I . Mục tiêu bài học :
Sau bài học , HS cần :
- Biết được nước ta có 54 dân tộc . DT Kinh có số dân đông nhất . Các DT Việt nam luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước .
- Trình bày được tình hình phân bố các DT ở nước ta .
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của các DT.
- Có tinh thần tôn trọng ,đoàn kết các dân tộc .
II. Các đồ dùng dạy học :
111 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí9 Ngày soạn: 18/08/2008
Phần 1 : Địa lý dân cư
Tiết 1 Bài1: cộng đồng các dân tộc việt nam
I . Mục tiêu bài học :
Sau bài học , HS cần :
- Biết được nước ta có 54 dân tộc . DT Kinh có số dân đông nhất . Các DT Việt nam luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước .
- Trình bày được tình hình phân bố các DT ở nước ta .
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của các DT.
- Có tinh thần tôn trọng ,đoàn kết các dân tộc .
II. Các đồ dùng dạy học :
- Bản đồ dân cư VN ;
- Tranh ảnh về các DT Việt nam .
III . Tiến trình bài dạy :
1. ổn định lớp
2. Bài mới :
Vào bài: - Dựa vào SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1 : HS thảo luận nhóm ( 4 nhóm ) Dựa vào vốn hiểu biết và sgk , cho biết:
? Nước ta có bao nhiêu DT ?
? Trình bày một số nét khái quát về DT kinh và các DT ít người ?
HS quan sát hình 1.1 –sgk :
? DT nào có số dân đông nhất
? Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các DT ít người ?
GV nói thêm về quyền, nghĩa vụ ,và những đóng góp của cộng đồng người Việt ở nước ngoài
? Hãy so sánh lớp học ở H. 1.2 và lớp học hiện tại của em ?
HĐ2: - HS quan sát lược đồ dân cư
? DT Kinh sống chủ yếu ở đâu ?
? Các DT ít người thường phân bố ở đâu?
HĐ3: hoạt động nhóm ( 3 nhóm )
- Nhóm 1: Tìm hiểu về các DT ít người ở miền núi ,trung du bắc bộ .
- Nhóm 2: ở khu vực Tây nguyên .
- Nhóm 3: ở cực nam trung bộ và nam bộ
? Em có nhận xét gì ( về trang phục , tập quán , ngôn ngữ , ) của các DT khác nhau ?
1.Các dân tộc ở Việt nam:
- Nước ta có 54 dân tộc
- Các DT ít người : có số dân và trình độ phát triển khác nhau , mỗi DT có kinh nghiệm sản xuất riêng .
- DT Kinh có số dân đông nhất (86,2%) có nhiều kinh nghiệm lao độnh trong nông nghiệp , công nghiệp ,dịch vụ , khoa học kỹ thuật
- Người Việt ở nước ngoài : cũng là một bộ phận của cộng đồng các DT Việt nam.
II. Phân bố các dân tộc:
1. Dân tộc Việt ( Kinh ):
- Tập trung chủ yếu ở đồng bằng , trung du và ven biển .
2. Các dân tộc ít người :
- Chiếm tỉ lệ ít ( 13,8%), chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên.
- Mỗi DT đều có bản sắc văn hoá riêng ( về ngôn ngữ ,trang phục , phong tục tập quán )
IV. Củng cố :
- Dựa vào bảng 1.1, em hãy cho biết em thuộc dân tộc nào
? DT em đứng thứ mấy về số dân ? Địa bàn cư trú ở đâu
? DT em có những nét văn hoá gì tiêu biểu ?
? Nước ta có bao nhiêu DT, nét văn hoá riêng thể hiện ở những điểm nào
? Quan sát tranh, dựa vào các trang phục, nhận biết các DT trong tranh .
V . Hướng dẫn học bài :
- Học và trả lời các câu hỏi và bài tập sgk ,tập bản đồ
( GV hướng dẫn )
- Sưu tầm tài liệu ,tranh ảnh về đời sống ,sản xuất của các DT ít người.
=================================================
Ngày soạn: 20/08/2008
Tiết 2 Bài 2: dân số và gia tăng dân số
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS cần:
- Biết số dân của nước ta năm 2002.
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết về sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảnh thống kê, biểu đồ dân số.
- Có ý thức về vấn đề dân số KHHGĐ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Biểu đồ biến đổi dân số nước ta ( phóng to).
- Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường và C/L cuộc sống.
III. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nước ta có bao nhiêu DT ? Những nét văn hoá riêng được thể hiện ở những đIểm nào?
? Trình bày tình hình phân bố của các DT Việt nam ?
3. Bài mới :
Vào bài: - GV dựa vào SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HS hoạt động cá nhân :Dựa vào SGK nêu số dân của VN ?
? Em có nhận xét gì về thứ hạng diện tích và dân số của VN so với thế giới
- HS hoạt độnh nhóm / cặp : quan sát hình 2.1
? Nhận xét về tình hình gia tăng dân số ở nước ta
? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của VN giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh ?
? Dân số tăng nhanh dẫn đến những hậu quả gì ?
? Nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ tăng DS?
HS quan sát bảng 2.1 :
? Xác định những vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất , cao nhất ?
HS phân tích bảng 2.2:
? Nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam , nữ thời kỳ 1979 – 1999 ?Giải thích ?
? Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giải thích ?
GV nói thêm : Tỉ số giới tính ở một số địa phương còn chịu ảnh hưởng của hiện tượng chuyển cư.
1.Số dân:
- Năm 2002 : Số dân nước ta là 79,7 triệu người ,- đứng thứ 3 ở đông nam á và thứ 14 trên thế giới.
2. Gia tăng dân số :
- Dân số nước ta tăng nhanh, dẫn đến bùng nổ dân số ( Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX ).
- Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta đã giảm.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng ,miền .
3. Cơ cấu dân số:
- Tỉ lệ nam tăng, nữ giảm , dần cân đối - - Tỉ lệ cơ cấu theo nhóm tuổi cũng thay đổi :
+ tỉ lệ trẻ em giảm ,
+ tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài lao động tăng.
IV. Củng cố :
? Cho các cụm từ :
- DS tăng nhanh ,
- Tài nguyên, môi trường bị ảnh hưởng ,
- Chất lượng cuộc sống giảm ,
- Khó giải quyết việc làm.
=> Hãy lập sơ đồ biểu hiện mối quan hệ nhân quả ?
V. Hướng dẫn học và làm bài
- GV hướng dẫn HS làm bài tập số 3 :
+ Vẽ biểu đồ : vẽ 2 đường trên một hệ trục toạ độ , một đường thể hiện tỉ suất sinh , một đường thể hiện tỉ suất tử .Khoảng cách giữa 2 đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số .
+ Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên =tỉ suất sinh – tỉ suất tử của từng năm (đơn vị %)
Hoặc = ( tỉ suất sinh – tỉ suất tử ) : 10.
VD năm 1979 : Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = ( 32,5 – 7,2 ) :10 = 2,53%
Ngày soạn: 10/09/2007
Tiết 3 Bài 3 : phân bố dân cư và các loại hình quần cư
I . Mục tiêu:
Sau bài học, HS cần :
- Hiểu và trình bày được đặc điểm về mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta
- Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn , quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta .
- Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN, phân tích bảng số liệu .
- ý thức được sự cần thiết phát triển đô thị ,trên cơ sở phát triển công nghiệp , bảo vệ môi trường ,chấp hành chính sách về phân bố dân cư .
II. Đồ dùng DH :
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN
- Tranh về nhà ở của một số hình thức quần cư ở VN .
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định lớp
2.K/t bài cũ :
? Em hãy cho biết số dân và tình tăng dân số ở nước ta ?
? ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta ?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HS hoạt động cá nhân :
? Dân số nước ta xếp thứ 14 trên thế giới và diện tích xếp thư 58.
=>Vậy em có nhận xét gì về mật độ DS của nước ta ?
? so sánh ,nhận xét mật độ dân số năm 1989 và năm 2003?
HS hđ nhóm :(4 nhóm ) quan sát hình 3.1 cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào ?Thưa thớt ở những vùng nào ,
- vì sao ?
? ở nước ta có mấy loại hình quần cư ?
HS hoạt động nhóm ? tìm hiểu đặc điểm của quần cư nông thôn , sự khác nhau giữa các vùng , miền ?
? Vùng nông thôn nơi em đang sống gọi là gi ? Làng quê em có đặc điểm gì ? Có những hoạt độnh kinh tế gi ?
? Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết ?
GV cho HS nhận biết những thay đổi rõ rệt ở nông thôn : nhà cửa cao tầng ,hình thành các khu công nghiệp , tỉ lệ LĐ trong nông nghiệp giảm
HS h/đ nhóm : Phân tích bảng 3.1 , trả lời 2 câu hỏi trong mục
? Nhận xét quá trình đô thị hoá của nước ta so với châu Âu ?
GV phân tich thêm nguyên nhân .
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Nước ta có mật độ dân số cao 246 người/km2 ( thế giới 47 người/km2 ) – Năm 2002.
- Phân bố dân cư không đều: + Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng , ven biển và đô thị
+ Thưa thớt ở vùng núi , cao nguyên + Phần lớn dân số sống ở nông thôn( 74%) ), dân thành thị ít
( (26%) –năm 2003.
II. Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn :
- Dân cư tập trung thành các điểm với qui mô dân số khác nhau gọi là làng , bản ,buôn ,phun ,sóc
- Hoạt độnh kinh tế chủ yếu là nông nghiệp , phụ thuộc vào đất đai .
- Hiện nay , diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi .
b, Quần cư đô thị :
- Mật độ dân số cao , nhà cửa san sát , cao tầng
- Tỉ lệ dân thành thị ngày càng cao ,quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh .
- Đô thị hoá ở nước ta vào loại vừa và nhỏ ,trình độ đô thị hoá còn thấp .
IV. Củng cố :
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ( vở BT).
V Dặn dò:
- HS làm các BT trong sgk và TBĐ.
- GV Hướng dẫn HS làm bài tập số 3 ( sgk ) : Phân tích bảng số liệu .
Ngày soạn: 17/09/2007
Tiết 4 Bài 4: lao động và việc làm ,
chất lượng cuộc sống
I. Mục tiêu :
Sau bài học HS cần :
- Hiểu , trình bày được nguồn lao động ,và việc sử dụng nhuồn lao động ở nước ta
- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống ,và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta .
- Biết nhận xét các biểu đồ .
II .Đồ dùng:
- Các biểu đồ cơ cấu lao động phóng to
- Bảng thống kê về sử dụng lao động
III.Tiến trình bài dạy
1.ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày đặc điểm dân cư nước ta
? GV kiểm tra việc làm BT ở nhà của một số HS .
3. Bài mới:
Vào bài: - GV dựa vào SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
? Qua bài học trước ,hãy nhận xét về nguồn lao động của nước ta ?
HS phân tích biểu đồ 4.1 ,trả lời 2 câu hỏi sgk
? Để nâng cao chất lượng lao động cần có giải pháp gì ?
- ( Đa dạng háo các loại hình đào tao, đẩy mạnh hướng nghiệp ).
HS phân tích 2 biểu đồ hình 4.2 ( chú ý bán kính của 2 hình tròn ) : ? Nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ?
HS đọc sgk
? Tại sao vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ?
? Em hãy đưa ra những giải pháp cho vấn đề này
? Em hãy nhận xét về chất lượng cuộc sống của người dân ở địa phương em ngày nay so với trước kia ?
? Giải thích nguyên nhân ?
GV: Đưa thêm những dẫn chứng về chât lượng cuộc sống.
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động
a, Nguồn lao động :
- Nước ta có nguồn lao đồng dồi dào , tăng nhanh ( trên 50% tổng số dân)
- Chất lượng lao độnh đang được nâng cao .
b, Sử dụng lao động :
- Nguồn lao động đang tăng nhanh.
- Cơ cấu lao động :
+ lao động trong nông ,lâm , ngư nghiệp nhiều (59,6%)
+ Lao động trong công nghiệp và xây dựng , dịch vụ ít .
- Cơ cấu LĐ đang có sự thay đổi theo hướng tích cực :
+ LĐ trong N-L-NN giảm .
+ Trong CN- DV tăng.
2.Vấn đề việc làm
- Lao động ở nước ta đang thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở thành thị
- Giải pháp:
+ Phân bố lại dân cư , LĐ giữa các vùng,
+ Đa dạng hoá các h/đ KT ,
+ Phát triển công nghiệp , dịch vụ ở nông thôn.,
+ Giới thiệu việc làm
3. Chất lượng cuộc sống
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ta đang được cải thiện.
IV . Củng cố :
? Trả lời câu hỏi 1,2 sgk , các câu hỏi trắc nghiệm ( vở bài tập ).
Làm bìa tập 4 sgk, trả lời các câu hỏi trong Tập BĐ.
V. Hoạt động nối tiếp :
- Tìm hiểu tháp dân số ( hình 5.1). chuẩn bị cho bài thực hành.
Ngày soạn: 18/09/2007
Tiết 5 Bài 5 : Thực hành
phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989-1999
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần:
- Biết cách phân tích , so sánh tháp dân số.
- Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
- Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi , giữa dân số với phát triển KT- XH của đất nước.
II. Chuẩn bị:
- Hai tháp dân số (H. 5.1 ) phóng to.
III.Tiến hành thực hành:
A. ổn định tổ chức , chia nhóm : 4 nhóm, cử nhóm trưởng , thư ký.
B. Thực hành
- HS tìm hiểu nội dung thực hành : 5ph
- HS thực hiện theo nhóm các nội dung BT theo hướng dẫn sgk : 15 ph .
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung : 10 ph
- Gv chuẩn xác kiến thức ,nhận xét , cho đIểm :10 ph
Nội dung chính :
Phân tích , so sánh 2 tháp dân số :
- Hình dạng : 2 tháp đều có đáy rộng , đỉnh nhọn, nhưng chân của đáy tháp năm 1999 đã thu hẹp hơn đáy tháp năm 1989 ( độ tuổi từ 0-4 ).
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi : tuổi dưới lao động và trong độ tuổi lao động đều cao , nhưng tuổi dưới LĐ năm 1999 nhỏ hơn 1989, độ tuổi LĐ và ngoài LĐ năm 1999 cao hơn năm 1989 (thể hiện ở độ dài của các thanh ngang ).
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc ( chưa đến tuổi LĐ và ngoài tuổi LĐ )còn cao , nhưng ở năm 1999 ít hơn năm 1989.
Giải thích sự thay đổi cơ cấu :Do thực hiện tốt chính sách dân số – KHHGĐ, đời sống ngày càng được nâng cao.
Thuận lợi của sự thay đổi cơ cấu nêu trên : Độ tuổi dưới LĐ và trong LĐ cao , thể hiện lực lượng LĐ dồi dào .
Khó khăn : Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng : giáo dục , y tế gặp nhiều khó khăn ,việc làm thiếu , ảnh hưởng đến tự nhiên, môi trường .
C. HDHB: Tìm hiểu về kinh tế VN .
Ngày soạn: 21/09/2007
Phần 2: Địa lý kinh tế
Tiết 6 Bài 6: sự phát triển nền kinh tế việt nam
I . Mục tiêu :
Sau bài học , HS cần :
- Có những hiểu biết về quá trình phát triển của nền KT nước ta trong những thập kỷ gần đây.
- Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu KT những thành tựu và những khó khãn trong việc phát triển KT.
- Có khả năng phân tích biểu đồ ,đọc bản đồ , vẽ và nhận xét biểu đồ .
II. Chuẩn bị :
- Bản đồ hành chính VN.
- Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đén 2002 ( phóng to ).
III.Tiến trình bài dạy :
A.Đặt vấn đề : Như sgk .
B. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HS đọc sgk , kết hợp kiến thức lịch sử
? Nêu bổi cảnh nước ta từ 1945 đến 1975
? Trong thời kỳ đó , nền KT nước ta ntn
? Trong những năm 1980 : nền KT nước ta ntn
GV lấy thêm những dẫn chứng thực tế
HS hoạt động nhóm :+ quan sát 2 biểu đồ ( hình 6.1 ) ,nhận xét co cấu KT và sự chuyển dịch cơ cấu KT từ năm 1991 đến năm 2000?
+ Xu hướng này thể hiện rõ ở khu vực nào ?
+ q/s hình 6.2:? Nước ta có những vùng KT nào ? Phạm vi những vùng KT trọng điểm ?
? Hiện nay nước ta có những thành phần KT nào ?
? Nền KT nước ta đã thu được những thành tựu gì ?
? Nêu những khó khăn , thách thức mà ta gặp phải ?
- GV lấy thêm những dẫn chứng cụ thể
I . Nền KT nước ta trước thời kỳ đổi mới:
- Nước ta là một nước nghèo , chịu tổn thất nặng nề trong chiến tranh
- Sau 1975 , nước ta đi lên CNXH trong ĐK có nhiều khó khăn ,nền KT rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài ,lạm phát cao , sx bị đình trệ, lạc hâụ.
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới :( Từ năm 1986 )
1, Sự chuyển dịch cơ cấu :
- Chuyển dịch cơ cấu ngành :
+ Giảm tỉ trọng của khu vực N-L-NN.
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp , xây dựng .
+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng cao nhưng xu hướng còn biếnđộng.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : Hình thành các vùng KT ( có 7 vùng ), và các vùng KT trọng điểm Bắc bộ , Trung bộ , Nam bộ .
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần KT : Từ nền KT chủ yếu là nhà nước chuyển sang nền KT nhiều thành phần.
2. Những thành tựu và thách thức
- Thành tựu :
+ Tốc độ tăng trưởng KT cao .
+ Chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng tích cực.
+ Hội nhập vàop nền KT toàn cầu.
- Khó khăn :
+ Còn sự phân hoá giàu , nghèo giữa các vùng.
+ Còn có những bất cập trong phát triển VH, GD, YTế
+ Vấn đề việc làm còn gay gắt.
+ Những khó khăn trong hôị nhập.
C. Củng cố :
- HS trả lời những câu hỏi trắc nghiệm ( trong vở bài tập ).
D. HDHB:
- Học theo sgk , trả lời câu hỏi sgk, tbđ.
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ hình tròn ( bài tập 3 sgk )và nhận xét ( nước ta có nhiều thành phần KT , trong đó thành phần KT nhà nước chiếm tỉ trọng lớn ).
- Tìm hiểu về nông nghiệp nước ta .
Ngày soạn: 25/09/2007
Tiêt 7/ Bài 7 Các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
I . Mục tiêu:
Sau bài học , HS cần:
- Nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và KT-XH đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta.
- Thấy được ảnh hưởng của các nhân tố này đối với nông nghiệp .
- Có kỹ năng đánh giá các giá trị của các tài nguyên thiên nhiên .
- Biết sơ đồ hoá kiến thức biết liên hệ với địa phương .
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ tự nhiên VN .
III.Tiến trình bài dạy :
A. Kt bài cũ:
? Em hãy nêu đặc điểm nền KT nước ta trong thời kỳ đổi mới ?
? Nêu một số thành tựu và thách thức trong việc phát triển KT của nước ta ?
B. Bài mới:
- GV mở bài như sgk.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HS h/đ cá nhân :
? Sự phát triển nông nghiệp có chịu ảnh hưởng của tự nhiên không , vì sao ?
HS h/đ nhóm ;
- Hình thành sơ đồ về tài nguên đất
? Nước ta có những nhóm đất nào phân bố ở đâu , các cây thích hợp ?
- HS h/đ nhóm và hình thành sơ đồ
? Nêu đặc điểm khí hậu nước ta
? Em hãy đánh giá về tài nguyên nước của nước ta đói với nông nghiệp
? Giải pháp để khắc phục khó khăn
? Em hãy đánh giá về tài nguyên Sinh vật của VN đối với Nông nghiệp
? Nhận xét về dân cư và LĐ nông thôn nước ta?
? Phân tích sơ đồ hình 7.2 lấy VD minh hoạ
? Chính sách có vai trò ntn đói với phát triển Nông nghiệp?
? ở địa phương em thường bán những nông sản gì ?
GV lấy thêm VDụ về ảnh hưởng của thị trường
I. Các nhân tố tự nhiên :
1. Tài nguên đất :
- Đất là tài nguên vô cùng quí giá :
- Đất phù sa : ở các đồng bằng , ven biển :Trồng lúa nước , hoa màu
- Đất fẻalit: ở miền núi ,trung du : Trồng cây công nghiệp , cây ăn quả
2.Tài nguyên khí hậu :
- KH nhiệt đới ẩm , gió mùa : Cây cối phát triển , tăng mùa , vụ nhưng cũng có khó khăn : sâu bệnh , bão lũ
- KH phân hoá : Có thể đa dạng hoá các cây trồng nhiệt đới , ôn đối ,cận nhiệt, nhưng cũng không ít khó khăn ; mùa khô thiếu nước , mùa mưa úng lụt
3. Tài nguyên nước :
- Nguồn nước dồi dào : có nhiều thuận lợi và khó khăn
- Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu.
4.Tài nguyên sinh vật :
- Phong phú, làm đa dạng hoá các cây trồng, vật nuôi.
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội :
1. Dân cư và lao độnh nông thôn :
- Nguồn LĐ trong NN dồi dào
( trên 60%) giầu kinh nghiệm sx, cần cù, sáng tạo .
2. Cơ sơ , vật chất :
( xem sơ đồ sgk )
3. Chinh sách phát triển nông nghiệp
- Các chính sách mới là cơ sở để phát triển Nông nghiệp:( VD: PTKT hộ GĐ, K.Tế trang trại , Phát triển K.Tế hàng hoá xuất khẩu )
4. Thị trường trong và ngoài nước :
- Thị trường( đầu ra cho sp) thúc đẩy sx
- Thị trường luôn biến động , cần có biện pháp ứng phó .
C. Củng cố :
- HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (vở BT và TBĐ).
D. HDHB:
- Học và trả lời các câu hỏi và BT sgk, tbđ
- Sưu tầm thêm tài liệuvề K.Tế Nông nghiệp của nước ta .
Ngày soạn: 01/10/2007
Tiêt 8/ Bài 8 sự phát triển và phân bố nông nghiệp
I Mục tiêu:
Sau bài học, HS cần :
- Nắm đặ điểm phát triển, phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và xu hướng phát triển nông nghiệp hiện nay .
- Nắm vững sự phân bố các vùng sx , các sản phẩm NN chủ yếu.
- Có kỹ năng phân tích bảng số liệu ,sơ đồ ma trận ( hình 8.3 ).
- Biết đọc bản đồ N.Nghiệp Việt nam .
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ nông nghiệp VN , lược đồ NN( sgk).
III. Tiến trình bài giảng :
A. KT bài cũ :
? Tài nguyên thiên nhiên VN có những thuận lợi gì cho phát triển NN VN?
? Chữa câu 2 ( sgk): CN chế biến hỗ trợ tích cực cho sx hàng hoá vì :
+ Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sx hàng hoá .
+ Thúc đẩy sự phát triển của vùng chguyên canh.
+ Nâng cao hiệu quả của sx NN.
B. Bài mới
Vào bài: - GV dựa vào SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
? HS dựa vào bảng 8.1, trả lời câu hỏi sgk
HS L/v nhóm:
Phân tích bảng 8.2, mỗi nhóm phân tích, nhận xét 1 tiêu chí :
? Sản lượng
? Bình quân năm 2002 gấp mấy lần năm 1980
? QS hình 8.2, nêu các vùng trồng lúa của nước ta ?
? QS H 8.1:Mô tả cảnh thu hoạch lúa ở ĐB s. Cửu long
? Nêu vai trò của cây CN ?
? N.Xét về tình hình sx cây CN của nước ta ?
? Dựa vào bảng 8.3, nêu sự phân bố của cây CN hàng năm, lâu năm ?
? Dựa vào hình 8.2 : nêu sự phân bố các loại cây ăn quả ?
? Nêu nhận xét về sự phát triển ngành chăn nuôi nước ta
? Cơ cấu ngành chăn nuôi
? Phân bố
? Vì sao ĐB Sông Cửu Long phát triển mạnh về nuôi lợn, gia cầm ?
I . Ngành trồng trọt :
-Tỉ trọng cây lương thực giảm .
- Tỉ trọng cây công nghiêp tăng.
- Tỉ trọng cây ăn quả giảm.
1. Cây lương thực :
- Chủ yếu là cây lúa:
- Sản lượng : 34,4 triệu tấn
- Bình quân : 43,2 kg/người (2002)
- Xuất khẩu lúa nước ta đứng thứ 2 trên thế giới ( sau Thái lan ).
- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng S.Cửu long .
2. Cây công nghiệp :
- Tỉ trọng cây CN ngày càng tăng.
- Cây CN có giá trị X.Khẩu cao .
- Phân bố :
+ Cây CN hàng năm : lạc ( bắc trung bộ ) ; mía ( ĐB s. Cửu long ) ; đậu tương ( đông nam bộ ) ;
+ Cây CN lâu năm: Cà phê, cao su
(ở Tây nguyên, Đông nam bộ); chè (miền núi bắc bộ ); hồ tiêu, điều(Đông nam bộ ).
3. Cây ăn quả:
- Nước ta có nhiều loại cây ăn quả ngon , có giá trị xuất khẩu cao .( xoài sầu riêng ).
- Phân bố nhiều ở ĐN bộ và ĐB s. Cửu long .
II. Ngành chăn nuôi:
- Chiếm tỉ trọng chưa lớn.
- Hình thức chăn nuôi kiểu công nghiệp đang được mở rộng.
1. Chăn nuôi
- Trâu, bò: 4 triệu bò, 3triệu trâu
-> Chủ yếu ở Trung du , miền núi
2. Chăn nuôi lợn:
- S. lượng: 23 triệu con
- Nuôi nhiều ở ĐB Sông Cửu Long.
3. Chăn nuôi gia cầm :
- S.Lượng: 230 triệu con
- Phát triển mạnh ở đồng bằng.
C . Củng cố:
? Vẽ sơ đồ cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta
? Bảng 8.3:
- Tây Nguyên có những loại cây công nghiệp nào?
- Cà phê, cao su , hồ tiêu , điều có ở những vùng nào?
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS L/việc
? Chọn ý đúng: Các vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là:
a. Đồng bằng sông Hồng.
b. Đồng bằng duyên hải miền trung.
c. Đồng bằng sông Cửu long.
d. Đồng bằng duyên hải bắc trung bộ.
( Đáp án: a và c)
D. HDHB:
- Trả lời các câu hỏi SGK, TBĐ. Chú ý phân tích ,đọc lược đồ , bảng số liệu
- GV hướng dẫn BT 2: Vẽ biểu đồ cột chồng.
- Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp, thuỷ sản nước ta.
Ngày soạn: 03/10/2007
Tiết 9/ Bài 9 sự phát triển và phân bố
lâm nghiệp, thuỷ sản
I.Mục tiêu:
Sau bài học, HS cần :
- Nắm được các loại rừng ở nước ta ,vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển KT – XH và bảo vệ môI trường ; các khu vực phân bố chủ yếu của ngành lâm nghiệp .
- Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản – cả nước mặn và nước ngọt , những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thủy sản .
- Có kỹ năng làm việc với bản đồ , lược đồ .
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ đường , lấy năm gốc = 100%
II. Chuẩn bị :
- Bản đồ tự nhiên VN.
III.Tiến trình bài dạy:
A. KT bài cũ:
? Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta
? Gọi 1 HS trình bày phần vẽ và phân tích biểu đồ .
B.Bài mới :
- Vào bài: GV dựa vào SGK
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
? Em hãy nêu vai trò của ngành lâm nghiệp đối với KT và môi trường ?
HS đọc bảng 9.1 - H/động nhóm :
? Nhận xét diện tích rừng nước ta ,
? Cơ cấu các loại rừng nước ta ,
? ý nghĩa
HS đọc lược đồ hình 9.2 :
? Những vùng khai thác gỗ
- sản lượng?
? Những vùng chế biến gỗ ?
HS Mô tả hình 9.1 ?
? Rừng đem lại những lơị ích gì ?
? Nêu những thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản nước ta ?
? Xác định trên hình 9.2 những ngư trường lớn ?
? Nhận xét tiềm năng của ngành nuôi trồng T.Sản
? Ngành khai thác, nuôi trồng Thuỷ sản nước ta gặp những khó khăn gì ?
HS đọc bảng 9.2.
? So sánh , nhận xét về sự phát triển ngành TSản
? Tình hình XK TS ở nước ta ntn?
GV cập nhật những thông tin về tình hình XK và những khó khăn trong XK thuỷ sản ở của nước ta .
(Vdụ: vụ cá ba sa của VN ở Hoa Kì)
I. Lâm nghiệp
1. Tài nguyên rừng : 11,6 triệu ha.
- Rừng sản xuất : chiếm 4/10, cung cấp gỗ .
- Rừng phòng hộ: đầu sông, ven biển
- Rừng đặc dụng: Các vườn quốc gia, bảo vệ sinh thái, loài giống quí .
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp :
- Khai thác : 2,5 triệu m3 gỗ / năm
- Hướng tới năm 2010: tỉ lệ che phủ rừng : 45%.
- Kết hợp phát triển nông- lâm nghiệp ở vùng núi , trung du .
II. Ngành thuỷ sản :
1. Nguồn lợi thuỷ sản:
- Nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt , nước lợ , nước mặn :
+ Khai thác : Có 4 ngư trường trọng đIểm ( sgk ) với nhiều bãi tôm , cá
+Nuôi trồng: có tiềm năng lớn
- Những khó khăn : Gió mùa ĐB biển động, M.trường bị suy thoái nguồn thuỷ sản bị suy giảm , vốn ít , qui mô sx nhỏ, kỹ thuật thấp.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản :
- Hoạt động khai thác , nuôi trồng TSản đang được đẩy mạnh ( do thị trường đang được mở rộng ).
- Xuất khẩu có những bước vượt bậc
(đứng thứ 3 sau dầu khí và may mặc)
C. Củng cố :
? Xác định trên Hình 9.2: Các vùng có rừng , Các tỉnh trọng điểm nghề cá
? Chọn ý đúng:
- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản nhờ:
a.Nhân dấn có kinh nghiệm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
b. Mạng lưới sông ngòi, ao , hồ dày đặc.
c.Đường bờ biển dài trên 3000 km, vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.
d. Thị trường thế giới có nhu cầu tiêu thụ cao.
(Đáp án : c)
D. Dặn dò:
- GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường ( BT 3 sgk ), vẽ 3 đường biểu diễn :
+ tổng số
+ khai thác
+ nuôi trồng
- HS: về nhà: sử lý số liệu (%) ở bảng 10.1 sgk, chuẩn bị cho bài thực hành .
Ngày soạn: 08/10/2007
Tiêt 10/Bài 10 Thực hành: vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi
cơ cấu diện Tích gieo trồng phân theocác loại cây,
sự tăng trưởng đàn gia súc , gia
File đính kèm:
- bo Giao an dia 9.doc