I. Mục tiêu : sau bài học, học sinh cần :
- Biết được nước ta có 54 dân tộc : dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc nước ta.
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II. Trọng tâm bài : Sự phân bố các dân tộc.
175 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 44), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
MÔN ĐỊA LÍ
(Áp dụng từ năm 2005-2006)
Cả năm 35 tuần x 1,5 tiết / tuần = 52 tiết
Học kỳ I : 17 tuần x 2 tiết + 18 tuần x 1 tiết = 35 tiết
Học kỳ II : 17 tuần x 1 tiết = 17 tiết
I. PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
HỌC KÌ I
ĐỊA LÝ VIỆT NAM (tiếp theo)
II. ĐỊA LÝ DÂN CƯ :
Tiết 1 : Bài 1 : Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Tiết 2 : Bài 2 : Dân cư và sự gia tăng dân số
Tiết 3 : Bài 3 : Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Tiết 4 : Bài 4 : Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Tiết 5 : Bài 5 : Thực hành : Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 vàn năm 1999.
III. ĐỊA LÝ KINH TẾ
Tiết 6 : Bài 6 : Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Tiết 7 : Bài 7 : Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp .
Tiết 8 : Bài 8 : Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Tiết 9 : Bài 9 : Sự phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp và thủy sản.
Tiết 10 : Bài 10 : Thực hành : Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc , gia cầm.
Tiết 11 : Bài 11 : Các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Tiết 12 : Bài 12 : Sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
Tiết 13 : Bài 13 : Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
Tiết 14 : Bài 14 : Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.
Tiết 15 : Bài 15 : Thương mại và dịch vụ du lịch.
Tiết 16 : Bài 16 : Thực hành : Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế .
Tiết 17 : Ôn tập .
Tiết 18 : Kiểm tra viết 1 tiết.
IV. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Tiết 19 : Bài 17 : Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ .
Tiết 20 : Bài 18 : Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Tiết 21 : Bài 19 :
Tiết 22 : Bài 20 : Vùng đồng bằng sông Hồng.
Tiết 23 : Bài 21 : Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Tiết 24 : Bài 22 : Thực hành : Vẽ và phân tích biểu đồ mối quan hệ giữa dân số, sản lượng thực phẩm và bình quân lương thực theo đầu người.
Tiết 25 : Bài 23 : Vùng Bắc Trung Bộ
Tiết 26 : Bài 24 : Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
Tiết 27 : Bài 25 : Vùng duyên Hải Nam Trung Bộ.
Tiết 28 : Bài 26 : Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (Tiếp theo)
Tiết 29 : Bài 27 : Thực hành : Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và duyên Hải Nam Trung Bộ.
Tiết 30 : Bài 28 : Vùng Tây Nguyên
Tiết 31 : Bài 29 : Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
Tiết 32 : Bài 30 : Thực hành : So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
Tiết 33 : ôn tập
Tiết 34 : Kiểm tra học kì
Tiết 35 : Bài 31 : Vùng Đông Nam Bộ.
HỌC KÌ II
Tiết 36 : Bài 32 : Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Tiết 37 : Bài 33 : Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Tiết 38 : Bài 34 : Thực hành : Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ trên cơ sở bản số liệu.
Tiết 39 : Bài 35 : Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tiết 40 : Bài 36 : Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Tiết 41 : Bài 37 : Thực hành : Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình phát triển của ngành thủy sản, hải sản ở đồng bằng sông Cửu Long.
Tiết 42 : Ôn tập .
Tiết 43 : Kiểm tra 1 tiết
Tiết 44 : Bài 38 : Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo .
Tiết 45 : Bài 39 : Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiêp theo)
Tiết 46 : Bài 40 : Thực hành : Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
V. ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 47 : Bài 41 : Địa lý địa phương tỉnh – thành phố.
Tiết 48 : Bài 42 : Địa lý địa phương tỉnh – thành phố (tiếp theo)
Tiết 49 : Bài 43 : Địa lý địa phương tỉnh – thành phố (tiếp theo)
Tiết 50 : Bài 44 : Thực hành địa lý địa phương
Tiết 51 : Ôn tập
Tiết 52 : kiểm tra học kì II.
II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Không tự ý dồn hoặc cắt xén chương trình.
2. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí, nhất là mối quan hệ nhân quả ; dành thời gian cho học sinh thu nhập, xử lý thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, để tìm kiến thức, hình thành và rèn luyện các kĩ năng và phương pháp học tập địa lí.
3. Ngoài những bài tìm hiểu địa lí địa phương, những nơi có điều kiện, giáo viên có thể tổ chức học ngoài thực địa nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc hình thành, cũng cố cho HS một số biểu tượng, khái niệm đại lý về kinh tế –xã hội Việt Nam.
4. Tất cả các tiết thực hành đều phải được đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhất thiết giáo viên phải có “Kênh hình” để kiểm tra, đánh giá về kĩ năng và tư duy địa lí .
Các tiết kiểm tra viết 1 tiết hoặc kiểm tra học kì, tùy theo hoàn cảnh thực tế của trường, giáo viên có thể kiểm tra xê dịch trước hoặc sau một tuần so với bản phân phối chương trình đã quy định.
ĐÍA LÍ DÂN CƯ
Tiết 1
Bài 1 :
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Mục tiêu : sau bài học, học sinh cần :
- Biết được nước ta có 54 dân tộc : dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc nước ta.
- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.
- Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II. Trọng tâm bài : Sự phân bố các dân tộc.
III. Phương pháp dạy học :
- Bản đồ dân cư Việt Nam.
- Tập tranh ảnh một số dân tộc ở Việt Nam.
- Phiếu học tập số 1
Địa bàn dân cư
Các dân tộc
Trung du và miền núi phía Bắc
Trường sơn – Tây Nguyên
Đồng bằng
IV. Hoạt động lên lớp :
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bài
Nội dung bổ sung
GV : giới thiệu chương trình địa lí 9 (khoảng 10 phút)
Hoạt động 1 : Các dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu.
- Học sinh biết được nước ta có thành phần dân tộc đa dạng.
- Kĩ năng : Phân tích biểu đồ tròn về cơ cấu dân tộc.
- Hình thành tổ chức hoạt động học tập : HS làm việc cá nhân.
? Dựa vào bảng 1.1/SGK trang 4, cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc ? dân tộc nào có số dân đông nhất ?
? Dựa vào hệ thống thông tin trong SGK, cho biết mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua các yếu tố nào ?
- Cho biết em thuộc dân tộc nào ? Dân tộc em đứng hàng thứ mấy trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ?
GV : cho HS xem một số ảnh về các dân tộc.
- Hãy kể một số sản phẩm tiêu biểu về hoạt động kinh tế của dân tộc ít người mà em biết ?
- Dựa vào hệ thống thông tin trong SGK.
- Quan sát hình 2.1. nhận xét bức ảnh đó nói lên điều gì ? (năng cao mặt bằng dân trí các dân tộc ít người là chính sách của nhà nước và Đảng ta hiện nay .
Hoạt động 2 : Sự phân bốc các dân tộc.
Mục tiêu
+ Học sinh nắm được địa bàn cư trú của các dân tộc ở 3 khu vực.
+ Kĩ năng đọc và nhận xét bản đồ dân cư .
- Hình thức tổ chức : học tập theo nhóm hay cặp.
? Quan sát “lược đồ phân bố các dân tộc” và thông tin trong SGK cho biết :
- Dân tộc Việt Nam phân bố chủ yếu ở đâu ?.
- Nhận xét gì về địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người.
- Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc vào phiếu học tập số 1 .
- Xác định địa bàn cư trú của các dân tộc trên bản đồ (Mường, Êđê, chăm,.)
- Hiện nay tình hình phân bố các dân tộc có sự thay đổi như thế nào ? Cho biết nguyên nhân có sự thay đổi này ?
I. Các dân tộc ở Việt Nam.
- Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, thể hiện qua ngôn ngữ, phương thức sản xuấ, trang phục, phong tục tập quan,
- Người kinh (Việt) có số dân đông nhất
II. Phân bố các dân tộc .
Dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng trung du và duyên hải.
- Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo nên đời sống các dân tộc được nâng lên. Môi trường được cải thiện.
Cũng cố :
- Cho một vài ví dụ về các văn hóa riêng của một số dân tộc ít người không thuộc về dân tộc mình.
- Ghép đôi đúng với địa bàn cư trú chủ yếu của mỗi dân tộc.
a. Các đô thị lớn 1. Người chăm
b. Đồng bằng ven biển 2. Người khơme
c. Trường Sơn – Tây Nguyên 3. Người Hoa
d. Trung du và miền núi phía Bắc 4. Người Việt
e. Tây Nam Bộ 5. Người Gialai, Eâđê, Mnông
f. Duyên hải cực Nam Bộ 6. Người Tày, Thái, Mường.
Dặn dò : Chuẩn bị, xem trước bài 2. trả lời các câu hỏi có chữ in nghiên trong bài.
Tiết 2
Bài 2 :
DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Mục tiêu : sau bài học, học sinh cần :
- Biết số dân của nước ta (năm 2002)
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
- Có kĩ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số .
- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý .
II. Trọng tâm bài :
- Nước ta có số dân đông, dân số tăng nhanh trong thời gian qua.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhờ công tác kế hoạch hóa dân số
- Cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi.
III. Phương pháp dạy học :
- Biểu đồ H2.1
- Tháp dân số Việt Nam, tranh ảnh hậu quả của việc dân số tăng nhanh.
IV. Hoạt động lên lớp :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? cho ví dụ ?
- Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta ? Xác định địa bàn cư trú của một số dân tộc trên lược đồ.
2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bài
Nội dung bổ sung
Hoạt động 1 :
Mục tiêu :
+ HS nắm được số dân và tình hình gia tăng dân số nước ta.
+ rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ biến đổi dân số .
Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm hay cặp.
? Dựa vào thông tin SGK, cho biết dân số của nước ta là bào nhiêu ?
? Diện tích phần đất liền nước ta đứng thứ mấy trên thế giới ? Số dân nước ta đứng hàng thứ mấy trên thế giới ? từ đó, rút ra nhận xét về số dân của nước ta ?
? dựa vào H2.1 “Biểu đồ tăng dân số của nước ta”, nhận xét dân số của nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số ở những thời điểm nào?. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng như thế nào ? Vì sao tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng ?
? Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả gì ? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
? Dựa vào bảng 2.1 trong SGK, cho biết vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn mức trung bình của cả nước. Khu vực thành thị và nông thôn khu vực nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình cả nước ? Giải thích ?
Kết luận : tỉ lệ tự nhiên còn thay đổi giữa các vùng .
Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn thành thị.
- Vùng có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thấp nhất là đồng bằng Sông Hồng, cao nhất là Tây Nguyên sau đó là Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
Hoạt động 2 :
- Mục tiêu :Cơ cấu dân số tự nhiên
+ HS biết cơ cấu tự nhiên của nước ta.
+ Rèn luyện kĩ năng phân tích bảng thống kê số liệu.
- Hình thức tổ chức hoạt động : Hoạt động cá nhân
? 1. Tổng số dân (%) theo cơ cấu từng nhóm tuổi trong mỗi thời kì ?
2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu từng nhóm tuổi từ năm 1979-1999. Giải thích về sự thay đổi này ?
3. Nhận xét về tỉ lệ giới tính nhóm tuổi 0-14 trong từng thời kì .
4. Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 , từ năm 1979-1999 có xu hướng thay đổi như thế nào ? giải thích, cho biết trong mỗi thời kì tỉ lệ nam so với nữ như thế nào?
5. Cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu dân số nước ta (theo độ tuổi, theo giới tính), ý nghĩa của sự thay đổi này (thuận lợi, khó khăn) đến kinh tế và xã hội nước ta ?
Gợi ý : Nguyên nhân :
- Do chiến tranh kéo dài
- Do thực hiện kế hoạch hóa dân số .
- Do chuyển cư : tỷ lệ thấp ở những nơi xuất cư (Đồng bằng Sông Hồng), cao ở nơi nhập cư (Tây nguyên)
I. Số dân :
- số dân : 79,9 triệu người (2002)
- Việt Nam là nước dân đông, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và đứng 14 trên thế giới
II. Gia tăng dân số .
- Từ cuối những năm 50 của thế kỷ 20, dân số nước ta tăng nhanh, bắt đầu có hiện tượng “Bùng nổ dân số”.
Hậu quả : gây sức ép đối với tài nguyên môi truờng, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,
- Trong những năm gần đây nhờ thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình nên.
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng.
III. Cơ cấu dân số
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi :
* Về độ tuổi : tỉ lệ trẻ giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên .
* Về giới tính tỉ lệ giới tính có sự thay đổi : trong thời hạn chiến tranh kéo dài tỉ lệ giới tính mất cân đối, cuộc sống hòa bình làm tỉ lệ giới tính tiến tới cân băng. Hiện nay tỉ lệ số giới tính còn bị thay đổi do sự chuyển cư
GV cho HS quan sát tranh để rút ra nhận xét : Hậu quả của việc dân số tăng nhanh
Cũng cố :
- Trình bày dân số và sự gia tăng dân số của nước ta ?
- Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3. kết quả tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số qua các năm, hướng dẫn HS vẽ biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên
Dặn dò : học bài, làm bài tập 2,3 và chuẩn bị bài sau : Xem và trả lời các câu hỏi chữ in nghiên trong bài .
Tiết 3
Bài 3
PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Hiểu và trình bày mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta
- Biết được đặc điểm của các loại quần cư nông thôn , thành thị và đô thị hóa ở nước ta .
2. Kĩ năng : Phân tích bản đồ phân bố dân cư, đô thị Việt Nam, một số bảng số liệu về phân bố dân cư .
3. Thái độ : Ý thức được cần thiết phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
II. Trọng tâm bài :
- Mật độ dân số và sự phân bố dân cư.
- Vấn đề đô thị hóa
III. Phương tiện dạy học :
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị hóa Việt Nam
- Một số tranh ảnh nhà ở, một hình thức quần cư ở Việt Nam
- Bảng thống kê mật độ dân số một quốc gia và đô thị ở Nam
- Phiếu bài tập số 1 :
Vùng
Mật độ dân số (người/km2)
Núi và trung du Bắc bộ
Đồng bằng Bắc Bộ
Vùng núi Trường Sơn Bắc
Tây Nguyên
Duyên hải Nam trung Bộ
Đồng bằng Nam Bộ
Đông nam bộ
Phiếu học tập số 2 :
Loại hình
Nông thôn
Thành thị
Hoạt động kinh tế với các ngành
Làng :
.
Hình thức cư trú
Mật độ dân số
IV. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Giới thiệu bài mới : sự phân bố dân cư và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào ? đặc điểm các quần cư thành thị và nông thôn có giá trị khác nhau? Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu các vấn đề đó .
Nội dung
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bài
Nội dung bổ sung
HS nắm được đặc điểm dân cư nước ta
Rèn kĩ năng phân tích lược đồ dân cư .
- Hình thức hoạt động : HS làm việc cá nhân (hoặc nhóm)
- Dựa vào lược đồ phân bố dân cư hình 3.1 và thông tin trong SGK.
Nhiệm vụ :
? Cho biết mật độ dân số bình quân của cả nước và ở các vùng vào phiếu học tập số 1.
? Dân cư tập trung ở vùng nào ? thưa thớt vùng nào ? Giải thích?
? Kể tên các đô thị có trên 1 triệu dân . các đô thị phân bố ở đâu ? vì sao ?
? Nhận xét mật độ dân số của nước ta qua lược đồ. Giáo viên ghi nhanh lên bảng thêm thông tin về mật độ dân số của một số quốc gia và trên thế giới
Bảng mật độ dân số của một số quốc gia và thế giới 1999 (người/km2)
VN
Thế giới
TQ
inđonêxia
232
85
42
129
106
Nhận xét về mật độ dân số ở nước ta so với thế giới và các nước trong khu vực ?
* GV chốt lại : Phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi. Giữa thành thị và nông thôn.
Nêu KK và hướng giải quyết ?
Khó khăn : Những nơi có điều kiện thuận lợi , mật độ dân số cao àquá tải về quỹ đất, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp : di dân, phân bố lại dân cư, phát triển kinh tế – văn hóa miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng, lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý và bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2 : loại hình quần cư
Mục tiêu
+ Nắm được đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta .
+ Kĩ năng : thu nhập và tóm tắt các thông tin từ SGK.
Hình thức hoạt động : cá nhân
Yêu cầu quan sát thông tin trong SGK bổ sung kiến thức vào phiếu học tập số 2.
Học sinh trình bày kết quả làm việc giáo viên chốt ý cho ghi bài
Hoạt động 3 : về quá trình đô thị hóa ở nước ta
Mục tiêu
+ Học sinh biết được quá trình đô thị hóa nước ta đang diển ra nhanh cùng với sự phát triển công nghiệp, tuy nhiên trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp.
+ Kĩ năng : Phân tích bảng thống kê số liệu và phân tích lược đồ .
- Hình thức tổ chức : HS làm việc cá nhân .
Yêu cầu quan sát bảng 3.1 trong SGK
? Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta như thế nào ?
Quan sát lược đồ 3.1 cho biết :
? Phần lớn đô thị nước ta có quy mô như thế nào ? (nhỏ : dưới 350 nghìn người, vừa : 350 nghìn người đến dưới 1 triệu người, lớn : trên 1 triệu người)
? So với thế giới (tỉ lệ dân thành thị là 47%- theo niêm giám thống kê 2003) thì trình độ đô thị hóa nước ta ở mức độ nào ? vì sao ?
- Dân cư tập trung tại các đô thị gây ra những khó khăn gì ?
Phân bố không đều, tập trung đông đúc ở đồng bằng ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị miền núi dân cư thưa thớt (100/km2)
Dân cư không đều làm cho miền núi thiếu lao động để khai thác tìm năng kinh tế . Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế xã hội và môi trường.
II. Các loại hình quần cư :
1. Quần cư nông thôn : Người dân sống tập trung thành làng, ấp, bản, buôn... với hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân cư thấp.
2. Quần cư thành thị : Dân cư sống tập trung đông ở thị trấn, đô thị lớn với mật độ phân bố nhà cao, mật độ dân cư cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ.
III. đô thị hóa
Các đô thị nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, nhờ sự phát triển kinh tế làm quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diển ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp so với thế giới.
- Đô thị hóa nhanh chống dẽ dẫn đến sự quá tải về cơ sở hạ tầng gây khó khăn giải quyết việc làm , các vấn đề giao thông, nhà ở & các dịch vụ xã hội khác.
- GV cho HS quan sát bảng 3.2
Mật độ dân số của nước ta vào năm 2003 là bao nhiêu?
GV cho HS số liệu mật độ dân số trung bình của thế giới (2003)àso sánh và kết luận : nước ta có mật độ dân số cao.
GV cho HS quan sát tranh ảnh à nhận biết tranh ảnh nào thể hiện loại hình quần cư thành thị (hay nông thôn)
Cũng cố :
- dựa vào bản đồ dân cư nhận xét về dân cư ở nước ta và giải thích ?
- Dựa vào bảng 3.2 nhận xétvùng nào có mật độ dân cư cao hơn mức trung bình của cả nước ?
Vùng nào có sự thay đổi mật độ dân cư khá nhanh trong khoảng thời gian từ 1989-2003.
(Vùng Tây Nguyên : nguyên nhân do sự chuyển cư của các dân tộc sống ở Miền Bắc vào )
Dặn dò : Làm các bài tập trang 14, chuẩn bị xem trước các lược đồ và trả lời các câu hỏi có chữ in nghiêng dưới mỗi lược đồ .
Tiết 4
Bài 4 :
LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM- CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. Mục tiêu : Học sinh cần :
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta.
- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta .
- Biết nhận xét các biểu đồ
II. Trọng tâm bài :
Nguồn lao động và vấn đề sử dụng nguồn lao động của nước ta .
III. Thiết bị phương tiện dạy học
- Biểu đồ H 4.1, 4.2 phóng to từ SGK
IV. Tiến Trình lên lớp :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Dựa vào bản đồ dân cư nhận xét về dân cư ở nước ta và giải thích ?
- Trình bày đặc điểm các loại quần cư ở nước ta ? loại quần cư nào là phổ biến, giải thích .
2. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bài
Nội dung bổ sung
Hoạt động 1 : Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động .
Mục tiêu
+ Kiến thức : HS biết được những mặt mạnh, mặt yếu của lao động nước ta .
+ Kĩ năng : Phân tích biểu đồ tròn về cơ câu lao động.
- Hình thức lao động : Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp.
Yêu cầu giải quyết vấn đề 1 : Dựa vào hình 4.1 và thông tin trong SGK cho biết : Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và những hạn chế nào ?
GV nêu các câu hỏi gợi ý giải quyết vấn đề nêu trên :
? Nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thành thị nông thôn. Giải thích nguyên nhân. Đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu của cơ cấu lao động trên trong quá trình công nghiệp hóa đất nước của ngành kinh tế nước ta hiện nay.
? Nhận xét về trình độ chuyên môn hóa lao động nước ta. Đánh giá chất lượng nước ta hiện nay về thể lực, chuyên môn. Để nâng cao chất lượng lao động cần có biện pháp gì ?
GV yêu cầu giải quyết vấn đề 2 : dựa vào hình 4.2 cho biết cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta trong giai đoạn 1989-2003 ?
GV nêu các câu hỏi gợi ý :
? Nhận xét về tỉ lệ lao động tham gia trong các khu vực kinh tế năm 2003.
Nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế . giải thích nguyên nhân.
GV chốt ý cho ghi bài .
Hoạt động 2 : Vấn đề việc làm .
- Mục tiêu
+ Kiến thức : HS biết lao động nước ta dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép về vấn đề việc làm .
+ Kĩ năng : thu thập và xử lý thông tin của SGK.
- Hình thức hoạt động : thảo luận cặp (nhóm) yêu cầu giải quyết vấn đề : Dựa vào thông tin trong SGK cho biết vấn đề việc làm ở khu vực nông thôn và thành thị nước ta hiện nay ?
Để giải quyết vấn đề việc làm theo em cần phải có các giải pháp nào ?
Giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi nhỏ sau :
? Nhận xét năm 2003 tỉ lệ thất nghiệp thành thị có xu hướng thế nào ?Giải thích.
? Nhận xét tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động nông thôn năm 2003 có xu hướng như thế nào ? giải thích.
? Để giải quyết vấn đề việc làm ở thành thị cần tiến hành những biện pháp gì ?
(Phân bố lại lao động, phát tiển sản xuất công nghiệp , dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế sự gia tăng dân số (tự nhiên và cơ giới tại các đô thị)
? Để giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn cần tiến hành những biện ph
File đính kèm:
- giao an Dia li 9 ca nam.doc