I/ Mục tiêu :
Sau bài học, HS cần :
- Củng cố sự hiểu về cơ cấu kinh tế biển của cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối, và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và du lịch biển.
- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- HS có ý thức, thái độ và phản ứng tốt trước những biến động trong môi trường địa lý.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 34 - Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển của bắc trung bộ và duyên hải nam trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 34 Bài 27 THỰC HÀNH
NS: 28/11/08 KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘ
ND: 2/12/2008 VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I/ Mục tiêu :
Sau bài học, HS cần :
- Củng cố sự hiểu về cơ cấu kinh tế biển của cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, nghề muối, và chế biến thủy sản xuất khẩu, du lịch và du lịch biển.
- Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
- HS có ý thức, thái độ và phản ứng tốt trước những biến động trong môi trường địa lý.
II/ Chuẩn bị :
- Máy tính bỏ túi, bút chì màu. . .
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III/ Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng tài nguyên biển như thế nào ?
- Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ?
3. Khởi động :
A/ Bài tập 1 :
Dựa vào các hình 24.3 và 26.1 trong SGK hoặc Atlat Địa lý Việt Nam, hãy xác định :
- Các cảng biển, các bãi cá, bãi tôm ; các cơ sở sản xuất muối.
- Những bãi biển có giá trị du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Nhận xét những tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm nghiên cứu và tìm hiểu sau đó lên trình bày trên bản đồ gồm các mục : kinh tế cảng, đánh bắt hải sản, sản xuất muối, du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng.
Các nhóm khác bổ sung.
GV chuẩn xác kiến thức.
Về tiềm năng phát triển kinh tế biển, HS vẽ theo sơ đồ như sau :
Kinh tế biển
Kinh tế cảng
Sản xuất muối
Du lịch
Tham quan
Nghỉ dưỡng
Đánh bắt hải sản
B. Bài tập 2 : Phân tích số liệu thống kê về tình hình sản xuất thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ :
Để tính tỷ trọng (%) vềø sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của từng vùng Duyên hải miền Trung, GV cho HS lập bảng số liệu xử lý như sau :
Toàn vùng Duyên hải miền Trung
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Thủy sản nuôi trồng
100%
58,4%
41,6%
Thủy sản khai thác
100%
23,7%
76,3%
GV cho HS tính % cho từng vùng và điền kết quả vào ô tương ứng.
+ Cho HS thảo luận về nguyên nhân của sự chênh lệch về sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác giữa hai vùng :
- Tiềm năng kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ.
- Duyên hải Nam Trung Bộ có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
- Vùng nước trồi trên vùng biển cực Nam Trung Bộ có nguồn hải sản rất phong phú.
IV/ Đánh giá :
Từng phần
V/ Hoạt động nối tiếp :
1. Bài vừa học :
- Tập xác định lại các vị trí đã thực hành
- Nắm cách tính tỷ trọng về sản lượng của các sản phẩm trong các ngành kinh tế.
1. Bài sắp học :
+ Chuẩn bị các nội dung sau :
- Nắm lại giới hạn vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hội các vùng kinh tế đã học.
- Xem lại cách vẽ các dạng biểu đồ.
VI/ Phụ lục :
File đính kèm:
- TIET 34.doc