Sau bài học, HS cần:
1 Kiến thức
- Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ở nước ta.
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ở nước ta.
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 7 - Tiết 7 : Đất nước nhiều đồi núi( tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/9/2008 Ngày giảng: 22/9/2008
Bài 7 Tiết 7 : §Êt níc nhiÒu ®åi nói( tiÕp)
I. Môc tiªu bµi häc
Sau bài học, HS cần:
1 Kiến thức
- Biết được đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng ở nước ta.
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng. - Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi đối với dân sinh và phát triển kinh tế ở nước ta.
2. Kĩ năng
- Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ.
- Biết nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh hưởng của việc sử dụng đất đồi núi đối với đồng bằng.
II Ph¬ng tiÖn d¹y häc
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Tranh ảnh cảnh quan địa hình đồng bằng.
III. Ho¹t ®éng d¹y vµ häc
1kiÓm tra bµi cò
C©u hái Quan s¸t b¶n ®å nhËn xÐt sù kh¸c nhau vÒ ®é cao vµ híng c¸c d·y nói cña b¾c trêng s¬n vµ nam trêng s¬n?
§¸p ¸n
_ VÒ ®é cao: nói nam trêng s¬n cao h¬n
- VÒ híng: b¾c trêng s¬n cã híng t©y b¾c ®«ng nam, nam trêng s¬n cã híng vßng cung
2) Gi¶ng bµi míi
Tiết trước ta đã tìm hiểu khu vực vùng đồi núi và qua bài lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ trong giai đoạn tân kiến tạo thì đã hình thành những đồng bằng lớn ĐBSH và ĐBSCL vậy đặc điểm các đồng bằng này ntn?
Hoạt động của GV và HS
Tg
Nội dung chính
Hoạt động l: tìm hiểu đặc điểm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Hình thức: Nhóm ~
GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
(Đồng bằng châu thổ thường rộng và bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ, hẹp).
GV chỉ trên bản đồ Tự nhiên VN đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung.
? Dựa vào kíên thức đã học, quan sát H 6 hãy nhận xét về địa hình hai đồng bằng này?
GV chia nhóm nghiên cứu theo phiếu học tập
Nhóm 1 , 3 ĐBSH
Nhóm 2,5 ĐBSCL
Nhóm 4,6 ĐB duyên hải ven biển
HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau.
Đại diện các nhóm chỉ trên bản đồ và trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Hồng, HS trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long, các HS khác bổ sung ý kiến.
GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục).
? Điểm giống nhau giữa đồng bằng (Thanh – Nghệ- Quảng-Phú)được hình thành do tác động phối hợp giữa sông và biển.Các đồng bằng hẹp Ngang: (Bình- Trị-Thiên, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa ) được hình thành do tác động của sóng và gió bồi tụ cồn cát trên cơ sở thềm biển cũ, đường bờ biển cũ hoặc chân dãy trường sơn
? Kể tên các đồng bằng lớn ở vùng duyên hải ven biển
? Nêu các thế mạnh và hạn chế khu vực miền núi?
.
GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ một số mỏ khoáng sản chính: thiếc( Cao Bằng), sắt ( Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Yên Bái), đồng, chì, kẽm( thung lũng sông Thương, sông Hồng, sông Đà), vàng( Quảng Nam), đá quý( Nghệ An, Con Tum) than ( Quảng Ninh
Lâm đồng, Di linh
nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn
Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông,
Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi là nơi xảy ra lũ quét, xói mòn, xạt lở đất, tại các đứt gãy còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương mù, rét hại
đa dạng các loại nông sản, đặc biệt là gạo.
Trên bề mặt địa hình diễn ra mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Khai thác hiệu quả những tiềm năng mà địa hình mang lại sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên hiện tượng xói mòn, lũ quét ở miền núi, đất bị bạc màu ở đồng bằng đang diễn ra với tốc dộ nhanh. Vì vậy cần có những biện pháp hợp lí đảm bảo sự phát triển bền vững trên các khu vực địa hình nước ta.
b) Khu vực đồng bằng
* Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
(Xem thông tin phản hồi phần phụ lục)
* Đồng bằng ven biển
- Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.
- Diện tích 15000 km2. Hẹp chiều ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu; đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, ...
3. Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế - xã hội
a. Khu vực đồi núi
* Thuận lợi
- Nhiều tài nguyên khoáng sản à phát triển c«ng nghiÖp
- Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm,
- Bề mặt cao nguyên bằng phẳng à các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Các dòng sông có tiềm năng thuỷ điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai...).
- Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp à du lịch sinh thái
* Khó khăn
- Việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền gặp nhiều khó khăn
- nhiều thiên tai
b. Khu vực đồng bằng
* Thuận lợi:
+ Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới,
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác
như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ Tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại. .
* Các hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán...
IV đánh giá
Chọn ý đúng nhất .
1 Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B. Đất nhiều cát, ít phù sa.
C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp
D. Đất phù sa màu mỡ, phì nhiêu
2. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là:
a. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản
b. Tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và du lịch sinh thái
c. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiêùp và chăn nuôi gia súc lớn
d. Trồng rừng và chế biến lâm sản
V. Hoạt động nối tiếp
Học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước tiết sau.
§Æc ®iÓm
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Giống nhau
Được bồi tụ bởi phù sa sông
Được bồi tụ bởi phù sa sông
Khác nhau
Đánh giá
Nguyên nhân hình thành
Được bồi tụ bởi phù sa sông Hồng , Thái bình
Được bồi tụ bởi phù sa sông Tiền, Hậu
Diện tích
Khoảng 15.000km2
Khoảng 40.000km2
Địa hình
Cao ở phía tây và tây bắc thấp dần ra biển, hệ thống đê chia cắt đb thành nhiều ô trũng
Thấp và bằng phẳng hơn, nhiều ô trũng ngập nước , hệ thống kênh rạch chằng chịt
Đất
Phù sa, ngọt, phù sa bạc màu, pha cát
Phù sa mặn,
phèn, ngọt
Khả năng bồi tụ hàng năm
Ở khu vực ngoài đê
Mùa lũ nước ngập trên diện rộng, hàng năm việc bồi tụ còn tiếp diễn
Thuận lợi
Phát triển nông nghiệp, gtvt, xây dựng
Trồng lúa nước, cây ăn quả
Khó khăn
Đất bạc mầu do không được bồi đắp phù sa ( trong đê)
Phải cải tạo diện tích đất phèn, mặn
Đặc điểm
Đồng bằng duyên hải ven biển
Nguyên nhân hình thành
Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp.
Diện tích
15000 km2.
Địa hình
Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
Đất
Nhiều cát, ít phù sa.
Thuận lợi
Trồng các loại cây hoa mầu, cây công nghiệp hàng năm
( mía, đậu tương..)
Khó khăn
Thiếu nước, đất nghèo dinh dưỡng, nạn cát bay..
Giải pháp
Trồng rừng bảo vệ đất, điều hòa chế độ nước, chắn gió chắn cát..
Hệ thống kiến thức toàn bài bằng sơ đồ hóa
Đất nước nhiều đồi núi
Khu vực đồng bằng
( ¼ diện tích)
Khu vực miền núi
( ¾ diện tích)
Đông bắc
Tây bắc
Trường sơn bắc
Trường sơn nam
ĐBS Hồng
ĐBS Cửu Long
ĐB duyên hải miền trung
Khó khăn
Thuận lợi
-Việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền gặp nhiều khó khăn
-Nhiều thiên tai
- Nhiều tài nguyên khoáng sản à phát triển c«ng nghiÖp
- Tài nguyên rừng giàu có.
-Bề mặt cao nguyên bằng phẳng à các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Các sông có tiềm năng thuỷ điện lớn
- Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp à du lịch sinh thái
Khó khăn
Thuận lợi
Thường xuyên chịu nhiều thiên tai: bão, lụt, hạn hán...
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới,
- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên ( khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản).
- Tập trung các thành phố, các khu công nghiệp , trung tâm thương mại.
? Bằng kiến thức đã học hãy nhận xét mối quan hệ mật thiết giữa địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng
File đính kèm:
- Dat nuoc nhieu doi nui t2 .doc