Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 15 - Bài 15: Thương mại và dịch vụ

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Trình bày được tình hình, đặc điểm phát triển và phân bố thương mại và du lịch ở nước ta.

- Chứng minh và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất ở nước ta.

- Biết được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng.

2. Kỹ năng:

- Đọc và phân tích biểu đồ, xác định một số địa điểm du lịch, cảng lớn ở nước ta.

- Phân tích bảng số liệu.

3. Thái độ :

Có ý thức bảo vệ môi trường để phát triển du lịch.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 15 - Bài 15: Thương mại và dịch vụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05. 10. 2013 Tiết : 15 Bài dạy: Bài 15 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Trình bày được tình hình, đặc điểm phát triển và phân bố thương mại và du lịch ở nước ta. - Chứng minh và giải thích tại sao Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là các trung tâm thương mại, du lịch lớn nhất ở nước ta. - Biết được nước ta có tiềm năng du lịch khá phong phú và du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng. 2. Kỹ năng: - Đọc và phân tích biểu đồ, xác định một số địa điểm du lịch, cảng lớn ở nước ta. - Phân tích bảng số liệu. 3. Thái độ : Có ý thức bảo vệ môi trường để phát triển du lịch. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Biểu đồ H.15.1 và 15.6 - Bản đồ hành chính thế giới (xác định các thị trường chính ) - Bản đồ du lịch Việt Nam. - Phương án: Hoạt động tại lớp (cá nhân, nhóm) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Tìm hiểu về đặc điểm phát triển ngành thương mại và du lịch nước ta. - Atlat Địa lý III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong HS - Điểm danh học sinh: 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 9A5: 9A6: 9A7 - Học sinh vắng: ....... ... 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Trình bày cơ cấu ngành giao thông vận tải? Bình Định có những loại hình giao thông vận tải nào? Dự kiến trả lời * Cơ cấu ngành giao thông vận tải ở nước ta: - Đường bộ: chuyên chở nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất; các tuyến quan trọng như quốc lộ 1A, quố lộ 5, 18, 51, 22 và đường Hồ Chí Minh. - Đường sắt: Tuyến đường sắt quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất. - Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và sông Hồng. - Đường biển: Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh. Cảng lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. - Đường hàng không: phát theo hướng hiện đại hóa. Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh là ba đầu mối quan trọng. - Đường ống: Ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí. * Các loại hình vận tải ở nước ta: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Giới thiệu bài: (1ph) Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển và mở cửa, các hoạt động tương mại và du lịch có tác động thức đẩy xản xuất, cải thiện đời sống và tăng cường hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vậy ngành thương mại và dịch vụ ở nước ta có đặc điểm gì? Các em tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành thương mại ở nước ta (H): Hiện nay các hoạt động nội thương ở nước ta có sự chuyển biến như thế nào? (H): Sự tập trung của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước phụ thuộc vào những yếu tố nào? (H): Dựa vào hình 15.1, hãy nhận xét sự phân bố theo vùng của ngành nội thương? (H): Tại sao ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng nội thương phát triển còn Tây Nguyên kém phát triển? - GV: Cho HS quan sát H.15.2; 15.3; 15.4; 15.5 (H): Cho biết hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta? (H): Hãy nêu vai trò của ngoại thương? - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 15.6 (H): Hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta? (H): Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là gì? (H): Nước ta hiện nay buôn bán nhiều nhất với thị trường nào? * Hoạt động 1: Cá nhân - Cả nước là một thị trường thống nhất, hàng hóa dồi dào và đa dạng, tự do lưu thông. - Quy mô dân số, sức mua của dân, sự phát triển của các hoạt động kinh tế. - Có sự chênh lệch nhau giữa các vùng: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng phát triển hơn các vùng khác. - Vùng Tây Nguyên phát triển kém. - Vì 3 vùng trên có nền kinh tế phát triển, đông dân à sức mua lớn. - Ở Tây Nguyên: sức mua ít vì thưa dân, kinh tế kém phát triển. - Quan sát - Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh - Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất à cải thiện đời sống nhân dân. - Quan sát * Nhận xét: Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu năm 2002, chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nhiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (40,6%), tiếp theo là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (31,8%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (27,6%) - Mặt hàng xuất khẩu chủ lực : + Khoáng sản: dầu thô, than đá. + Công nghiệp nhẹ: hàng dệt may, điện tử + Nông, thủy sản: gạo, cà phê, tôm, cá, mực đông lạnh. - Nhập máy móc, nhiên liệu - Với khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhất là Nhật Bản, Các nướ ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lãnh thổ Đài Loan, Ô-xtrây-li-a. I. THƯƠNG MẠI 1. Nội thương: - Phát triển mạnh - Phát triển không đều giữa các vùng: Phát triển nhất là ở ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL, ở Tây Nguyên kém phát triển hơn. - Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta. 2. Ngoại thương: - Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối noại quan trọng nhất ở nước ta. - Xuất khẩu: dầu thô, than đá; gạo, cà phê, tôm, cá; hàng dệt may. - Nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu.. - Hiện nay nước ta buôn bán nhiều với thị trường châu Á - Thái Bình Dương như: Nhật, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan. 16’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành ngành du lịch ở nước ta (H): Em hãy cho biết vai trò của ngành du lịch? - GV: Tổ chức HS thảo luận nhóm - Nhóm 1, 2: Tìm các ví dụ về tài nguyên du lịch tự nhiên ở nước ta. - Nhóm 3, 4: Tìm các ví dụ về tài nguyên du lịch nhân văn ở nước ta. - Nhóm 5, 6: Tìm các ví dụ về tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Định. - GV chốt kiến thức bằng bảng phụ. (H): Kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới? (H):Tình hình phát triển của ngành du lịch hiện nay như thế nào? * Hoạt động 2: Nhóm - Đem lại nguồn thu nhập lớn, góp phần giao lưu kinh tế với nước ngoài, cải thiện đời sống nhân dân - Thành lập nhóm, nhận phiếu HT, thảo luận. Sau đó đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Tài nguyên du lịch tự nhiên: - Phong cảnh: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Bãi tắm đẹp: Sầm Sơn, Đồ Sơn, Lăng Cô, Cửa Lò, Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né - Khí hậu tốt: Đà Lạt, Sa Pa - Vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Bể, Tràm Chim. * Tài nguyên du lịch nhân văn: - Công trình kiến trúc: Cùa Một Cột, chùa Tây Phương. - Di tích lịch sử: Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, nhà tù Côn Đảo. - Lễ hội truyền thống: chùa Hương, chọi châu ở Đồ Sơn, lê hội Đền Hùng - Các làng nghề truyền thống: lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng. - Văn hóa dân gian: Hát xoan, hát hèo, hát quan họ - Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hầm Hô, Bãi biển Quy Nhơn - Tài nguYên du lịch nhân văn: Lễ hội Đống Đa, Bảo tàng Quang Trung, làng nón lá Gò Găng, làng võ cổ truyền, hát bài chòi. - Chuẩn xác kiến thức - Các di sản thế giới: Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – kẻ Bàng, Cố đô Huế, Di tích Mĩ Sơn, Phố cổ Hội An. - Năm 2002, cả nước đón hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 10 triệu lượt khách trong nước. Hiện nay đang có chiến lược tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, tăng sức cạnh tranh trong khu vực. II. DU LỊCH - Tiềm năng du lịch phong phú, gồm: + Tài nguyên du lịch tự nhiên (phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, nhiều vườn quốc gia với hệ thực động vật quý hiếm.) + Tài nguyên du lịch nhân văn (các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, văn hóa dân gian) - Phát triển ngày càng nhanh. 10’ * Hoạt động 3: Củng cố - GV: Yêu cầu học sinh tổng kết bài họ bằng sơ đồ tư duy - GV: Củng cố bằng sơ đồ tư duy * Hoạt động 3: Cá nhân - Hoàn thành sơ đồ tư duy * CỦNG CỐ Bảng phụ Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Tài nguyên du lịch tự nhiên - Phong cảnh đẹp - Bãi tắm tốt - Khí hậu tốt - Động, thực vật quý hiếm -Vịnh Hạ Long, Sa-Pa, Tam Đảo, Động Phong Nha - Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang - Đà Lạt, Nha Trang, hải đảo - Vườn quốc gia Cúc Phương, Nam Cát Tiên, Ba Vì Tài nguyên du lịch nhân văn - Các công trình kiến trúc - Di tích văn hóa, lịch sử - Lễ hội dân gian - Làng nghề truyền thống - Lăng, miếu, tháp - Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Điện Biên Phủ, Pắc Bó, Bến Nhà Rồng - Lễ hội chùa Hương - Dệt Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng, tranh Đông Hồ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph) - Chuẩn bị bài: “Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế” Ôn lại các kĩ năng vẽ biểu đồ miền và cách nhận xét. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

File đính kèm:

  • docTiet 15 THUONG MAI VA DU LICH.doc
Giáo án liên quan