bình là tỉnh điển hình về mật độ dân số cao. Người dân cần cù dũng cảm, làm nên nhiều sự tích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nông nghiệp phát triển với năng suất lúa luôn dẫn đầu cả nước.
III. Địa lí dân cư
1. Sự gia tăng dân số
a. Gia tăng tự nhiên
Ngày đầu thành lập tỉnh, dân số Thái Bình có 809300 người, mật độ 615 người/km2. Cùng thời cả nước có khoảng 7,3 triệu người, mật độ 22 người /km2. Như vậy năm 1890 mật độ dân số Thái Bình đã gấp 27,9 lần mật độ dân số cả nước. Năm 2004 số dân Thái Bình là 1.843.000 người , mật độ dân số 1192 người/km2, gấp 4,78 lần lần mật độ trung bình cả nước và 28,4 lần mật độ trung bình của thế giới. Điều đó cho thấy vị trí quan trọng của Thái Bình về cả sức người và sức của trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam
Tỉ suất sinh ở Thái Bình giảm nhanh từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay, nhưng còn chênh lệch khá lớn giữa các vùng trong tỉnh và chưa thật ổn định. Năm 2004, tỉ suất sinh toàn tỉnh giảm xuống 15,06‰, cao nhất vẫn là Tiền Hải : 16,2‰, thấp nhất là Quỳnh Phụ : 14,14‰.
Tỉ suất tử giảm nhanh từ cuối thập kỉ 60 đến đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Từ đó đến nay ổn định ở mức trên dưới 5‰. Tỉ suất tử chung toàn tỉnh năm 2004 là 5,8‰, thấp nhất là thành phố Thái Bình : 4,95‰, cao nhất là Tiền Hải: 6,02‰.
Mức gia tăng tự nhiên thấp làm cho quy mô gia đình giảm, bình quân toàn tỉnh: 3,7 người/hộ. Quy mô gia đình nhỏ tạo thuận lợi trong việc chăm sóc con cái và người già, nâng cao chất lượng cuộc sông.
b. Gia tăng cơ giới
Sức ép dân số lên đất đai ở một tỉnh thuần nông làm cho Thái Bình luôn có mức gia tăng cơ giới âm. Cũng như các tỉnh khác trong đồng bằng sông Hồng, các hình thức di cư ở Thái Bình là di cư đi xây dựng các vùng kinh tế mới và di cư tự do tìm việc làm.
Số dân Thái Bình đi xây dựng kinh tế mới từ 1991 đến 2003
( đơn vị: người)
Thời kì
Tổng số
Đi ngoài tỉnh
Đi trong tỉnh
Nhân khẩu
Lao động
Nhân khẩu
Lao động
Nhân khẩu
Lao động
1991-1995
21582
12673
17012
9630
4840
3043
1996-2000
6243
4097
4494
3053
1749
1044
2001-2003
3347
2264
2363
1286
1684
978
Hình thức di cư tự do đi tìm việc làm của bộ phận lao động nhàn rỗi có số lượng lớn hơn nhiều so với hình thức đi xây dựng kinh tế mới. Đó là hình thức di cư ra thành thị, tới các vùng nông thôn khác theo mùa vụ theo thời gian dài ngắn khác nhau, làm cho dân số và lao động ở các địa phương của Thái Bình luôn biến động với đặc trưng chung là số người chuyển đi nhiều hơn số người chuyển đến. Tỉ lệ lao động trong số nhân khẩu di cư tự do lớn hơn nhiều so với di cư đi xây dựng kinh tế mới.
c. Gia tăng cơ giới thực thấp hơn mức gia tăng tự nhiên. Trong khoảng 10 năm giữa hai đợt tổng điều tra dân số : giai đoạn 1979-1989 số dân Thái Bình tăng 243304 người, bình quân 1,62%/năm; giai đoạn 1089-1999 tăng 153251 người, bình quân 0,9%/năm, thấp hơn tỉ suất bình quân của 10 năm trước đó 0,72%.
Tuy nhiên, số dân tăng lên làm cho diện tích bình quân đất nông nghiệp theo đầu người liên tục giảm từ 1002m2 năm 1955 xuống 525m2 năm 2003. Nền kinh tế thuần nông với bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp làm cho sức chứa lãnh thổ ở Thái Bình đã vượt quá mức bão hoà, khó khăn trong việc nâng cao mức sống cho dân cư.
2. Kết cấu dân số
Theo tổng điều tra dân số năm 1999, toàn tỉnh có 932522 nữ chiếm 52,22%. So với năm 1989, tỉ lệ nữ đã giảm 1,27%. Tỉ số giới tính ( số nam/100nữ) năm 1999 là 91,5. Chỉ số này thấp hơn cả nước (96,7) và đồng bằng sông Hồng ( 94,3).
Phân theo độ tuổi, tỉ số giới tính cao trên 100 ở các nhóm tuổi 0-19. Càng lên các nhóm tuổi cao, tỉ số giới tính càng thấp dần. Nhóm tuổi 0-4 có tỉ số giới tính 105,9; nhóm tuổi trên 60 chỉ số trên là 65,1.
Năm 1999, có 93,62% số dân Thái Bình từ 5 tuổi trở lên biết đọc biết viết. Nếu tính số dân từ 10 tuổi trở lên thì có 95,4% (tỉ lệ của cả nước là 91,1%). Mọi lứa tuổi của dân số Thái Bình đều có tỉ lệ biết đọc biết viết cao hơn đân số cả nước.
3. Sự phân bố dân cư
Thái Bình là một trong những tỉnh có mật độ dân số cao nhất cả nước. Mật độ dân số của tỉnh năm 2004 là 1192 người/km2, xếp hàng thứ tư trong đồng bằng sông Hồng sau Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên. Tuy nhiên, xét về sức chứa lãnh thổ, dân cư Thái Bình quá đông đúc so với Hà Nội và các tỉnh trên.
Mật độ dân số cao nhất tại thành phố Thái Bình, năm 2004 là 3238 người/km2. Tiền Hải có mật độ thấp nhất 929 người. Các huyện khác đều có mật độ trên 1000 người/km2.
Sự phân bố dân cư có sự biến động lớn theo thời gian và dưới sự tác động của cơ chế thị trường. Trước đây, những vùng đất tốt thuận lợi cho trồng lúa năng suất cao là những vùng có dân sư đông đúc. Ngày nay, vùng nào có vị trí thuận lợi cho giao lưu, phát triển được nhiều ngành nghề truyền thống và hiện đại, làm tăng thu nhập cho người lao động thì vùng đó có mật độ dân số cao. Đó là các vùng thành phố, thị trấn, thị xã, các xã Tân Lễ, Phú Sơn (Hưng Hà); Đông Các, Đông Động (Đông Hưng); Thụy Xuân (Thái Thụy); Vũ Trung (Kiến Xương); Vũ Hội (Vũ Thư) Trong lúc dân cư và lao động nhiều xã có xu hướng giảm do di cư đi tìm việc làm thì các xã này mật độ dân số vẫn tiếp tục tăng lên.
Dân cư Thái Bình phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn. Tỉ llệ dân thành thị thấp và biến đổi chậm, năm 1999 chỉ chiếm 5,78% số dân. Trong khi đó, tỉ lệ chung của đồng bằng sông Hồng là 21,28%; cả nước là 23,48%. Tỉ lệ dân số thành thị Thái Bình thấp nhất trong số các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Năm 2004, tỉ lệ này tăng lên 7,22% vẫn là tỉnh có tỉ lệ thấp trong đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Những năm gần đây tỉ lệ dân đô thị gia tăng do mở mang công nghiệp ở các đô thị, thu hút lao động từ các vùng nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp, dịch vụ ở Thái Bình còn gặp nhiều khó khăn làm hạn chế sự gia tăng tỉ lệ dân đô thị.
4. Văn hoá, giáo dục, y tế
Việc đẩy mạnh chương trình dân số- kế hoạch hoá gia đình và sự nâng cao nhận thức của người dân đã tác động mạnh đến mức sinh làm giảm số trẻ em được sinh ra hàng năm. Số hoạc sinh đến trường ở Thái Bình cao nhất là năm học 1997-1998: 425.000 em. Các năm học sau có số học sinh giảm dần. Đó là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục, trình độ văn hóa của dân cư Thái Bình ngày càng phát triển.
Dân số Thái Bình từ 5 tuổi trở lên biết đọc, biết viết tăng từ 90,1% năm 1989 lên 93,62% năm 1999. Nếu tính số người từ 10 tuổi trở lên thì năm 1999 có 95,4% biết đọc, biết viết, trong đó nam là 98,33%, nữ 92,55% (tỉ lệ của cả nước là 91,1% trong đó nam: 93,4%, nữ: 88,2%). Mọi lứa tuổi của dân số Thái Bình đều có tỉ lệ cao hơn dân số cả nước.
Bảng: Trình độ học vấn của dân số hoạt động kinh tế
thường xuyên năm 2000 ( đơn vị: %)
Trình độ
cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Thái Bình
Không biết chữ
3,97
0,67
0,7
Chưa tốt nghiệp cấp I
16,49
5,21
4,08
Tốt nghiệp cấp I
29,29
16,88
13,79
Tốt nghiệp cấp II
33,01
53,1
62,95
Tốt nghiệp cấp III
17,24
24,04
18,48
Nền y tế Thái Bình phát triển khá mạnh. Mạng lưới y tế phân bố rộng khắp từ tỉnh đến các xã, thôn. Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân được tiến hành đều đặn.
Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nên nền văn hoá chung của tỉnh mang đậm đà sắc thái của một vùng quê lúa với nét dân ca của vùng có làn điệu hát chèo truyền thống. Nét văn hoá được thể hiện rõ rệt nhất trong các lễ hội của đình chùa địa phương: Chùa Keo ( Vũ Thư), Hội đền Tiên La ( Hưng Hà), Hội đền Tam Toà (Thái Thụy)
IV. Địa lí kinh tế
1. Đặc điểm chung
1.1. Về cơ bản, nền kinh tế Thái Bình còn nhỏ bé, mang nặng tính thuần nông.
Tỉnh Thái Bình chiếm 2,25% dân số nhưng chỉ sản xuất ra 1,25% GDP của cả nước năm 2004. Năng suất lao động xã hội thấp, bình quân thu nhập năm 2002 của tỉnh chỉ cóa 3,2 triệu đồng/ người trong khi mức bình quân cả nước là 5,7 triệu đồng/ người.
Lĩnh vực nông nghiệp chiếm 86% số nhân khẩu và 86% dân số hoạt động kinh tế của tỉnh. Thu nhập từ nông nghiệp của người nông dân vẫn thấp, chỉ khoảng 2 triệu đồng/ người, lao động thuần nông dưới 1 triệu đồng/ người/ năm.
1.2. Cơ cấu ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
Bảng: Cơ cấu GDP của Thái Bình và cả nước
( Đơn vị: %, giá hiện hành)
Nhóm ngành
Thái Bình
Cả nước
1991
2000
2004
1991
2000
2004
KV 1
74,9
54,1
46,8
38,7
24,5
21,7
KV 2
11,3
15,0
20,0
22,6
36,8
40,1
KV 3
13,8
30,9
33,2
38,7
38,7
38,2
Tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP giảm dần nhưng còn chậm. Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình còn rất chậm. Tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh còn quá cao, lớn gấp 2,2 lần tỉ trọng của cả nước, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng quá thấp, chỉ bằng 0,41 lần tỉ trọng cả nước. Dịch vụ phát triển trên nền chủ yếu là nông nghiệp, thiếu cơ sở vững chắc.
1.3. Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế đang từng bước được hình thành
Sự da dạng hoá sản phẩm trong nông nghiệp đang làm thay đổi bức tranh phân bố sản xuất, tạo nên các vùng chuyên canh lớn nhỏ, xen kẽ nhau kiểu da báo: chuyên lúa, chuyên màu, chuyên nuôi trồng thuỷ sảnphù hợp với điều kiện sinh thái của các tiểu vùng.
Công nghiệp đang được quy hoạch phát triển ở thành phố Thái Bình và các thị trấn, với các KCN Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh,Tiền Phong, Tiền HảiTiểu thủ công nghiệp được phát triển ở cả vùng nông thôn, nhiều nơi trở thành vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở thành phố.
Cơ sở hạ tầng đang từng bước được xây dựng, điển hình là mạng lưới giao thông thuỷ, bộ và thông tin liên lạc. Các tuyến quốc lộ qua tỉnh được hiện đại hoá cùng với việc xây dựng hệ thống cầu kiên cố, xoá bỏ sự cách biệt giữa Thái Bình với các tỉnh bạn, tạo thuận lợi trong quan hệ kinh tế, phát triển dịch vụ. Các yếu tố trên sẽ tăng lực hút cho thành phố Thái Bình trở thành hạt nhân kinh tế của tỉnh.
======================
File đính kèm:
- Dia li kinh te xa hoi THAI BINH 2.doc