MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày về sự phát triển kinh tế của vùng.
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc Atlat Địa lý Việt Nam để thấy rõ sự phân bố các ngành kinh tế của vùng.
- Xác định trên lược đồ vị trí, giới hạn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 23 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02. 11. 2013
Tiết : 23
Bài dạy: Bài 21
TIẾP THEO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Trình bày được tình hình phát triển kinh tế.
- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.
- Nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Kỹ năng:
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu và trình bày về sự phát triển kinh tế của vùng.
- Sử dụng các bản đồ, lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng hoặc Atlat Địa lý Việt Nam để thấy rõ sự phân bố các ngành kinh tế của vùng.
- Xác định trên lược đồ vị trí, giới hạn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3. Thái độ:
- Thông qua bài học giáo dục học sinh tích cực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Ý thức được vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành và chuyển đổi giống cây trồng
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng hai năm 1995 – 2000.
- Một số tranh ảnh hoạt động sản xuất của vùng.
- Phương án: Hoạt động tại lớp (nhóm, cá nhân)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bài trước ở nhà theo những câu hỏi gợi ý trong SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động kinh tế trong vùng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph)
- Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong HS
9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 9A5: 9A6: 9A7
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?
Dự kiến trả lời:
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ, khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước
- Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh
- Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (đá vôi, than nâu, khí tự nhiên)
- Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch
* Khó khăn:
- Thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường)
- Ít tài nguyên khoáng sản
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1ph)
Trong cơ cấu GDP, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đang chuyển biến tích cực; nông, lâm, ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng giữa vai trò quan trọng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng. Vậy để hiểu rõ hơn về nền kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển như thế nào? Bài học hôm nay ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
10’
11’
5’
* Hoạt động 1:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình kinh tế của vùng
- GV giới thiệu: Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất nước Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện CNH-HĐH đất nước.
(H): Căn cứ vào hình 21.1, hãy nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng?
(H): Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng như thế nào? Phân bố ở đâu?
(H): Dựa vào hình 21.2, cho biết các ngành công nghiệp trọng điểm và địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm?
(H): Cho biết các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng?
(H): Nhận xét về diện tích và sản lượng lương thực của vùng Đồng bằng sông Hồng?
(H): Dựa vào bảng 21.1, so sánh năng suất lúa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước?
(H): Vì sao năng suất lúa Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước?
- GV: Vùng Đồng bằng sông Hồng trồng một số loại cây ưa lạnh như cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua.. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
* GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng?
(H): Tình hình ngành chăn nuôi của vùng?
(H): Tình hình phát triển của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông của vùng?
(H): Dựa vào hình 21.2, hãy xác định vị trí và nêu ý nghĩa kinh tế - xã hội của cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài.
(H): Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?
(H): Hai đầu mối giao thông vận tải, du lịch quan trọng của vùng?
* Hoạt động 1: Cá nhân, nhóm
- Lắng nghe
- Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, từ 26.6% năm 1995 lên 36.0% năm 2002 (tăng 9,4%).
- Tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
- Tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
- Phân bố:
+ Chế biến lương thực thực phẩm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh.
+ Sản xuất hành tiêu dùng: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,Nam Định, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Hà Đông
+ Sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải Phòng, Phủ Lý, Ninh Bình.
+ Công nghiệp cơ khí: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Phủ Lý, Hưng Yên, Hà Đông, Vĩnh Yên.
- Máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng têu dùng như: vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh
- Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long.
- Năng suất lúa Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Từ năm 1995 đến năm 2002, năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn năng suất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
- Trình độ thâm canh cao
- Cơ sở hạ tầng tốt (mương máng, đê điều)
- Đất phù sa màu mỡ
- Có kinh nghiệm trồng lúa lâu đời
- Lắng nghe
* Thảo luận nhóm:
- Đa dạng cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhu cầu lương thực, hướng ra xuất khẩu
- Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2% năm 2002), chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.
- Nhờ kinh tế phát triển nên hoạt động giao thông vận tải trở nên sôi động.
- Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh. Hà Nội là trung tâm thông tin tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất cả nước.
- Vị trí: Cảng Hải Phòng nằm ở phía Đông Bắc của vùng, thuộc thành phố Hải Phòng, là cảng biển quốc tế lớn nhất miền Bắc. Sân bay Nội Bài nằm ở phía Bắc của vùng trong khu vực ngoại thành Hà Nội
- Ý nghĩa:
+ Phát triển GTVT đường biển, đường hàng không
+ Mở rộng giao lưu với bên ngoài
+ Phát triển kinh tế đối ngoại
+ Tạo thêm việc làm
+ Bảo vệ an ninh vùng biển đảo, vùng trời Tổ Quốc.
- Có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng như hùa Hương, Tam Cố - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà
- Hai trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
- Hà Nội, Hải Phòng
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH – HĐH.
- Giá trị sản xuất công nhiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
- Các sản phẩm công nghiệp: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng: vải, sứ dân dụng, quần áo, giấy viết, thuốc chữa bệnh
2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt:
- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
- Đứng đầu cả nước về năng suất lúa (đạt 56,4 tạ/ha năm 2002).
- Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải. Đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.
b. Chăn nuôi:
- Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
- Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển.
3. Dịch vụ:
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển.
- Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn của vùng.
- Có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng như hùa Hương, Tam Cố - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà
7’
* Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh nêu tên các trung tâm kinh tế lớn, tìm hiểu vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
(H): Xác định trên lược đồ hai trung tâm kinh tế lớn của vùng và các ngành kinh tế chủ yếu của hai trung tâm đó?
(H): Xác định trên hình 21.2, vị trí các tỉnh, tành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
(H): Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?
* Hoạt động 2: Cá nhân
- Hà Nội: luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Hải Phòng: luyện kim, cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
- Hà Nội, Hưng Yên, hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, sử dụng hợp lý TNTN, nguồn lao động của cả hai vùng ĐBSH, TD&MNBB.
II. Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm
1. Các trung tâm kinh tế:
- Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng.
- Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
2. Vùng kinh tế trọng điểm:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
- Vai trò: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, sử dụng hợp lý TNTN, nguồn lao động của cả hai vùng ĐBSH, TD&MNBB.
5’
* Hoạt động 3: Củng cố
(H): Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng ĐBSH?
(H): Sản xuất lương thực ở vùng ĐBSH có tầm quan trọng như thế nào? ĐBSH có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
(H): Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?
- Về nhà học bài cần nắm:
+ Tình hình phát triển kinh tế của vùng
+ Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
* Hoạt động 3: Cá nhân
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
* CỦNG CỐ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
- Chuẩn bị bài: Thực hành: “Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người”
IV. RÚT KINH NGHIIỆM, BỔ SUNG :
File đính kèm:
- Tiet 23 Bai 21 Vung DBSF Tiep theo.doc