Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 45 - Tuần 30: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường, biển – đảo (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Nắm vững tiềm năng và thực trạng của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, giao thông vận tải biển.

 Thấy được sự giảm sút tài nguyên biển, vùng bờ biển ven bờ nước ta, nguyên nhân và hậu quả. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

2. Kĩ năng:

 Nắm vững cách đọc, phân tích sơ đồ, bản đồ, lược đồ và số liệu thống kê.

 Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và thực tế. Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

 KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 45 - Tuần 30: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên môi trường, biển – đảo (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 45 Tuần dạy: 30 Ngày dạy: 25/3/2013 PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, BIỂN – ĐẢO (Tiếp theo) MỤC TIÊU: Kiến thức: Nắm vững tiềm năng và thực trạng của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, giao thông vận tải biển. Thấy được sự giảm sút tài nguyên biển, vùng bờ biển ven bờ nước ta, nguyên nhân và hậu quả. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Kĩ năng: Nắm vững cách đọc, phân tích sơ đồ, bản đồ, lược đồ và số liệu thống kê. Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và thực tế. Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức. Thái độ: Thấy được sự cần thiết và mong muốn góp phần bảo vệ môi trường biển – đảo. Không đồng tình với các hành vi làm suy giảm tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường biển – đảo. Có ý thức khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, khả năng khai thác năng lượng thuỷ triều và sóng biển. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tiềm năng và thực trạng của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, giao thông vận tải biển. Sự giảm sút tài nguyên biển, vùng bờ biển ven bờ nước ta, nguyên nhân và hậu quả. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bản đồ kinh tế chung, vùng biển và đảo Việt Nam. Học sinh: Nam Trung Bộ có những vùng ruộng muối nổi tiếng toàn quốc nào và ở đâu ? Cát trắng làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê ở miền nào tại Việt Nam ? Khoáng sản đã được tìm thấy và khai thác hiện nay ở thềm lục địa Việt Nam là khoáng sản gì và ở đâu ? Vị trí ngành dầu khí trong tiến trình phát triển kinh tế nước ta như thế nào ?. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra miệng: 2.1. Dựa vào bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam, xác định một số đảo và quần đảo nước ta? 2.2. Các việc làm ưu tiên để bảo vệ và phát triển nguồn hải sản ở nước ta là gì ? a. Phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản ven bờ, ven đảo và trên biển theo hướng công nghiệp. b. Giảm bớt đánh bắt ven bờ. c. Nuôi tôm, cá và đặc sản theo hướng công nghiệp. d. Tất cả đều đúng. 2.1. (8 điểm). Phú Quốc, Cát Bà, Cái Bầu, Lý Sơn, Côn Đảo Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 2.2. (2 điểm). d. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 (15 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Nắm vững tiềm năng và thực trạng của các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, giao thông vận tải biển. b. Kĩ năng: Nắm vững cách đọc, phân tích sơ đồ, bản đồ, lược đồ và số liệu thống kê. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ vùng biển Việt Nam, bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển. Kể tên một số khoáng sản biển ở nước ta mà em biết ? (dầu khí, cát trắng, ti tan ) Tại sao nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ ? Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng trong năm lớn. Địa hình ven biển song song với các hướng gió Đông Bắc, Tây Nam từ biển thổi vào nên ít mưa. Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ? Phân bố trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn. Là ngành kinh tế biển mũi nhọn. Công nghiệp hóa dầu đang hình thành. Công nghiệp chế biến khí phục vụ cho sản xuất điện, phân lân. Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngành GTVT biển. Trình bày những tiềm năng và sự phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta ? Vị trí nằm gần tuyến đường quốc tế. Địa hình ven biển, xây dựng nhiều hải cảng. Tìm trên hình 39.2 một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta ? Nước ta có bao nhiêu cảng biển (38)? Cho biết những cảng biển lớn quan trọng ở miền Bắc, Trung và Nam ? Sự phát triển hệ thống giao thông biển như thế nào ? Hệ thống cảng biển. Đội tàu biển. Dịch vụ hàng hải. Việc phát triển giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương nước ta ? Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy mạnh mẽ trao đổi hàng hóa và dịch vụ với bên ngoài. Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế. GD TKNL: Vậy, để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, chúng ta cần phải làm gì ? (khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, khả năng khai thác năng lượng thuỷ triều và sóng biển). 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển: Là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta, đặc biệt là dầu khí. 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển: Đang phát triển mạnh cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Thấy được sự giảm sút tài nguyên biển, vùng bờ biển ven bờ nước ta, nguyên nhân và hậu quả. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. b. Kĩ năng: Nhận biết được sự ô nhiễm các vùng biển qua tranh ảnh và thực tế. Phân tích được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giao tiếp và tự nhận thức. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ vùng biển Việt Nam, bản đồ giao thông và du lịch Việt Nam. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì ? Bước 2: Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể nào để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo ? Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật vùng biển sâu. Đầu tư chuyển từ khai thác gần sang xa bờ. Bảo vệ rừng ngập mặn, đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn. Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác dưới mọi hình thức. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Phòng chống ô nhiễm biển. III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo: 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo: Thực trạng: Diện tích rừng ngập mặn giảm. Sản lượng đánh bắt giảm. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Nguyên nhân: Ô nhiễm môi trường biển. Đánh bắt quá mức. Hậu quả: Suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật. Ảnh hưởng xấu đến du lịch. 2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển: Nhà nước đã đề ra những phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: 1.1. Nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và môi trường biển – đảo nước ta ? a. Rừng ngập mặn bị suy giảm do phá rừng bừa bãi. b. Đánh bắt hải sản quá mức ven bờ. c. Chất thải. d. Sự cố rò rỉ dầu do các các hoạt động giao thông hàng hải. e. Tất cả đều đúng. 1.2. Các điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển là: a. Có nhiều vũng vịnh. b. Nằm gần tuyến đường biển quốc tế. c. Câu a đúng, b sai. d. Câu (a + b) đúng. & Đáp án: 4.1 (d ), 4.2 (d). Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 144 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2 trang 53 – Tập bản đồ Địa lí 9. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 40: “Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí”: Ôn lại các đảo ven bờ, tìm hiểu tiềm năng kinh tế các đảo ? Tìm hiểu tình hình khai thác, xuất khẩu dầu mỏ và nhập khẩu xăng dầu ở nước ta ? PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 45.doc
Giáo án liên quan