Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiết 1)

1.Kiến thức:

-Hiểu và trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỉ trọng, các ngành nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng.Ngành nông nghiệp chiếm ưu thế thuộc về các cây lương thực và rau vụ đông.

-Hiểu rõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Hai trung tâm kinh tế quan trọng và lớn nhất của vùng là Hà Nội và Hải Phòng.

2.Kĩ năng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12. Tiết 23 Ngày soạn:13/11 Ngày giảng:21/11 I.Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: 1.Kiến thức: -Hiểu và trình bày được tình hình phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.Các ngành công nghiệp và dịch vụ đang phát triển mạnh và tăng tỉ trọng, các ngành nông nghiệp tuy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng.Ngành nông nghiệp chiếm ưu thế thuộc về các cây lương thực và rau vụ đông. -Hiểu rõ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư. Hai trung tâm kinh tế quan trọng và lớn nhất của vùng là Hà Nội và Hải Phòng. 2.Kĩ năng: -Biết kết hợp kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng -Biết phân tích lược đồ, bản đồ, biểu bảng; xác lập các mối liên hệ địa lí 3.Thái độ: Có ý thức tự giác trong học tập lao động góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước II.Các thiết bị dạy học cần thiết: -Bản đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng -Biểu đồ cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng năm 1995 và 2002 ( h21.1 phóng to) -Một số hình ảnh về hoạt động sản xuất của vùng III.Hoạt động trên lớp: 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Xác định trên bản đồ treo tường quy mô vị trí lãnh thổ vùng đồng bằng sông Hồng và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng. -Cho biết đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng. Xác định trên bản đồ vị trí các mỏ khoáng sản, các bãi tắm và vườn quốc gia của vùng 3.Bài mới: *Giới thiệu bài mới:Nhờ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, vùng đồng bằng sông Hồng có nền kinh tế khá phát triển, có ý nghĩa quan trọng đối với cả nướcTrong tiết học này, chúng ta nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng, các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. *Vào bài mới: Phương pháp Kiến thức cơ bản BS *GV giới thiệu: Công nghiệp vùng ĐBSH ra đời sớm nhất Việt Nam và đang p/t mạnh theo hướng CN hóa, hiện đại hóa CH1: Công nghiệp của vùng đã phát triển như thế nào ? Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở đâu? > Tăng nhanh, năm 2002 gấp 3 lần năm 1995. Năm 2002 chiếm 21% GDP công nghiệp cả nước, phần lớn tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng CH2:Dựa vào h21.1, hãy nhận xét sự chuyển biến tỉ trọng khu vực CN-XD ở vùng ĐBSH. >Tỉ trọng CN-XD tăng nhanh, năm 1995 chỉ đạt 26,6% đến năm 2002 đã đạt 36%, tăng gần 10%. CH4: Dựa vào h21.2 cho biết vùng ĐBSH có những ngành công nghiệp trọng điểm nào, phân bố ở đâu? > CBLTTP, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. Địa bàn phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định CH5: Kể tên các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng. >Các sản phẩm quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, hàng tiêu dùng CH6: *Chuyển ý: Nông nghiệp tuy chiếm tỉ trọng nhỏ trong GDP của vùng nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng và có sản phẩm đa dạng CH7:Dựa vào bảng 21.1 và h21.2 , kênh chữ và các kiến thức đã học em hãy cho biết tình hình sản xuất lương thực ( diện tích, năng suất, sản lượng lương thực, phân bố mùa vụ)ở vùng ĐBSH ? >Đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng lúa, thứ nhất cả nước về năng suất CH8: Vai trò của vụ đông trong sản xuất LTTP ở ĐBSH? Vì sao vùng trồng được cây ưa lạnh? > Các cây vụ đông có hiệu quả kinh tế cao, ổn định, là nguồn thức ăn quan trọng giúp cho ĐBSH có thể chủ động được vấn đề lương thực. Vùng trồng được cây ưa lạnh vì có một mùa đông lạnh thích hợp cho cây vụ đông. CH9: Ngoài trồng trọt, vùng còn có những sản phẩm nào? >Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản CH10: Nông nghiệp vùng ĐBSH còn gặp phải những khó khăn gì? >Diện tích đất canh tác giảm do sự mở rộng đất thổ cư và chuyên dùng, thời tiết thất thường, ô nhiễm môi trường *Chuyển ý: Các ngành kinh tế phát triển đã thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển sôi động và đa dạng. CH11: Kể tên các ngành dịch vụ và cho biết tình hình phát triển của các ngành đó ở vùng ĐBSH. Tìm trên bản đồ các đầu mối GTVT, các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng. >Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng,là trung tâm tư vấn, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta. >Chỉ bản đồ treo tường cácđầu mối GTVT, các điểm du lịch CH12: Kể tên 2 trung tâm kinh tế lớn nhất vùng, tên các thành phố thuộc tam giác kinh tế mạnh của vùng, tên các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Xác định vị trí của các thành phố đó trên bản đồ treo tường >Hai TTKT lớn nhất: HN, HP -HN, HP và Hạ Long là tam giác kinh tế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ HS chỉ trên bản đồ treo tường vị trí của các TTKT và các tỉnh, TP thuộc vùng k/tế trọng điểm Bắc Bộ. CH13: Cho biết ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với sự phát triển kinh tế của vùng ĐBSH, TD và MNBB. > thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. IV.Tình hình phát triển kinh tế 1.Công nghiệp: -Hình thành sớm nhất ở nước ta -Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, chiếm 36% GDP của vùng và 21% GDP công nghiệp cả nước ( năm 2002), phần lớn tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng -Các ngành công nghiệp trọng điểm: CBLTTP, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng. 2.Nông nghiệp: -Đứng thứ 2 sau đồng bằng sông Cửu Long về diện tích và sản lượng, đứng đầu cả nước về năng suất lúa. -Có trình độ thâm canh cao. -Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính. -Chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất nước. -Nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển. 3.Dịch vụ: -GTVT, du lịch, bưu chính viễn thông đều phát triển mạnh. -Hà Nội, Hải Phòng là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất vùng. V.Các trung tâm kinh tế: -Hai TTKT lớn nhất: HN, HP -HN, HP và Hạ Long là tam giác kinh tế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ -Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ( gồm 8 tỉnh, thành phố) thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ 4.Đánh giá : -Tìm và khoanh trên bản đồ tam giác kinh tế: HN-HP-QN và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Duyệt: -Nêu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH. 5.Hoạt động nối tiếp: -Làm câu 3/79 sgk -Đọc và trả lời câu hỏi bài 22 V.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBAI 21 VUNG DONG BANG SONG HONG tt.doc