Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn địa lí - Năm học : 2008 -2009 thời gian làm bài 150 phút ( không kể chép đề)

Câu1:(1 điểm) Những điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là:

A. vị trí nội chí tuyến.

B. vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

C.vị trí cầu nối giữa đất liền và biển.

D. vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa.

E. tất cả các ý trên.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn địa lí - Năm học : 2008 -2009 thời gian làm bài 150 phút ( không kể chép đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD - ĐT Bỉm Sơn Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Trường THCS Quang Trung Môn Địa lí- Năm học : 2008 -2009 Thời gian làm bài 150 phút( không kể chép đề) Giáo Viên: Nguyễn Văn Viễn Ma trận Nội dung Mức độ kiến thức, kĩ năng Tổng số Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Địa lí tự nhiên Việt Nam-L8 1 (1đ) 1 (1đ) 1 (4,5đ) 3 (6,5đ) Địa lí dân cư Việt Nam L9 1 (1đ) 1 (1đ) 1 (4,5đ) 3 (6,5đ) Địa lí kinh tế Việt Nam L9 2 (2,0đ) 1 (5đ) 3 (7,0đ) Tổng 2 (2đ) 4 (4đ) 3 (14đ) 9 (20đ) I. Phần trắc nghiệm (6điểm) Khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng trong các câu sau: Câu1:(1 điểm) Những điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta là: A. vị trí nội chí tuyến. B. vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam á. c.vị trí cầu nối giữa đất liền và biển. D. vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa. E. tất cả các ý trên. Câu2:( 1điểm) Các dải núi chính vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: A.Hoàng Liên Sơn,các sơn nguyên đá vôi dọc sông Đà,các dải núi biên giới Việt Lào. B.các cánh cung Sông Gâm,Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. C.dải trường Sơn Nam với các dãy núi đâm ngang. Câu3:( 1điểm) Tính đến năm 2003 dân số nước ta là: A. 76,3 triệu người B. 80,9 triệu người. C. 80 triệu người. D. 81,2 triệu người. Câu4:( 1điểm) Việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta do: A. mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. B. lao động tập trung nhiều ở nông thôn, ít ở thành thị. C. nền kinh tề nước ta chưa phát triển. D. tất cả các ý trên. Câu5:( 1điểm) Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là vì: A. đảm bảo được nước tưới trong mùa khô. B. chống úng, lụt trong mùa mưa bão. C. góp phần cải tạo đất,mở rộng diện tích canh tác. D. cả 3 ý trên đều đúng. Câu6:( 1điểm)sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp cây trồng khác trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt là: A.giảm tỉ trọng cây công nghiệp,cây trồng khác,tăng tỉ trọng cây lương thực. B. tăng tỉ trọng cây công nghiệp ,cây trồng khác,giảm tỉ trọng cây lương thực. C. giảm tỉ trọng cây lương thực,tăng tỉ trọng cây công nghiệp cây trồng khác. D. giảm tỉ trọng cây lương thực ,cây trồng khác,tăng tỉ trọng cây công nghiệp. II. Phần tự luận( 14điểm) Câu7(4,5điểm) Dựa vào kiến thức đã học ,em hãy chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên nước ta tương đối đa dạng.Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội? Câu8 (4,5điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm nước ta(nghìn ha) Năm Diện tích Năm Diện tích 1985 1990 1995 172,8 256,0 470,3 2000 2005 2006 657,3 902,3 1107,0 Nhận xét và giải thích sự mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn từ 1985 – 2006 . Câu9(5điểm) Cho bảng số liệu sau đây: tỉ Lệ thất nghiệp ở thành thị của các vùng lớn trong cả nướcnăm 2002 Vùng Tỉ lệ thất nghiệp(%) Vùng Tỉ lệ thất nghiệp(%) Cả nước 6,28 Duyên hải Nam Trung Bộ 6,16 Đông Bắc 6,73 Tây Nguyên 5,55 Tây Bắc 5,62 Đông Nam Bộ 5,92 Đồng bằng Sông Hồng 7,07 Đồng bằng Sông Cửu Long 6,08 Bắc Trung Bộ 6,72 a) Hãy vẽ biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của các vùng. b) Rút ra các nhận xét cần thiết từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ. Đáp án. Hướng dẫn chấm thi HSG I.Phần trắc nghiệm(6điểm): Câu1:(1 điểm) chọn ý E. Câu2:(1 điểm) chọn ý A. Câu3:(1 điểm) chọn ý B. Câu4:(1 điểm) chọn ý C. Câu5:(1 điểm) chọn ý D. Câu6:(1 điểm) chọn ý D. II. Phần tự luận(14điểm): Câu7(4,5điểm) + Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam tương đối phong phú đa dạng gồm: tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu,tài nguyên nước,tài nguyên sinh vật,tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. (0,5đ) a-Tài nguyên đất: (0,5đ) -Gồm hai nhóm đất chính: đất phù sa ở đồng bằng và đất feralit ở vùng đồi núi cao nguyên. - Đất phù sa tiêu biểu ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long,độ phì cao thích hợp cho trồng cây lúa nước,cây thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm... Các đồng bằng có độ màu mỡ khác nhau nên có khả năng trồng trọt khác nhau. - Đất feralít có nhiều loại,đặc điểm của loại đất này có màu đỏ hoặc vàng hàm lượng mùn không cao,thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,trồng rừng phát triển đồng cỏ chăn nuôi. - Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất xám,phú sa cổ ,đất mặn đất phèn... b- Tài nguyên khí hậu: ( 0,75điểm) Mang tính chất KH nhiệt đới gió mùa ẩm,phân hoá đa dạng và phức tạp,biến động mạnh theo không gian và thời gian như sự phân hoá Đông-Tây,Bắc –Nam,từ Thấp –lên Cao,biến động theo năm,theo mùa và thay đổi liên tục như : - Nhiệt độ trung bình năm không cao lắm 22o C – 27oC. - Lượng mưa...................... 1500 m m – 2000 m m - Độ ẩm không khí lớn trên 80%. Với đặc điểm đó đã cho nước ta có điều kiện phát triển kinh tế Nông nghiệp,cho nhiều loại sản phẩm cây trồng đa dạng.Song cũng không ít những khó khăn do thời tiết khí hậu gây ra như :thiên tai,hạn hán,sâu bệnh...làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT--XH và đời sống nhân dân. c-Tài nguyên nước: ( 0,5điểm) - Nước ta được tận hưởng một lượng hơi nước rấy lớn (>80% ),nhiều sông ngòi ,ao hồ,nước ngầm...Nhiều nguồn nước đem lại giá trị kinh tế cao: nước khoáng,nước ngọt,nước vận tải phù sa... bên cạnh còn nhiều thác nước có giá trị thuỷ điện lớn như: Thác trên Sông Đà,Thác Bà(Sông Chảy),Thác Mơ-- Trị An(Sông Đồng Nai). - Với tài nguyên nước vô tận mang lại nhiều giá trị kinh tế cho sinh hoạt xã hội ,là tài nguyên quan trọng không thể thiếu với đời sống con người. d-Tài nguyên sinh vật: ( 0,5điểm) - Phong phú đa dạng cả trên cạn và dưới nước(có trên 7000 loài thực vật bậc cao, 200 loài cây trồng,hơn 200loài thú,700 loài chim.trên 2000 loài cá biển ,650 loài rong biển - Nhiều loài sinh vật quí hiếm có giá trị kinh tế cao. e- Tài nguyên khoáng sản: ( 0,5điểm) - Rất phong phú nhưng trữ lượng không lớn lắm(Trừ than đá,quặng bô xít,đất hiếm,VLXD) - Có nhiều loại khoáng sản( hơn 80 loại khoáng sản khác nhau).Gồm nhóm khoáng sản nhiên liệu,Khoáng sản kim loại-phi kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng. g- tài nguyên du lịch: ( 0,5điểm) - Có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú: nhiều bãi tắm ,các vườn quốc gia,các khu di tích văn hoá lịch sử,lễ hội ,làng nghề.... +ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội: ( 0,75điểm) - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới,với thế mạnh khác nhau của từng vùng đẻ hình thành các vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất lương thực thực phẩm về cây công nghiệp... - Có cơ sở tài nguyên để xây dựng cơ cấu công nghiệp đa dạng trong đó có các ngành trọng điểm - Tạo điều kiện để tập trung công nghiệp ở một số vùng. - Có điều kiện về tài nguyên để phát triển một số ngành kinh tế khác như du lịch,dịch vụ...và cần thích ứng với nhịp điệu mùa và sự phân bố của tài nguyên trên lãnh thổ. Câu8: (4.5điểm): Nhận xét: - Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta mở rộng liên tục (0,5điểm) - Năm 1985 từ 172,8 nghìn ha diện tích mở rộng lên 1107,0 nghìn ha năm 2006 tăng gấp 6,4 lần. (0,5điểm) - Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh từ năm 1990 lại đây,đặc biệt trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2006(Tăng từ 902,3 lên 1107,0 nghìn ha). (0,5điểm) Giải thích: - Nước ta có nhiều tiềm năng tự nhiên to lớn đặc biệt là đất feralít thích hợp với việc trồng cây công nghiệp lâu năm,có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm phân hoá đa dạng,có nguồn nước phong phú... Những tiềm năng này mới được khai thác một phần.(1điểm) - Nước ta có nguồn lao động dồi dào. ( 0,5điểm) - Có chính sách phát triển cây công nghiệp và các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn như Đông Nam Bộ ,Tây Nguyên... ( 0,5điểm) - Có thị trường xuất khẩu của sản phẩm cây công nghiệp lâu năm được mở rộng. (0,5điểm) - Diện tích cây công nghiệp lâu năm được mở rộng nhanh, nhất là ở những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn:Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. ( 0,5điểm) Câu9: (5điểm): a- Vẽ biểu đồ: đúng đẹp (3,5điểm) Cách vẽ: Vẽ biểu đồ cột có thêm đường trung bình thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của các vùng (từ các cột ) và của cả nước( tức đường trung bình). b- Nhận xét: - Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở ĐB Sông Hồng(7,07%),Đông Bắc(6,73%)và Bắc Trung Bộ (6,72%). Điều này phản ánh những khó khăn trong phát triển kinh tế khu vực thành thị(nhất là về công nghiẹp và dịch vụ) của các đô thị trong vùng (0.5điểm) - Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Đông nam Bộ đã giảm nhiều so với mấy năm trước và thấp hơn nhiều so với ĐB Sông Hồng,phản ánh những thành công của vùng trong việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở các đô thị,tạo việc làm cho người lao động.Sự hình thành và phát triển địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam đã phát huy tác dụng rõ nét cả về mặt văn hoá xã hội. (0.5điểm) - Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của các vùng Tây Bắc,Tây Nguyên thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước và nhất là với ĐB Sông Hồng,vì rằng ở các đô thị phía Tây Bắc ,Tây Nguyên vẫn còn tỉ lệ dân cư lớn sản xuất nông nghiệp... (0.5điểm). PGD -ĐT Bỉm Sơn Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Trường THCS Quang Trung Môn Địa lí- Năm học : 2008 -2009 Thời gian làm bài 150 phút( không kể chép đề) Giáo Viên: Nguyễn Văn Viễn Ma trận Nội dung Mức độ kiến thức, kĩ năng Tổng số Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Địa lí tự nhiên Việt Nam-L8 1 (5đ) 1 (5đ) Địa lí dân cư Việt Nam L9 1 (5đ) 1 (5đ) Địa lí kinh tế Việt Nam L9 2 (10đ) 2 (10đ) Tổng 1 (5đ) 3 (15đ) 4 (20đ) Câu1(5điểm) Dựa vào kiến thức đã học ,em hãy chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên nước ta tương đối đa dạng.Đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội? Câu2 (5điểm) Cho bảng số liệu sau: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm nước ta(nghìn ha) Năm Diện tích Năm Diện tích 1985 1990 1995 172,8 256,0 470,3 2000 2005 2006 657,3 902,3 1107,0 Nhận xét và giải thích sự mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn từ 1985 – 2006 . Câu3(5điểm) Cho bảng số liệu sau đây: tỉ Lệ thất nghiệp ở thành thị của các vùng lớn trong cả nướcnăm 2002 Vùng Tỉ lệ thất nghiệp(%) Vùng Tỉ lệ thất nghiệp(%) Cả nước 6,28 Duyên hải Nam Trung Bộ 6,16 Đông Bắc 6,73 Tây Nguyên 5,55 Tây Bắc 5,62 Đông Nam Bộ 5,92 Đồng bằng Sông Hồng 7,07 Đồng bằng Sông Cửu Long 6,08 Bắc Trung Bộ 6,72 a) Hãy vẽ biểu đồ về tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị của các vùng. b) Rút ra các nhận xét cần thiết từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ. Câu4:(5 điểm) Kể tên các vùng kinh tế nước ta ? Vùng kinh tế nào giáp biển,vùng kinh tế nào không giáp biển và kể tên ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta? Đáp án. Hướng dẫn chấm thi HSG Câu1( 5điểm) + Tài nguyên thiên nhiên Việt Nam tương đối phong phú đa dạng gồm: tài nguyên đất, tài nguyên khí hậu,tài nguyên nước,tài nguyên sinh vật,tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. (0,5đ) a-Tài nguyên đất: (0,5đ) -Gồm hai nhóm đất chính: đất phù sa ở đồng bằng và đất feralit ở vùng đồi núi cao nguyên. - Đất phù sa tiêu biểu ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long,độ phì cao thích hợp cho trồng cây lúa nước,cây thực phẩm và cây công nghiệp hàng năm... Các đồng bằng có độ màu mỡ khác nhau nên có khả năng trồng trọt khác nhau. - Đất feralít có nhiều loại,đặc điểm của loại đất này có màu đỏ hoặc vàng hàm lượng mùn không cao,thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,trồng rừng phát triển đồng cỏ chăn nuôi. - Ngoài ra còn có các loại đất khác như đất xám,phú sa cổ ,đất mặn đất phèn... b- Tài nguyên khí hậu: ( 1điểm) Mang tính chất KH nhiệt đới gió mùa ẩm,phân hoá đa dạng và phức tạp,biến động mạnh theo không gian và thời gian như sự phân hoá Đông-Tây,Bắc –Nam,từ Thấp –lên Cao,biến động theo năm,theo mùa và thay đổi liên tục như : - Nhiệt độ trung bình năm không cao lắm 22o C – 27oC. - Lượng mưa...................... 1500 m m – 2000 m m - Độ ẩm không khí lớn trên 80%. Với đặc điểm đó đã cho nước ta có điều kiện phát triển kinh tế Nông nghiệp,cho nhiều loại sản phẩm cây trồng đa dạng.Song cũng không ít những khó khăn do thời tiết khí hậu gây ra như :thiên tai,hạn hán,sâu bệnh...làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT--XH và đời sống nhân dân. c-Tài nguyên nước: ( 0,5điểm) - Nước ta được tận hưởng một lượng hơi nước rấy lớn (>80% ),nhiều sông ngòi ,ao hồ,nước ngầm...Nhiều nguồn nước đem lại giá trị kinh tế cao: nước khoáng,nước ngọt,nước vận tải phù sa... bên cạnh còn nhiều thác nước có giá trị thuỷ điện lớn như: Thác trên Sông Đà,Thác Bà(Sông Chảy),Thác Mơ-- Trị An(Sông Đồng Nai). - Với tài nguyên nước vô tận mang lại nhiều giá trị kinh tế cho sinh hoạt xã hội ,là tài nguyên quan trọng không thể thiếu với đời sống con người. d-Tài nguyên sinh vật: ( 0,5điểm) - Phong phú đa dạng cả trên cạn và dưới nước(có trên 7000 loài thực vật bậc cao, 200 loài cây trồng,hơn 200loài thú,700 loài chim.trên 2000 loài cá biển ,650 loài rong biển - Nhiều loài sinh vật quí hiếm có giá trị kinh tế cao. e- Tài nguyên khoáng sản: ( 0,5điểm) - Rất phong phú nhưng trữ lượng không lớn lắm(Trừ than đá,quặng bô xít,đất hiếm,VLXD) - Có nhiều loại khoáng sản( hơn 80 loại khoáng sản khác nhau).Gồm nhóm khoáng sản nhiên liệu,Khoáng sản kim loại-phi kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng. g- tài nguyên du lịch: ( 0,5điểm) - Có tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú: nhiều bãi tắm ,các vườn quốc gia,các khu di tích văn hoá lịch sử,lễ hội ,làng nghề.... +ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội: ( 1điểm) - Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới,với thế mạnh khác nhau của từng vùng đẻ hình thành các vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất lương thực thực phẩm về cây công nghiệp... - Có cơ sở tài nguyên để xây dựng cơ cấu công nghiệp đa dạng trong đó có các ngành trọng điểm - Tạo điều kiện để tập trung công nghiệp ở một số vùng. - Có điều kiện về tài nguyên để phát triển một số ngành kinh tế khác như du lịch,dịch vụ...và cần thích ứng với nhịp điệu mùa và sự phân bố của tài nguyên trên lãnh thổ. Câu2: (5điểm): Nhận xét: - Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của nước ta mở rộng liên tục (1điểm) - Năm 1985 từ 172,8 nghìn ha diện tích mở rộng lên 1107,0 nghìn ha năm 2006 tăng gấp 6,4 lần. (1điểm) - Diện tích gieo trồng cây công nghiệp tăng nhanh từ năm 1990 lại đây,đặc biệt trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2006(Tăng từ 902,3 lên 1107,0 nghìn ha). (1điểm) Giải thích: - Nước ta có nhiều tiềm năng tự nhiên to lớn đặc biệt là đất feralít thích hợp với việc trồng cây công nghiệp lâu năm,có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm phân hoá đa dạng,có nguồn nước phong phú... Những tiềm năng này mới được khai thác một phần.(1điểm) - Nước ta có nguồn lao động dồi dào. ( 0,5điểm) - Có chính sách phát triển cây công nghiệp và các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn như Đông Nam Bộ ,Tây Nguyên... ( 0,5điểm) - Có thị trường xuất khẩu của sản phẩm cây công nghiệp lâu năm được mở rộng. (0,5điểm) - Diện tích cây công nghiệp lâu năm được mở rộng nhanh, nhất là ở những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn:Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. ( 0,5điểm) Câu3: (5điểm): a- Vẽ biểu đồ: đúng đẹp (3,0điểm) Cách vẽ: Vẽ biểu đồ cột có thêm đường trung bình thể hiện tỉ lệ thất nghiệp của các vùng (từ các cột ) và của cả nước( tức đường trung bình). b- Nhận xét: - Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở ĐB Sông Hồng(7,07%),Đông Bắc(6,73%)và Bắc Trung Bộ (6,72%). Điều này phản ánh những khó khăn trong phát triển kinh tế khu vực thành thị(nhất là về công nghiẹp và dịch vụ) của các đô thị trong vùng (1điểm) - Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Đông nam Bộ đã giảm nhiều so với mấy năm trước và thấp hơn nhiều so với ĐB Sông Hồng,phản ánh những thành công của vùng trong việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở các đô thị,tạo việc làm cho người lao động.Sự hình thành và phát triển địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam đã phát huy tác dụng rõ nét cả về mặt văn hoá xã hội. (0.5điểm) - Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của các vùng Tây Bắc,Tây Nguyên thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước và nhất là với ĐB Sông Hồng,vì rằng ở các đô thị phía Tây Bắc Tây Nguyên vẫn còn tỉ lệ dân cư lớn sản xuất nông nghiệp... (0.5điểm). Câu 4:(5điểm) -Các vùng kinh tế nước ta gồm 7 vùng: Trung Du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ,Duyên hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên,Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long. (2điểm) - Vùng Kinh tế giáp biển là: Trung Du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng,(1điểm) Bắc Trung Bộ,Duyên hải Nam Trung Bộ,Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long. (0,5điểm) - Vùng Kinh tế không giáp biển là: Tây Nguyên. (0,5điểm) - Ba vùng kinh tế trọng điểm là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam . (2điểm).

File đính kèm:

  • docDE CHON HOC SINH GIOI DIA 9.doc