. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu phát triển kinh tế nhất cả nước . Công nghiệp dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định.
- Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế suất.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 37: Vùng đông nam bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/1/2013
Ngày dạy:12/1/2013
TIẾT 37: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu phát triển kinh tế nhất cả nước . Công nghiệp dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định.
- Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế suất.
2. Về kĩ năng:
- HS cần kết hợp kêng chữ kênh hình để phân tích , nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.
- Phân tích so sánh số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ
II. CHẨN BỊ
- Lược đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ổn định ( 1’)
Kiểm tra bài cũ (4’)
? Trình bày vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư xã hội vùng Đông Nam Bộ
3.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
CH: Nhận xét cơ cấu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ?
CH: Căn cứ vào bảng 32.1 Nhận xét tỉ trọng công nghiệp –xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước ?
CH: Quan sát hình 32.2, hãy kể tên và xác định các trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Bộ? (như TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu TP HCM tập trung nhiều khu công nghiệp nhất)
CH: Dựa vào hình 32.1 Hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
CH: Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh?
CH: Sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ, còn gặp khó khăn gì? Vì sao?
CH: Dựa vào bảng 32.2, hãy nhận xét về tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
CH: Nhờ những điều kiện nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn ở nước ta ?
Gợi ý HS Quan sát bảng
CH: Quan sát bảng 32.2 và hình 32.1 đồng thời vận dụng kiến thức đã học, cho biết vì sao việc sản xuất cây cao su lại tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
CH: Nhận xét về ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm vùng Đông Nam Bộ?
CH: Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế biển?
CH: Quan sát hình 32.1, tìm vị trí của hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An.
CH: Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
- Hồ Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta hiện nay rộng 240km2 chứa 1,5 tỉ m3 nước đảm bảo tưới tiêu cho 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của Tây Ninh và Củ Chi
IV.TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước
1. Công nghiệp
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.
- Cơ cấu sản xuất CN đa dạng, bao gồm các ngành như:
+ Khai thác dầu khí, hóa dầu, điện tử, công nghệ cao Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.
- Trung tâm công nghiệp :TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu ( TP’ HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng )
2. Nông nghiệp
- ĐNB là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
- Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả(sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữ..) .
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển
- Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn
4.Củng cố, đánh gíá ( 4’)
? Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi ntn từ sau khi thống nhất đát nước?
? Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước
5. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- Làm bt 3/sgk
File đính kèm:
- dia 9 tuan 21doc.doc