I. Mục đích yêu cầu: Qua bài học, học sinh nắm được:
- Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều dân tộc. Trong đó dân tộc kinh chiếm số đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc nước ta
- Rèn luyện kỹ năng, củng cố đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc
- Giáo dục thái độ tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
102 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 36), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 Ngày..tháng..năm 200
Bài I: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
I. Mục đích yêu cầu: Qua bài học, học sinh nắm được:
- Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều dân tộc. Trong đó dân tộc kinh chiếm số đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc nước ta
- Rèn luyện kỹ năng, củng cố đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của các dân tộc
- Giáo dục thái độ tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
iI. phương tiện dạy-học:
Bản đồ phân bố các dân tộ Việt Nam.
Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam
3. At lát tập bản đồ, vở bài tập, bài tập thực hành Địa Lý 9.
III. các Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị cho học bộ môn của Học sinh.
3.Bài mới:
HĐ1. 1. giới thiệu bài:
Việt Nam tổ quốc của nhiều dân tộc .Các dân tộc cùng là con lạc cháu rồng, cùng mở mang xây dựng non sông, cùng chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc cùng sát cánh bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học đầu tiên của lớp hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nước ta có bao nhiêu dân tộc; Dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; Địa bàn cư trú của các cộng đồng dân tộc Việt Nam phân bố như thế nào trên đất nước ta?
2. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của GV và Học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 2/Cả lớp
Bước 1: : HS nghiên cứu SGK hình 1.1 kết hợp với sự hiểu biết hãy:
- Kể tên một số các dân tộc
- Dân tộc nào chiếm số đông nhất
- Nêu một vài nét văn hoá của các dân tộc
Bước2: HS phát biểu ý kiến
Bước3: GV mở rộng :Dân tôc kinh là một trong những dân tộc thông minh nhất trên thế giới (Do thái , ) Sau đó GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau :
I. Các dân tộc ở Việt Nam
- Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc (54dân tộc)
- Dân tộc kinh chiếm số đông nhất(86,2%) có kinh tế văn hoá phát triển nhất có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
- Là lực lượng lao động chính trong các ngành kinh tế
- Dân tộc ít người chiếm 13,8%, mỗi dân tộc có kinh nghiệm sán xuất riêng.
-Nét văn hóa thể hiện trong các ngôn ngữ...
Dântộc
Đặc điểm
Phân bố
Kinh (Âu Lạc, Tây Lạc, Lạc Việt)
Chiếm 86,2% cả nước có nhiều kinh nghiệm thân canh lúa nước, Nghề thủ công dạt mức độ tinh xảo, lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khoa học kỹ thuật
-Trước đây có cả Trung Quốc ( Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây)
- Khắp cả nước tập trung đông ở Đồng bằng duyên hải
Các dân
tộc khác
Đặc điểm chung
-Chiếm số đông cả nước
-Có số dân trình độ khác nhau.
-Mỗi dân tộc đều có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực.
-Các hoạt động: Công nghiệp, dịch vụ, văn hoá, KHKT đều có số lao động tham gia
Miền núi trung du và thượng nguồn các con sông
Dân tộc Nùng
856000 người ( 1,12% cả nước)
-Tả ngạn sông Hồng đến ven biển Quảng Ninh là đông nhất
Tày
1447000 người (1,94%)
-ở nhà sàn trong những bản vài chục nóc nhà.
-Sớm có chữ viết, kho tàng văn hoá đặc sắc, phong phú.
Hữu ngạn sông Hồng tới thượng du Nghệ An.
Mông
( Mèo)
-787000 người (1,03%)
-Cư trú địa bàn rộng độ cao >700-800m đến 1500m
-ở nhà đất từ vài nóc nhà đến vài chục nóc nhà giỏi làm ruộng bậc thang
-Biên giới phía Bắc tới Nghệ An ( Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái...)
Ê Đê
-270000
-Cư trú thành gia đình lớn hay có những gia đình nhỏ có quan hệ anh em họ hàng cô cháu với nhau
-Đắc Lắc
Khơ Me
1055000 người(1,38%)
-Sống chủ yếu ở đồng bằng những người theo đạo Phật có lễ hôi đặc sắc kho tàng văn hoá dân gian hết sức phong phú
-Tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Việt Kièu nước ngoài
-Là bộ phận cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có lòng yêu nước nồng nàn
Người Hoa
862000 người
Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: T.P Hồ Chí Minh. Sóc Trăng. Cần Thơ. Bạc Liêu vv...
Hoạt động2/ cả lớp
Bước1: HS tự nghiên cứu SGK và bản đồ tự rút ra kết luận.
-Sự phân bố của các dân tộc
Hoạt động 3/ nhóm
Bước 1: Gv chia học sinh ra các nhóm và phân công nhiệm vụ
*Nhóm1:Nghiên cứu sự phân bố chung của các dân tộc ít người.
*Nhóm 2: Nghiên cứu sự phân bố địa bàn trung du Bắc Bộ
*Nhóm3:Nghiên cứu địa bàn Trường Sơn và Tây Nguyên.
*Nhóm 4: Nghiên cứu địa bàn cực Nam Trung Bộ.
Bước 2: Các nhóm phát biểu ý kiến các nhóm khác bổ sung.
Bước3: Gv chuẩn kiến thức
GV hỏi: Sự phân bố về sự thay đổi về sự phân bố và đời sống của các dân tộc ít người
II. Phân bố dân tộc
- Dân tộc Kinh
- Dân tộc ít người
-Các dân tộc ít người phân bố địa bàn miền núi và cao nguyên là chủ yếu.
-Miền núi và trung du Bắc Bộ có trên 30 dân tộc ít người sinh sống.
-Miền Trường Sơn và Tây Nguyên có>20 dân tộc
-Miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm+Khơ Me xen lẫn người Việt
-Người Hoa chủ yếu sống ở các đô thị lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh
-Sự phân bố các dân tộc hiện nay đã thay đổi, đời sống được nâng lên, môi trường được cải thiện
IV. kết luận Đánh giá:
- HS làm bài tập số 3 SGK, phát phiếu trắc nghiệm.
- Dùng bản đồ em hãy nói rõ sự phân bố các dân tộc nước ta.
V. Hướng dẫn về nhà
- Học câu hỏi SGK
- Làm bài tập trong tập bản đồ
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới( Bài 2).
Tiết 2 Ngày..tháng..năm 200
Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số
I. Mục đích yêu cầu: Qua bài học, học sinh nắm được:
- Số dân của nước ta 2003 có 80,9 triệu người
- Hiểu và trình bày tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân hậu quả và biện pháp hạn chế. Nguyên nhân của sự thay đổi.
- Có kỹ năng phân thích bảng thống kê một số biểu đồ về dân số
- ý thức được sự cần thiết phải có mô hình gia đình hợp lý
iI. phương tiện dạy-học:
1. Biểu đồ sự biến đổi dân số nước ta
2. Tập bản đồ và át Lát Địa lý Việt Nam
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1.ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Câu hỏi 1+2 SGK
3.Bài mới:
1. giới thiệu bài:
Dân số, tình hình tăng dân số và những hậu quả kinh tế xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia, mà cả cộng đồng quốc tế. ở Mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước. Sớm nhận rõ vấn đề này, ở nước ta Đảng và chính phủ đề ra mục tiêu dân số và ban hành hàng loạt chính sách để đạt được mục tiêu ấy.
Để tìm hiểu vấn đề dân số , sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm gì, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
2.Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1/ Cả lớp
Bước 1: HS nghiên cứu SGK và biểu đồ dân số nước ta hãy:
-Cho biết dân số nuớc ta là bao nhiêu?
-Nhận xét của cá nhân em về dân số và diện tích của nước ta.
( Diện tích nước ta thuộc loại TB : 329247 km2, dân số thuộc vào loại đông trên thế giới 80,9 triệu người)
Bước: 2 HS trình bày ý kiến HS khác bổ sung
Bước3 : Gv chuẩn kiến thức
Hoạt động 2/ Nhóm
Bước 1: HS quan sát và phân tích hình 2.1hãy:
*Nhóm1: Cho biết sự thay đổi chiều cao của các cột và cho nhận xét của mình
*Nhóm 2: Cho nhận xét về sự thay đổi dân số của từng giai đoạn? Tỷ lệ gia tăng của nó
*Nhóm 3: Cho nhận xét về mối quan hệ giữa gia tăng tự nhiên và gia tăng dân số? Giải thích tại sao?
Bước: 2 Các nhóm phát biểu ý kiến nhóm khác bổ sung
Bước: 3
Gv chuẩn kiến thức
*Hậu quả của việc tăng nhanh dân số:
- Kinh tế:
+ Lao động và việc làm
+ Tốc độ phát triển kinh tế
+ Tiêu dùng và tích luỹ
- Xã hội:
+ Giáo dục
+Y tế và chăm sóc sức khoẻ
+ Thu nhập và mức sống
- Môi trường:
+ Cạn kiệt tài nguyên
+ Ô nhiễm môi trường
+ Phát triển bền vững
Hoạt động 3/Cả lớp
Bước 1:
Căn cứ vào bảng 2.1 em có nhận xét gì về tỷ lệ gia tăng giữa các vùng?
-Vùng nào cao nhất, vùng nào thấp nhất? -- -Vùng nào có tỷ lệ TB cao hơn cả nước?
Bước 2: HS phát biểu ý kiến
Hỏi: cho biết nguyên nhân của sự chênh lệch về tỷ lệ gia tăng trên?
?Vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay là gì? ( nâng cao dân trí. Mức sống của nhân dân)
Hoạt động 4/Nhóm
Bước 1: HS quan sát phân tích và nhận xét bảng số liệu 2.2
*Nhóm 1: Nhận xét cơ cấu nhóm tuổi của dân số nước ta? Giải thích nguyên nhân? kết luận?
*Nhóm 2:Nhận xét và giải thích theo giới tính.
Bước 2: Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến
Bước: 3
GVhuẩn kiến thức
I-Số dân:
-Dân số nước ta có 80.9 triệu người (2003)
-Đứng thứ 14 trên thế giới thứ 3 Đông Nam á sau Inđônêxia, Philíppin.
-Diện tích vào loại tb nhưng dân số lại rất đông.
II-Tình hình tăng dân số
*Tình hình tăng dân số.
-Dân số nước ta tăng liên tục
-Tỷ lệ tăng dân số của nước ta thay đổi theo từng giai đoạn
+ cuối những năm 50 có sự bùng nổ dân số
+ Từ năm 1076-2003 tỷ lệ gia tăng có sự giảm dần những năm cuối thế kỷ 20 lại nay đi về xu thế ổn định nhưng dân số vẫn tăng nhanh.
*Nguyên nhân của sự tăng nhanh dân số:
-Do dân số nước ta thuộc vào loại dân số trẻ
tỷ lệ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm cao
-Còn có nhiều tư tưởng tập tục lạc hậu muốn có con trai
-Nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế nông nghiệp.
* Hậu quả việc gia tăng dân số:
-Nhìn chung tỷ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng không đồng đều ở thành thị và khu công nghiệp có tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn vùng núi và nông thôn
III-Cơ cấu dân số
1. Cơ cấu về độ tuổi
-Nhìn chung dân số nước ta thuộcvào dân số trẻ
-Độ tuổi 0-14 chiếm tỷ lệ cao
-Tỷ lệ dân số hiện nay đang có sự thay đổi( Độ tuổi dưới tuổi lao động giảm xuống còn độ tuổi trong và ngoài lao động tăng lên=> Dân số nước ta đang có phần “già đi”
2. Cơ cấu về giới
-Tỷ lệ nam chiếm thấp hơn nữ ( cho HS giải thích nguyên nhân)
IV. kết luận đánh giá
- Em hãy cho biết tình hình phát triển dân số nước ta? Nguyên nhân hậu quả của viẹc tăng nhanh dân số? Biện pháp hạn chế hậu quả?
- Hãy chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Theo điều kiện phát triển hiện nay,dân số nước ta đông, sẽ tạo nên:
a. Một thị trường tiêu thụ mạnh, rộng.
b. Nguồn cung cấp lao động lớn
c. Trợ lực cho việc phát triển sản xuất và nâng vao mức sống
d. Tất cả các đáp án trên.
V- Hoạt động nối tiếp:
- Học theo nội dung SGK
- Làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập.
- Nghiên cứu trước nội dung bài tiếp theo (Bài 3).
Tiết3 Ngày..tháng..năm 200
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
I. Mục đích yêu cầu: Qua bài học, học sinh nắm được:
- Đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư nứơc ta
- Đặc điểm loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta.
- Rèn luyện kỹ năng Phân tích biểu đồnvà bảng số liệu
- Rèn luyện ý thức thái độ cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường sống
- Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư
iI. phương tiện dạy-học:
1.Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam
2. Tập bản đồ bài tập. át Lát VN
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1.ổn định tổ chức
2. Bài cũ :
? Em hãy dùng biểu đồ để nói rõ tình hình phát triển dân số nứơc ta?
3.Bài mới:
. 1. giới thiệu bài: (SGK)
Cũng như các nước trên thế giới , sự phân bố dân cư phục thuộc vào nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử....tuỳ theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động với nhau tạo nên một bức tranh phân bố dân cư hiện nay.
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bức tranh đó và biết được nó đã tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta như thế nào?
2. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1/Cặp
Bước 1: HS Nhắc lại thứ hạng dân số và diện tích nước ta trên thế giới và trên khu vực.
Bước2 :HS dựa vào SGK. Bảng số liệu cho biết:
-Đặc điểm mật độ dân số nước ta?
-So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế giới/(gấp 5,2 lần)
-So sáng với các nước trong khu vực và châu á? ( châu á 85 nguời/km2 ; Lào: 25 người?km2; Campuchia 68 người/ km2 , T Lan 124 nguời/km2)
Việt Nam là:246 người/ km2
Bước3: Đại diện các cặp phát biểu ý kiến.
Bước4:GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2/ Cả lớp
Bước 1: HS quan sát hình 3.1 cho biết dân:
- Cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Đông nhất ở đâu?
(Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích tập trung 3/4 dân số nhất là 2 đồng băng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long)
-Dân cư thưa nhất vùng nào? thưa thới nhất ở đâu?
( Miền núi và cao ngyên
+ Tây Bắc: 67 người/ km2
+ Tây Nguyên 82 Người/km2
Bước 2 :đại diện Hs phát biểu ý kiến
Bước3:GVchuẩn kiến thức
? Dân cư phần lớn sống nông thôn chứng tỏ nền kinh tế nước ta có trình độ như thế nào? ( thấp chậm phát triển)
? Nguyên nhân của tình hình phân bố dân cư nói trên?
( Đồng bằng đô thị có điều kiện tự nhiên thuận lợi các hoạt động sabr xuất có điều kiện phát triển hơn; có trình độ sản xuất phát triển, lực lượng sản xuất có tay nghề cao. Là khu vực khai thác lâu đời)
? Các chính sách của nhà nước để phân bố lại dân cư
(Tổ chức di dân đến vùng kinh tế mới)
GV chuyển tiếp: “ Nước ta là nước nông nghiệp đại đa số dân cư sống ở vùng nông thôn. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên tập quán sản xuất, sinh hoạt mà mỗi vùng có các điều kiện quần cư khác nhau”
HĐ3: cá nhân
Bước 1: Dựa vào kiến thức thực tế và vốn hiểu biết cùng với nội dung SGK em hãy:
-Cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn giữa các vùng ( Quy mô. tên gọi) (Làng cổ Việt có luỹ tre xanh bao bọc, đình làng,cây đa bến nước. Có trên 100 hộ dân. Trồng lúa nước nghề thủ công truyền thống....
+ Bản buôn... nơi gần nguồn nước , có đất canh tác sản xuất nông lâm kết hợp có < 100 hộ dân làm nhà sàn tránh thú dữ
? Vì sao các làng bản cấch xa nhau ( là nơi ở, nơi sản xuất, chăn nuôi, kho chứa, sân phơi)
-Quần cư nông thôn có gì giống nhau( Hoạt động kinh tế chính là nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp)
Bước 2:Hs phát biểu ý kiến
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
HĐ 4/ Nhóm
Bước 1: Gv chia nhiệm vụ cho các nhóm
*Nhóm 1: Dựa vào vốn hiểu biết và nội dung SGk cho biết đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta?
*Nhóm 2: Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà cửa giữa thành thị và nông thôn
*Nhóm3: Quan sát H3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nướ ta giải thích tại sao?
( Phân bố 2 vùng đồng bằng lớn ven biển vì có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...)
Bước 2:Các nhóm trình bày kết quả
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
HĐ 5/ Cá nhân
Bước 1: HS dựa vào bảng 3.1 hãy:
?-Nhận xét về số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta
( Tốc độ gia tăng đoạn nào nhanh nhất)
?-Cho biết thay đổi tỷ lệ dân thành thị đã phản ánh như thế nào qua trình đô thị hoá của nước ta?
Bước 2: HS phát biểu ý kiến, HS khác bổ sung
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 6/Cả lớp
HS quan sát hình 3.2 cho biết sự phân bố các thành phố lớn
-Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung đông ở các thành phố lớn?( Việc làm. nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị,chất lượng môi trường đô thị ...)
Ví dụ minh hoạ mở rộng quy mô thành phố ( Hà Nội với sồng Hồng làm tru tâm thì mở rộng vê phíabắc ( Đông Anh, Gia Lâm) Nối 2 bờ bằng 5 cây cầu : Thăng Long, Chương Dương,Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân ( đang làm và sẽ làm)
I-Mật độ dân số và phân bố dân cư
1. Mật độ dân số:
-Nước ta có mật độ dân số cao: 246 người/ km2
-Mật độ của dân số nước ta ngày một tăng.
2)Sự phân bố dân cư:
- Dân cư tập trung đồng bằng ven biển và các đô thị
- Miền núi và Tây Nguyên thưa thớt
- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (76%)
II.Các loại hình quần cư
1. Quần cư nông thôn
-Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
-Hiện nay nông thôn đã thay đổi đáng kể ( Cơ sơ hạ tầng và đời sống được nâng lên rõ rệt)
- Các đô thị phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp, dịch vụ. Là trung tâm kinhb tế chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật .
-Phân bố tập trung đồng bằng ven biển.
III-Đô thị hoá
Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị tăng liên tục
Trình độ đô thị hoá thấp
IV-kết luận đánh giá
- Dùng bản đồ thuyết trình cho sự phân bố dân cư nước ta và giải thích tại sao?
- Tình trạng dân cư tập trung ở vùng nông thôn đãc dẫn đến kết quả nào dưới đây:
a. Đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm
b. Mức sống của dân cư nông thôn tiến đến mức sống của dân cư thành thị.
c. Tình trạng dư thừa lao động
V- Hướng dẫn về nhà:
- Học theo nội dung SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Nghiên cứu trước nội dung bài tiếp theo (Bài 4).
Tiết 4 Ngày 6 tháng 9năm 2008
Lớp 9c 9d
Bài 4: Lao động và việc làm và Chất lượng cuộc sống
I. Mục đích yêu cầu: Qua bài học, học sinh nắm được:
- Đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nứớc ta
- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
- Rèn luyện kỹ năng biểu đồ.
iI. phương tiện dạy-học:
1. Bản đồ phân bố dân cư ở Việt Nam
2. Tập bản đồ bài tập và tập át lát Việt Nam
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1.ổn định tổ chức
2. Bài cũ :? Dùng bản đồ phân bố dân cư để trình bày và giải thích cho sự phân bố dân cư ở nước ta?
3. Bài mới:
Nước ta có lực lượnglao động đông đảo là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, Nhưng kéo theo đó là vấn đề việc làm, chất lưuợng cuộc sống cũng đặt ra hết sức cấp bách. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề trên
2. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1/cả lớp
Bước 1: HS nghiên cứu SGK và
hình 4.1 cho biết:
-Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích?
-Chất lươnglao động ở nước ta để nâng cao chất lượng chúng ta cần phải làm gì?
-Đặc điểm khác của lao động Việt Nam?
Bước 2: HS phát biểu ý kiến
Bước 3: Gv chẩn kiến thức
(biện pháp nâng cao chất lượng lao động:
+Mở rộng các trường đào tạo nghề nâng cao tay ngề hàng năm cho công nhân
+Nâng cao trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật)
Hoạt động 2/ cặp
Bước 1: Hs căn cứ vào biểu đồ H: 4.2 cho nhận xét về cơ cấu lao động theo ngành ở nứơc ta? giải thích tại sao?
Bước 2: HS cho ý kiến HS khác bổ sung
Bước 3:: Gv chuẩn kiến thức
(do nền kinh tế nước ta đã phát triển)
Hoạt động 3/Nhóm
Bước 1: Cho học sinh nghiên cứu nội dung mục II SGK cho biết:
-Vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta như thế nào?
-Cần phải có biện pháp gì để giải quyết việc làm
Bước 2:HS trả lời GV bổ sung và chuẩn kiến thức cho học sinh.
I-Nguồn lao động và sử dụng lao động
1.Nguồn lao động :
-Nước ta có nguồn lao động dồi dào941,3 triệu)
-Lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao(75,7%); Lao động thành thị chỉ chiếm 24,3%
(Do nền sản xuất của chúng ta là nền sản xuất nông nghiệp, đô thị chưa phát triển)
-Lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp(21,2%) Không qua đào rạo 78,8%/
-Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất có khả năng tiếp thu nền khoa học kỹ thuật
2. Sử dụng lao động
-Lao động hoạt động trong các ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao
-Hiện nay có xu hướng biến đổi theo hướng tích cực (LĐ hđộng trong nông lâm ngư nghiệp giảm xuống, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề khác tăng lên)
II-Vấn đề việc làm
- Hiện nay có rất nhiều lao động thiếu việc làm đặc biệt là khu vực nông thôn
-biện pháp:
+phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng.
+Đa dạng hoá hoạt động kinh tế nông thôn
+Phát triển hoạt động kinh tế du lịch ở thành thị
+Đa dạng hoá các loại hình đào tạo đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp-dạy nghề
IV. kết luận đánh giá:
- Nêu đặc điểm lao động Việt Nam
- Nói rõ chiều hướng phát triển của phân bố lao động Việt Nâm theo ngành nghề.
V. Hoạt động nối tiếp:
- Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Học câu hỏi SGK
- Nghiên cứu bài tiếp theo
Tiết 5 Ngày8tháng9năm 2008
Lớp 9d . 10/9/lớp 9c
Bài 5 : Thực hành
phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999
I. Mục đích yêu cầu: Qua bài học, học sinh nắm được:
- Cách phân tích tháp tuổi
- Tìm ra được sự thay đổi và xu hưóng thay đổi cơ cấu dân số theo tháp tuổi ở nước ta.
- Xác lập đựợc mối quan hệ gia tăng dân số theo tuổi , giữa dân số và phát triển theo kinh tế- xã hội của đất nước.
- Rèn luyện kỹ năng củng cố và hình thành ở mức độ cao kỹ năng đọc và phân tích so sánh tháp tuổi để giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu theo tuổi. Các thuận lợi và khó khăn, giải pháp trong chính sách dân số
iI. phương tiện dạy-học:
1. Hình 51 SGK phóng to
2.Tập bản đồ bài tập thực hành
3. Tài liệu về cơ cấu dân số nước ta
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị của học của học sinh.
3. Bài mới:
1. giới thiệu bài:
Kết cấu dân số theo tuổi trên phạm vi cả nước và trong từng vùng có ý nghĩa quan trọng. nó tổng hợp tình hình sinh tử , tuổi thọ khả năng phát triển dân số và nguồn gốc lao động. Kết cấu dân số theo tuổi và theo giới được biểu hiện trực quan bằng tháp tuổi.
Để hiểu rõ đặc điểm cơ cấu theo tuổi ở nước ta có chuyển biến gì trong những năm qua? ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế như thế nào? Chúng ta cùng phân tích so sánh tháp tuổi dân số năm 1989 và 1999.
2. Tiến trình các hoạt động:
Bài tập này tiến hành theo phương án chia lớp thành các nhóm để nghiên cứu.
Bài tập 1:
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu.
N1: Nghiên cứu hình dạng của tháp tuổi.
N2: Nghiên cứu cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính.
N3: Nghiên cứu tỷ lệ dân số phụ thuộc.
Bước 2: : Gv giới thiệu tỷ lệ dân số phụ thuộc:
( Tỷ lệ phụ thuộc là tỷ số giữa những người chưa đến tuổi lao động và số người qúa tuổi lao động với những người trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng hay một nước).
Bước3: Đại diện HS phát biểu ý kiến, các nhóm bổ sung kiến thức lẫn nhau.
Bước 4: Gv chuẩn kiến thức nội dung bài tập
N1: Hình dạng tháp dân số:
a. Đáy: 0-14 tuổi: ( 1999 < 1989).
b. Thân: 15-59 tuổi: cạnh bên 1999 dốc hơn 1989.
c. Đỉnh: trên 60 tuổi: 1999 dốc hơn 1989.
N2: Cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính:
+ 0-14 tuổi ( đáy):1999 giảm cả Nam và Nữ so với 1989.
+ 15-59 tuổi: Năm 1999 tăng thêm so với 1989 và số Nam giới tăng cao hơn Nữ
( phần thân tháp).
+ Trên 60 tuổi (đỉnh): 1999 tăng hơn 1989.
N3: Tỷ lệ dân số phụ thuộc ( 0-14 và trên 60 tuổi) 1999 so với 1989 giảm 4,6 %0
Có thể rút ra kết luận như bảng sau:
ơ
Năm
Các yếu tố
1989
1999
Hình dạng tháp tuổi
Đỉnh nhọn đáy rộng
( Tháp dân số trẻ)
Đỉnh nhọn đáy rộng đáy hẹp hơn( tháp dân số đã “già đi”)
Cơ cấu
dân số
theo độ tuổi
Nhóm tuổi
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0-14
20,1
18,9
17,4
16,1
15-59
25,6
28,2
28,4
30,0
Trên 60
3,8
4,2
3,4
47
Tỷ lệ phụ thuộc
Còn cao (86%)
Còn cao (72,1%)
Bài tâp2: Cho các nhóm rút ra nhận xét và giải thích:
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, dân số đang có xu hướng già đi.
- Nguyên nhân:
+ Thực hiện tốt kế hoạch hoá dân số.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bài tập 3: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp:
- Thuận lợi: Lực lượng lao động và dự trữ lao động dồi dào.
- Khó khăn:
+ Nhóm 0-14 tuổi đông đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Tỷ lệ và dự trữ lao động cao => khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm.
+ Tỷ lệ người cao tuổi tăng cũng là vấn đề cần quan tâm về chăm sóc sức khỏe cho người già.
- Giải pháp:
+ Tiếp tục có chính sách dân số hợp lý ( XK lao động).
+ phát triển công tác đào tạo nghề, đa dạng hoá các ngành nghề ở nông thôn, thành phố.
+ Cần có chính sách đón đầu trong việc chăm sóc sức khỏe người già.
+ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, mở nhà máy xí nghiệpkêu gọi đầu tư.
IV. kết thúc bài thực hành
- Giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm bài làm của học sinh ( một số em làm tốt).
- Hướng dẫn hoàn thành vào vở bài tập và chuẩn bị cho bài 6, thu bài thực hành về nhà chấm./.
Tiết 6 Ngày..tháng..năm 200
địa lý kinh tế
Bài 6: sự phát triển kinh tế việt nam
I. Mục đích yêu cầu: Sau bài học, học sinh nắm được:
- Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây.
- Hiểu được xu hướng chuyển dịch kinh tế, những thành tựu và thách thức trong quá trình phát triển.
- Có khả năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiên tượng địa lý.
- Rèn kỹ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ.
iI. phương tiện dạy-học:
1. Bản đồ Hành chính, Kinh tế Việt Nam.
2. átlát VN, vở bài tập, bài tập thực hành Địa Lý 9.
3. SGK, SGV, tài liệu tham khảo
III. tiến trình tổ chức các Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức.
2.Bài cũ : (Kết hợp bài mới)
3. Bài mới:
1. giới thiệu bài: (SGK)
2. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của GV và Học sinh
Nội dung chính
HĐ2.
? Dựa vào SGK, trình bày tóm tắt quá trình phát Đất nước trước thời kỳ đổi mới?
- 1945: Thành lập nước
- 1946-1954: Chống Pháp
- 1955 – 1975: + M.Bắc?
+ M.Nam?
- 1976- 1986 ?
( Phần này giáo viên có thể thuyết trình)
HĐ3. Cặp/ nhóm
B1. HS dựa vào SGK hãy:
? Công cuộc Đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ năm nào?
? Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới là gì?
? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện trên những mặt nào?
? Trình bày nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành, lãnh thổ, và cơ cấu thành phần kinh tế?
* Trả lời các câu hỏi ở mục 1.
B2: Học sinh trình bày kết quả kết hợp chỉ trên bản đồ vị trí các vùng kinh tế.
HĐ4. Làm việc theo nhóm
B1. HS dựa vào SGK, vốn hiểu biết thực tiễn thảo luận theo gơi ý:
? Nêu những thành tựu trong công cuộ
File đính kèm:
- GIAO AN DIA 9 2 COT.doc