Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 39 - Tuần 23 - Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở đông nam bộ

MỤC TIÊU:

 Học xong bài này HS có khả năng:

1.1. Kiến thức:

 Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

1.2. Kĩ năng:

 - Kĩ năng xử lí , phân tích số liệu thống kê về 1 ngành công nghiệp trọng điểm.

 - Kĩ năng lựa chọn kiểu biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn.

 - Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ với thực tiễn.

1.3. Thái độ:

 Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 39 - Tuần 23 - Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở đông nam bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 05/01/2013 Tiết: 39 Tuần dạy: 23 Bài 34: THÖÏC HAØNH: PHAÂN TÍCH MOÄT SOÁ NGAØNH COÂNG NGHIEÄP TROÏNG ÑIEÅM ÔÛ ÑOÂNG NAM BOÄ 1. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học về những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của vùng, làm phong phú hơn khái niệm về vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1.2. Kĩ năng: - Kĩ năng xử lí , phân tích số liệu thống kê về 1 ngành công nghiệp trọng điểm. - Kĩ năng lựa chọn kiểu biểu đồ thích hợp, tổng hợp kiến thức theo câu hỏi hướng dẫn. - Hoàn thiện phương pháp kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ với thực tiễn. 1.3. Thái độ: Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thước kẻ, máy tính bỏ túi, phấn màu. - Bài vẽ mẫu trước ở nhà. - Học liệu: SGK, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: - Tập, bút. - Atlat Địa lí Việt Nam. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp. 3.2. Kiểm tra bài cũ: (2’) - Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ của h.sinh, gồm: Máy tính bỏ túi, thước, bút chì đen, bút chì màu - Nhận xét việc chuẩn bị của học sinh. - Giáo viên nêu khái quát yêu cầu, nội dung của bài thực hành. 3.3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: (27’) Vẽ biểu đồ cột: a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. - Quy nạp. b) Các bước của hoạt động: 1/ Bài tập 1 : - Nội dung bài: căn cứ thống kê 34.1 – SGK trang 124: Vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm của Đông Nam Bộ so với cả nước. - Giáo viên: Thể hiện vào biểu đồ (Tên của ngành công nghiệp trọng điểm hay tên sản phẩm?) - Giáo viên đặt câu hỏi: Lựa chọn kiểu biểu đồ nào thì thích hợp?( có thể cho thảo luận nhóm ) - Giáo viên kết luận à đưa ra kiểu biểu đồ thích hợp nhất ( Cột chồng ). - Cho học sinh nhắc lại một số kĩ năng vẽ biểu đồ cột chồng. - Giáo viên nhận xét phần trả lời của h.sinh. - Học sinh tiến hành vẽ ( trong thời gian khoảng từ 20 à 25 phút – tùy lớp ) - Gọi 1 học sinh khá vẽ mẫu trên bảng. - Sau thời gian quy định, giáo viên cho học sinh nhận xét bài vẽ mẫu. - Có thể gọi 5 học sinh để chấm bài vẽ tại lớp. - Nhận xét chung về bài làm của học sinh cả lớp. Điện Sản xuất xuất Dầu thô Động cơ Dieden Sơn hóa học Xi măng Bia Quần áo Vùng Đông Nam Bộ Các vùng khác BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM CỦA ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM2001. Hoạt động 2: ( 10’ ) Trả lời câu hỏi SGK. a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. - Diễn giảng. b) Các bước của hoạt động: 2 / Bài tập 2: - Gồm 4 câu hỏi, giáo viên có thể chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu để trả lời 1 câu hỏi. - Thời gian ấn định cho mỗi câu hỏi là 4 phút . - Sau thời gian quy định, lần lược từng nhóm trình bày kết quả. - Khi đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung . - Giáo viên phản hồi kết quả. Đối với lớp chất lượng kém hơn, trước khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên gợi ý để học sinh có sự định hướng. Ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng: khai thác nhiên liệu; Điện; chế biến lương thực, thực phẩm. Ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: chế biến lương thực, thực phẩm; dệt may. Ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: khai thác nhiên liệu; điện; cơ khí; điện tử; hóa chất; vật liệu xây dựng. Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển công nghiệp cả nước: - Là vùng dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn quan trọng đối với các tỉnh phía nam và cả nước. Thúc đẫy quá trình công nghiệp hóa của cả nước. ( Câu hỏi này thuộc loại khó à Giáo viên cần gợi ý cụ thể từng nội dung . Đối với lớp yếu à Giáo viên dẫn dắt, cùng học sinh phân tích chung ). 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP : 4.1. Tổng kết: (4’) Giáo viên chốt lại cách vẽ biểu đồ cột chồng, nhận xét tiết thực hành. 4.2. Hướng dẫn học tập: (1’) - Về nhà hoàn thiện hình vẽ . - Nghiên cứu trước bài mới: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 4.3. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docBÀI 34.doc
Giáo án liên quan