Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 29: Thực hành: Kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức:

- Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế (hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển) .

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc bản đồ , phân tích bảng số liệu thống kê liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ .

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 29: Thực hành: Kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/11/2012 Ngày dạy: 28/11/2012 TIẾT 29 THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều tiềm năng lớn về kinh tế (hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển) . 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc bản đồ , phân tích bảng số liệu thống kê liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ . II. CHUẨN BỊ - Bản đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ổn định: 1p 2. Kiểm tra bài cũ :(4 phút) Điều kiện tự nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ? ? Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm gì? 3. Bài mới:1p .GV nêu yêu cầu của bài thực hành Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ1: theo nhóm (15 phút) - Bản đồ trống Hs lên gắn tên các cảng, cơ sở sản xuất muối, nơi có bãi tôm, cá, điểm du lịch ? - Đánh giá các tiềm năng kinh tế ? Gv hướng dẫn HS dựa vào các địa danh vừa xác định ở trên kết hợp ôn lại kiến thức về 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ tuần tự theo sơ đồ kinh tế biển HĐ2: theo nhóm (20 phút) GV: Hướng dẫn : Bảng 27.1 Sản lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 Dùng các cụm từ nhiều, ít, hơn kém.. để so sánh sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản giữa 2 vùng Bài tập 1 - Xác định các cảng biển: - Các bãi tôm, cá: - Những bãi biển có giá trị du lịch: * Nhận xét tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Duyên hải miền Trung. Duyên hải miền Trung có sự thống nhất: - Địa hình hẹp ngang kéo dài, phía tây chịu chi phối bởi dãy Trường Sơn, phía đông chịu ảnh hưởng của biển Đông - Thiên tai nhiều. - Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng: Tài nguyên biển, tài nguyên du lịch. - Quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa có ý nghĩa về an ninh, ý nghĩa về khai thác biển - Có sự khác nhau giữa 2 vùng phía bắc và nam dãy Bạch Mã Bài tập 2: - So sánh sản lượng thuỷ sản và khai thác của hai vùng: + Nuôi trồng: BTB nhiều hơn NTB + Khai thác: NTB nhiều hơn BTB - Vì: tiềm năng kinh tế biển Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ , Duyên hải Nam Trung Bộ có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Vùng nước trồi vùng biển cực Nam Trung Bộ có nguồn hải sản phong phú 4. Củng cố, đánh giá (4 phút): - Nhận xét chung về kinh tế biển của Bắc Trung Bộ? - Theo em đây có phải là một nghành kt thề mạnh của vùng không? 5. Hướng dẫn về nhà( 1 phút): - Làm bài tập bản đồ, vở bài tập - Chuẩn bị bài tiếp theo Ngày soạn : 26/11/2012 Ngày dạy: 30/11/2012 TIẾT 30 VÙNG TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu được Tây Nguyên có vị trí địa lí , quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế –xã hội , an ninh quốc phòng, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên , đặc điểm dân cư , xã hội của vùng. Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long. - Lợi thế pt kinh tế: đh cao nguyên, đất badan.. - Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy, trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm ah xấu đến môi trường. Việc BVMT tự nhiên, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng là nhiệm vụ qt của vùng 2. Về kĩ năng: - Kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét giải thích một số vấn đề của vùng , phân tích bảng số liệu. Phân tích tiềm năng của vùng II. CHUẨN BỊ - Bản đồ tự nhiên của vùng Tây Nguyên - Bản đồ tự nhiên Tây nguyên - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ổn định:1p Kiểm tra bài cũ Bài mới: 38p Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cá nhân (10 phút) GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và lược đồ hình 28.1 để xác định ranh giới vùng CH: Dựa vào lược đồ để nhận xét chung về lãnh thổ của vùng? CH: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? Hoạt động 2: Cá nhân (18 phút) - Tây Nguyên có 5 tiềm năng lớn: Đó là tài nguyên đất, rừng (diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước) thuỷ điện khá dồi dào sau Tây Bắc: sự đa dạng về sinh học (có nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu); tài nguyên du lịch CH: Quan sát hình 28.1. Hãy nhận xét về điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên ? Địa hình sông ngòi, khí hậu... CH: Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ; về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. ? ? ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn? - là bảo vệ nguồn năng lượng nguồn nước cho Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân, bảo vệ vùng sinh thái cho phía nam CH: Quan sát bảng 28.1. Nhận xét về tiềm năng kinh tế , tài nguyên thiên nhiên vùng Tây Nguyên? CH: Quan sát lược đồ 28.1Hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bô xit CH: Dựa vào bảng 28.1 Hãy nêu ý nghĩa của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên để phát triển kinh tế * Khó khăn: mùa khô kéo dài , thiếu nước, cháy rừng, việc chặt phá rừng quá mức , nạn săn bắt động vật hoang dã ảnh hưởng xấu đến môi trường * Biện pháp: Bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí HĐ3: theo nhóm (10 phút) CH: Dựa vào số liệu hình 28.2, hãy tính xem mật độ dân số của Tây Nguyên so với mật độ trung bình của cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng. Nhận xét đặc điểm DC-XH ở Tây nguyên?là địa bàn cư trú của các dân tộc nào? CH:Tây Nguyên có những công trình thuỷ điện lớn nào? I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ - Vùng Tây Nguyên có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. - Là vùng duy nhất nước ta không giáp biển II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Điều kiện tự nhiên - Địa hình cao nguyên xếp tầng, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông. - Khí hậu : nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây CN 2. Tài nguyên thiên nhiên - Đất: chủ yếu là đất bagan 66% so với cả nước thích hợp trồng càphê, cây công ngiệp -Rừng :29,2% dt rừng cả nước - Nguồn nước và tiềm thủy năng điện lớn ( 21% thủy điện cả nước III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI - Dân số hơn 4,4 triệu người năm 2002. Là vùng thưa dân nhất nước ta - Thành phần dân tộc: Gia-rai, Ê-đê, ba-na,Mnông, Cơ ho.. - Mật độ 81 người/km2 năm 2002 - Đời sông người dân còn nhiều khó khăn 4. Củng cố bài học (5 phút) ? Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ? ? Phân bố dân cư ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì? 5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút): Học nội dung bài và làm bài tập bản đồ

File đính kèm:

  • docdia 9 tuan 15doc.doc
Giáo án liên quan