Kiến thức : Học sinh hiểu được:
- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc nước ta
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư
119 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 22), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2009
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
TIẾT 1: Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức : Học sinh hiểu được:
- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày tình hình phân bố các dân tộc nước ta
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc
- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ về dân cư
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc, tinh thần yêu nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam ,Tranh ảnh về đồng bằng , ruộng bậc thang,
- Bộ tranh ảnh về Đại gia đình dân tộc Việt Nam.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1 : Hướùng dẫn HS quan sát tranh ảnh
Bảng 1.1: Dân số phân theo thành phần dân tộc (sắp xếp theo số dân) ở Việt Nam năm 1999 (đơn vị: nghìn người)
CH: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Nêu vài nét khái quát về dân tộc kinh và các dân tộc ít người ?
CH: Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ?
CH: Quan sát H1.1 biểu đồ cơ cấu dân tộc nhận xét?
CH: Dân tộc nào có số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Phân bố chủ yếu ở đâu? Làm nghề gì?
CH: Các dân tộc ít người phân bố ở đâu? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
CH: Kể tên một số sản phẩm tiêu biểu của dân tộc ít người mà em biết? (Tày, Thái, Mường, Nùng là dân tộc có dân số khá đông có truyền thống thâm canh lúa nước, trông màu cây công nghiệp ,có nghề thủ công tinh xảo. Người Mông giỏi làm ruộng bậc thang, trồng lúa ngô, cây thuốc)
Quan sát hình 1.2 em có suy nghĩ gì về lớp học ở vùng cao không?
GV cũng cần chú ý phân tích và chứng minh về sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình phát triển đất nước,
- Những Việt kiều đang sống ở nước ngoài.
- Thành phần giữa các dân tộc có sự chênh lệch
HĐ 2: Cho HS làm việc theo nhóm
Quan sát lược đồ phân bố các dân tộc Việt Nam H1.3 cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
CH: Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi (chính sách phân bố lại dân cư và lao động, phát triển kinh tế văn hoá của Đảng)
CH: Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền địa hình nào? (thượng nguồn các dòng sông có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên có vị trí quan trọng về quốc phòng.)
- Trung du và miền núi phía Bắc : Trên 30 dân tộc ít người.
- Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người: Ê-đê Gia rai, Mnông.
- Duyên hải cực nam Trung Bộ và Nam Bộ có dân tộc Chăm, Khơ me, Hoa,
CH: Theo em sự phân bố các dân tộc hiện nay như thế nào?( đã có nhiều thay đổi)
*Liên hệ: Cho biết em thuộc dân tộc nào, dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt nam? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em? CH: Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em ?.
I. CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA
- Nước ta có 54 dân tộc
- Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quánLàm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú .
- Dân tộc Việt kinh có số dân đông nhất 86% dân số cả nước. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, có các nghề thủ công đạt mức tinh xảo .
- Các dân tộc ít người có số dân và trình độ kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm sản xuất riêng.
- Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
II SỰ PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC
1. Dân tộc Việt (kinh)
- Phân bố rộng khắp nước song chủ yếu ở đồng bằng, trung du và duyên hải.
2. Các dân tộc ít người
- Các dân tộc ít người chiếm 13,8% sống chủ yếu ở miền núi và trung du,
- Hiện nay sự phân bố các dân tộc đã có nhiều thay đổi
3. Củng cố:
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
- Các dân tộc khác nhau ở mặt nào? Cho ví dụ.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, đọc bài 2
Ngày soạn: 18/08/2009
TIẾT 2: Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức : Sau bài học HS có thể :
- Biết số dân của nứơc ta hiện tại và dự báo trong tương lai
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Đặc điểm thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta nguyên nhân của sự thay đổi.
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ gia tăng dân số
- Có kĩ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số
3. Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô về gia đình hợp lí
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Biểu đồ dân số Việt Nam
- Tháp dân số Việt Nam năm1989, 1999
- Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường , chất lượng cuộc sống
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ:
a/ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?Các dân tộc khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ ?
b/ Quan sát lược đồ phân bố các dân tộc Việt Nam H1.3 cho biết dân tộc Việt Nam phân bố chủ yếu ở đâu ?Hiện nay sự phân bố của người Việt có gì thay đổi? nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi đó?
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ 1 : Dựa vào vốn hiểu biết và SGK cho biết số dân Việt Nam theo tổng điều tra 01/4/1999 là bao nhiêu? Em có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số của Việt Nam so với thế giới?
- Năm 1999 dân số nước ta 76,3 triệu người. Đứng thứ 3 ở ĐNÁ.
- Diện tích lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, dân số đứng thứ 14 trên thế giới
HĐ2:
*Mục tiêu:HS hiểu được tình hình gia tăng dân số nước ta .Hậu quả của dân số đông
* Tiến hành:
CH: Quan sát biểu đồ (hình 2.1), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta? Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng? nhanh?( mới giảm gần đây)
GV: Gợi ý Quan sát và nêu nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột để thấy dân số nước ta tăng nhanh liên tục.
CH: Quan sát lược đồ đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên để thấy sự thay đổi qua từng giai đoạn và xu hướng thay đổi từ năm1979 đến năm 1999, Giải thích nguyên nhân thay đổi?
năm 1921 có 15,6 triệu người, 1961 tăng gấp đôi
CH: Nhận xét mối quan hệ giữa gia tăng tự nhiên, gia tăng dân số và giải thích?
CH: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?(khó khăn việc làm, chất lượng cuộc sống,ổn định xã hội,môi trường)
CH: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.(nâng cao chất lượng cuộc sống)
CH: Hiện nay tỉ lệ sinh, tử của nước ta như thế nào? Tại sao? (tỉ lệ sinh giảm. Tuổi thọ tăng)
- 1999 tỉ lệ gia tăng tự nhiên nước ta là 1,43%
CH: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa thành thị và nông thôn, miền núi như thế nào? (Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị và khu công nghiệp thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi)
CH: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất, các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn trung bình cả nước.
Giải thích.(cao nhất Tây Nguyên, Tây Bắc vì đây là vùng núi và cao nguyên)
HĐ3: Cá nhân/cặp
CH: Căn cứ số liệu ở bảng 2.2 Nhận xét cơ cấu nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 1999
đặc biệt là nhóm 0-14 tuổi. Nêu dẫn chứng và những vấn đề đặt ra về giáo dục, y tế, việc làm đối với các công dân tương lai?
CH: Nhận xét tỉ lệ nam nữ ở nước ta?
CH: Căn cứ số liệu ở bảng 2.2, hãy nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 – 1999
CH: Tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau giữa các vùng
I. SỐ DÂN
-Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người
- Việt Nam là một nước đông dân đứng thứ 14 trên thế giới .
II. GIA TĂNG DÂN SỐ
- Dân số nước ta tăng nhanh liên tục,
- Hiện tượng “bùng nổ” dân số nước ta bắt đầu từ cuối những năm 50 chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.
- Nhờ thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nên những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng.
III. CƠ CẤU DÂN SỐ
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ lệ trẻ em có xu hướng giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và ngoài tuổi lao động tăng lên
- Tỉ lệ nữ còn cao hơn tỉ lệ nam. có sự khác nhau giữa các vùng
3. Củng cốù:
- Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta?
- Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
- Cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi như thế nào ?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, đọc bài 3
Ngày soạn : 22/8/2009
TIẾT 3: Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ
VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức : Sau bài học HS có thể :
- Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số, phân bố dân cư ở nước ta .
- Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, thành thị và đô thị hoá ở Việt Nam
2. Kỹ năng :
- Biết phân tích bản đồ phân bố dân cư, đô thịû Việt Nam, một số bảng số liệu về dân cư
- Có kĩ năng phân tích lược đồ. Bảng số liệu
3. Thái độ:
- Ý thức được sự cần thiết phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành chính sách của nhà nước về phân bố dân cư
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Lược đồ phân bố dân cư Việt Nam
- Bảng số liệu
- Tranh ảnh về một số loại hình làng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ
a. Trình bày số dân và gia tăng dân số ở nước ta?
b. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta
2. Bài mới
Hoat động của GV và HS
Nội dung chínht
HĐ1
Cho số liệu: Năm 2003 mật độ Lào 24 người/km2mật độ Inđônêxia 115người/km2 TháiLan 123người/km2 mật độ thế giới 47 người/km2
Qua số liệu em có nhận xét về mật độ dân số nước ta ?
GV cho HS so sánh các số liệu về mật độ dân số nước ta giữa các năm 1989,1999,2003 để thấy mật độ dân số ngày càng tăng ,(bảng 3.2)
(năm 1989 là 195 người/km2;năm 1999 mật độ là 231 người/km2;2003 là 246 người/km2)
CH: Nhắc lại cách tính mật độ dân số
CH: Quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam hình 3.1 nhận xét:Phân bố dân cư nước ta (phân bố không đều,giữa nông thôn, thành thị, đồng bằng )
CH: Dân cư sống đông đúc ở những vùng nào? , (đồng bằng ven biển và các đô thị, do thuận lợi về điều kiện sinh sống)
CH: Dân cư thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao?
CH: Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều?
CH: Em có biết gì về chính sách của Đảng trong sự phân bố lại dân cư không?
- Giảm tỉ lệ sinh,phân bố lại dân cư ,lao động giữa các vùng và các ngành kinh tế, cải tạo xây dựng nông thôn mới
HĐ2: HS Làm việc theo nhóm Mục tiêu:HS hiểu được đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta
GV yêu cầu HS dựa vào SGK Quan sát lược đồ các tranh ảnh về quần cư, tìm đặc điểm chung của quần cư nông thôn, sự khác nhau về quần cư nông thôn ở các vùng khác nhau và giải thích?
CH: Ở nông thôn dân cư thường làm những công việc gì? vì sao?
CH: Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?
CH: Quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam (hình 3.1), hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích vì sao?
CH: Ở thành thị dân cư thường làm những công việc gì? vì sao?
- Ở thành thị dân cư thường tham gia sản xuất công nghiệp , thương mại, dịch vụ
CH: Sự khác nhau về hoạt động kinh tế cách bố trí nhà giữa nông thôn và thành thị như thế nào?
CH: Địa phương em thuộc loại hình nào?
CH: Quan sát hình 3.1 hay nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta . Giải thích vì sao?
HĐ3: Qua số liệu ở bảng 3.1:
CH: Nêu nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
CH: Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào?
CH: So với thế giới đô thị hoá nước ta như thế nào?
CH: Việc tập trung quá đông dân vào các thành phố lớn gây ra hiện tượng gì?
CH: Kể tên một số TP’ lớn nước ta ? (một số thành phố lớn Hà Nội, TP’ HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng)
CH: Lấy VD minh hoạ về việc mở rộng quy mô các TP’?
I. MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
- Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới. Năm 2003 là 246 người/km2
- Phân bố dân cư không đều, tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.
- Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn 26% ở thành thị (2003)
II. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ:
1. Quần cư nông thôn
- Trải rộng theo lãnh thổ với tên gọi: Thôn, làng, bản
- Mật độ dân số: Thấp
- Kinh tế: Nông nghiệp
2. Quần cư thành thị
- Tập trung
- Mật độ dân số: cao
- Kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ
III ĐÔ THỊ HOÁ
- Các đô thị nước ta phần lớn thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển. Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên trình độ đô thị hoá còn thấp.
3. Củng cố:
- Dựa vào bản đồ dân cư trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích?
- Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta ?
- Quan sát bảng số liệu 3.2 rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư không đều và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta ?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, đọc bài 4
Ngày soạn: 24/ 8/2009
TIẾT 4: BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức : Sau bài học HS có thể :
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta .
- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.
2. Kỹ năng :
- Biết nhận xét các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và chất lượng cuộc sống
- Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động việc làm và chất lượng cuộc sống
3. Thái độ: Ý thức lao động tự giác, nâng cao clcs
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Các biểu đồ về cơ cấu lao động
- Bảng số liệu thống kê về sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống
- Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ nâng cao chất lượng cuộc sống
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ:
- Dựa vào bản đồ dân cư trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta và giải thích?
- Nên đặc điểm , chức năng của các loại hình quần cư?
2. bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ1:Hoạt động nhóm
CH: Nhận xét về nguồn lao động nước ta ?
Nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động ở nước ta (nam từ 16-60 nữ 16-55)
CH: Dựa vào biểu đồ hình 4.1:
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích nguyên nhân?
CH: Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động ở nước ta. (thấp) Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, cần có những giải pháp gì?
CH: Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và những hạn chế nào?
CH: Quan sát biểu đồ hình 4.2, nêu nhận xét về cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
HĐ 2
CH: Tại sao nói Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta
CH: Để giải quyết việc làm theo em cần phải có những biện pháp gì?
HĐ3
GV cho HS đọc SGK nêu dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang được cải thiện.
CH: Chất lượng cuộc sống của dân cư như thế nào giữa các vùng nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội ? (chênh lệch)
CH: Hình 4.3 nói lên điều gì?
I. NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Nguồn lao động
- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào và có tốc độ tăng nhanh. Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động
- Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn
2. Sử dụng lao động
- Số lao động có việc làm ngày càng tăng
- Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực
II. VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
- Lực lượng lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước khá cao khoảng 6%
III. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG:
- Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và đang giảm dần chênh lệch giữa các vùng
3. Củng cốù:
- Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta ?
- Tại sao nói việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta ?
- Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, đọc bài 5
Ngày soạn: 27/8/2009
TIẾT5: BÀI 5:THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH
THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999
I. MỤC TIÊU BÀI HỌCÏ :
- HS biết cách phân tích, so sánh tháp dân số
- Tìm được sự thay đổi và xu thế thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta
- Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giưa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:Ø
- GV: chuẩn bi đồ dùng dạy học - Tháp tuổi hình 5.1
- HS: chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày đặc điểm của nguồn lao động nước ta ?
- Tại sao nói việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: HS Làm việc theo nhóm Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999, so sánh hai tháp dân số về các mặt
- Hình dạng của tháp
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính
- Tỉ lệ dân số phụ thuộc
- GV y/c HS phân tích từng tháp sau đó tìm sự khác biệt về các mặt của từng tháp
GV nói về tỉ số phụ thuộc
Tỉ số phụ thuộc = Tổng số người dưới tuổi lao động cộng Tổng số người trên tuổi lao động chia cho số người trong độ tuổi lao động
HĐ2: Từ những phân tích và so sánh trên nêu nhận xét về sự thay đổi và xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số nước ta . Giải thích nguyên nhân.
HĐ3: Cơ cấu dân dân số trên có thuận lợi khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội ? Chúng ta cần phải có những biện pháp gì để từng bước khắc phục những khó khăn này?
I. SO SÁNH 2 THÁP TUỔI:
- Hình dạng: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn nhưng chân của đáy ở nhóm 0-4 tuổi ở năm 1999 đã thu hẹp hơn năm 1989
- Cơ cấu dân số :
+ Theo độ tuổi: Tuổi dưới và trong tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989. Độ tuổi lao động và ngoài lao động năm 1999 nhỏ hơn năm 1989.
+ Giới tính: cũng thay đổi
- Tỉ lệ dân phụ thuộc còn cao và cũng có thay đổi giữa 2 tháp dân số
II. NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, song dân số đang có xu hướng “già đi”.
- Nguyên nhân: Do thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Thuận lợi:Lực lượng lao động và dự trữ lao động dồi dào.
- Khó khăn:
+ Nhóm 0-14 tuổi đông đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Tỉ lệ và dự trữ lao động cao gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm
+ Tỉ lệ người cao tuổi cũng là vấn đề quan tâm chăm sóc sức khoẻ.
- Biện pháp khắc phục:
* Cần có chính sách dân số hợp lí.
* Tạo việc làm
*Cần có chính sách trong việc chăm sóc sức khoẻ người già
3. Củng cốù:
- Giáo viên nhận xét giờ thực hành, công bố điểm của các nhóm học sinh.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, đọc bài 6
Ngày soạn: 30/08/2009
ĐỊA LÍ KINH TẾ
TIẾT 6 : BÀI 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Về kiến thức:
- Cung cấp cho HS những hiểu biết cần thiết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỉ gần đây.
- Trọng tâm là về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế , những thành tựu , khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
2. Về kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí ( ở đây là sự diễn biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP)
- Kĩ năng đọc bản đồ
- Kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (biểu đồ tròn) và nhận xét biểu đồ.
3. Thái độ: Tích cực học tập xây dựng tỏ quốc
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Bản đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam
- Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991 đến năm 2000
- Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển KTá nước ta trong quá trình đổi mới
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV Có thể dùng kiến thức lịch sử (SGK)
HĐ1 HS dựa vào SGK, trình bày tóm tắt quá trình phát triển của đất nước trước thời kì đổi mới qua các giai đoạn
CH: Trước giai đoạn đổi mới nền kinh tế nước ta như thế nào?
HĐ2:HS nghiên cứu SGK lưu ý 3 khía cạnh của Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.(Nét đặc trưng của đổi mới nền kinh tế là. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế)
GV y/c HS đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CH: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?
HS Làm việc theo nhóm (biểu đồ hình 6.1 là trọng tâm kiến thức mục II)
Dựa vào biểu đồ hình 6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ nhất ở khu vực nào?
?Dựa vào lược đồ hình 6.2, Xác định các vùng kinh tế nước ta. Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.? Kể tên các vùng kinh tế nào giáp biển, vùng kinh tế nào không giáp biển?
HĐ3: HS làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS dựa vào SGK vốn hiểu biết thảo luận theo gợi ý
CH: Kể tên một số ngành nổi bật? Ơû địa phương em có ngành kinh tế nào nổi bật?
CH: Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta có gặp những khó khăn gì?
I. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRƯỚC THỜI KÌ ĐỔI MỚI:
- Nền kinh tế nước ta đã trải qua quá trình phát triển lâu dài.
- Sau thống nhất đất nước kinh tế gặp nhiều khó khăn, khủng khoảng kéo dài, sản xuất đình trệ lạc hậu.
II. NỀN KINH TẾ NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp–xây dựng.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp ,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.
2 Những thành tựu và thách thức:
* Thành tư
File đính kèm:
- DIA LY DIA PHUONG NAM DINH.doc