Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 16 - Tiết 31: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng như sản xuất nông sản hàng hoá ; khai thác và trồng rừng ; phát triển thuỷ điện và du lịch.

 Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm.

2. Kĩ năng:

 Phân tích bản đồ tự nhiên và kinh tế để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 16 - Tiết 31: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 31 VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo) Tuần dạy: 16 Ngày dạy: 26/11/2012 MỤC TIÊU: Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng như sản xuất nông sản hàng hoá ; khai thác và trồng rừng ; phát triển thuỷ điện và du lịch. Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm. Kĩ năng: Phân tích bản đồ tự nhiên và kinh tế để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. Thái độ: Có ý thức khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. NỘI DUNG HỌC TẬP: Tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng như sản xuất nông sản hàng hoá ; khai thác và trồng rừng ; phát triển thuỷ điện và du lịch. Các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm. Ý thức khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ môi trường. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Tây Nguyên. Học sinh: Thành tựu đổi mới của vùng Tây Nguyên. Loại cây được trồng nhiều ở Đắk Lắk. Dựa vào bảng 29.1, hãy tính tỉ lệ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh ở vùng Tây Nguyên so với năm 1995 là 100%. Nguyên nhân tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có tốc độ tăng trưởng cao. Tình trạng rừng ở vùng Tây Nguyên. Ngành thuỷ sản. Các trung tâm kinh tế lớn của vùng. Các cửa khẩu nào sang Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra miệng: 2.1. Các tác nhân nào ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư vùng Tây Nguyên ? 2.2. Tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên là: a. Diện tích đất lớn, khí hậu nhiệt đới cận ôn đới thuận lợi cho cây trồng. Quặng bôxít có trữ lượng lớn. b. Diện tích rừng còn nguyên vẹn là nguồn cung cấp gỗ cho cả nước. Tiềm năng thuỷ điện lớn. c. Diện tích đất badan rất lớn (1 triệu 36 ha) thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm. Có 3 triệu ha rừng tự nhiên là nguồn cung cấp gỗ. Tiềm năng thuỷ điện lớn (21% trữ năng thuỷ điện cả nước). Khoảng 3 tỉ tấn quặng bôxít nhờ khai thác. d. Câu (a + b) đúng. 2.1. (6 điểm). - Mùa khô kéo dài. - Chặt phá rừng quá mức. - Săn bắn động vật bừa bãi động vật hoang dã. 2.2. (4 điểm). - c. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 (25 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng như sản xuất nông sản hàng hoá ; khai thác và trồng rừng ; phát triển thuỷ điện và du lịch. b. Kĩ năng: Phân tích bản đồ tự nhiên và kinh tế để biết tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất của vùng. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Tây Nguyên. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Bước 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp. Dựa vào hình 29.1, em có nhận xét gì về tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước ? (tăng liên tục và ở mức cao). Vì sao cà phê được trồng nhiều ở vùng này ? Đất badan rộng lớn. Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa và một mùa khô thuận lợi gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Điều kiện kinh tế mở, nước ta có thể xuất khẩu cà phê trên thị trường ở nhiều nước và khu vực. Ngoài cây cà phê, Tây Nguyên còn trồng các cây công nghiệp nào ? (chè, cao su, điều). Sự phát triển, mở rộng diện tích trồng cà phê có ảnh hưởng gì tới tài nguyên rừng, tài nguyên nước ? (diện tích rừng bị thu hẹp, giảm mực nước ngầm). Vấn đề đặt ra với nghề trồng cà phê ở Tây Nguyên là gì ? (Nâng cao chất lượng giống, tăng cường công nghệ chế biến, hạn chế phá rừng). Dựa vào bảng 29.1, em có nhận xét gì về tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên ? Tổng giá trị sản xuất còn nhỏ. Tốc độ tăng trưởng từng tỉnh và cả vùng lớn. Tại sao sản xuất nông nghiệp ở 2 tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị sản xuất cao nhất trong vùng ? Đắk Lắk có diện tích đất badan rộng, sản xuất cà phê quy mô lớn, xuất khẩu nhiều. Lâm Đồng có địa hình cao, khí hậu vùng núi, thế mạnh sản xuất chè, rau quả ôn đới theo quy mô lớn. Hai tỉnh phát triển du lịch. Qua hình 29.2, cho biết hiện trạng rừng ở Tây Nguyên ? Độ che phủ rừng Tây Nguyên ? Nhắc lại ý nghĩa bảo vệ rừng đầu nguồn ở Tây Nguyên ? Thực tế sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên gặp những khó khăn lớn nào ? (thiếu nước, sự biến động giá nông sản). Bước 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp. Dựa vào bảng 29.2, tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy 1995 = 100%). Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên ? Xác định trên hình 29.2 vị trí của nhà máy thuỷ điện Y-a-ly trên sông Xê Xan. Ý nghĩa của sự phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên ? Khai thác thế mạnh thuỷ năng, phục vụ sản xuất chế biến sản phẩm cây công nghiệp, lương thực và sinh hoạt. Thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển rừng. Kể tên các nhà máy thuỷ điện sử dụng nguồn nước các sông của Tây Nguyên ? GD TKNL: Với đặc điểm tự nhiên của vùng, để công nghiệp phát triển bền vững, theo em công nghiệp Tây Nguyên cần chú ý vấn đề gì ? Bước 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ. Sự phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên đã ảnh hưởng gì tới các hoạt động dịch vụ ? (Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nông - lâm sản). Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên ? (Viện Nam là một trong các nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất, hương vị nổi tiếng thế giới). Ngoài ra, Tây Nguyên còn có hàng nông sản nào nổi tiếng ? (hoa, rau quả Đà Lạt). Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch? Thành phố hoa Đà Lạt Voi chở khách Bản Đôn Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết hãy cho phương hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong đầu tư phát triển ở Tây Nguyên ? Phát triển, nâng cấp mạng lưới giao thông. Xây dựng thuỷ điện, khai thác bôxít IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: Diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất nước. Lâm nghiệp phát triển khá mạnh, kết hợp khai thác với trồng và giao khoán bảo vệ rừng. Độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế. 2. Công nghiệp: Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế. Sản xuất công nghiệp đang có sự chuyển biến, tốc độ tăng trưởng cao. Ngành thuỷ điện, khai thác và chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất khẩu phát triển. Để công nghiệp phát triển bền vững, cần khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường. 3. Dịch vụ: Là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ hai cả nước, cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá có điều kiện phát triển mạnh. Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng. HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Nêu các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của từng trung tâm. b. Kĩ năng: Xác định được các trung tâm kinh tế lớn của vùng. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Dựa vào hình 29.2 và 14.1, hãy xác định: Vị trí của các thành phố, trung tâm kinh tế ? Những quốc lộ nối các thành phố với Thành phố Hồ Chí Minh, các cảng biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đường 24, 19, 25, 26 nối 3 thành phố với các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ. Đường 20 nối Đà Lạt với Thành phố Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh và đường 13 nối Buôn Ma Thuột với Thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Cho biết sự khác nhau về chhức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng ? V. Các trung tâm kinh tế: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế lớn ở Tây Nguyên. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: 1.1. Qua một thời gian đổi mới, Tây Nguyên đã có những chuyển biến theo hướng gì ? a. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. b. Nông - lâm nghiệp chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. c. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần. d. Tất cả đều đúng. 1.2. Tây Nguyên có vị trí nào quan trong xuất khẩu nông nghiệp ở nước ta ? Mặt hàng nông sản nào đã đưa nước ta lên đứng vào hàng đầu thế giới ? a. Vị trí thứ 3 cả nước sau Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Cao su đã đưa nước ta lên vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu. b. Vị trí thứ 2 sau Đồng bằng sông Cửu Long. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu nhiều vào hàng nhất thế giới. c. Đứng hàng thứ 3 sau Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Cao su và cà phê là mặt hàng xuất khẩu đưa nước ta lên hàng đầu thế giới. d. Tất cả đều sai. 4 Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( b ). Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 và 3 trang 111 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2, 3 trang 41 - Tập bản đồ Địa lí 9. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 30: “Thực hành: so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với tây nguyên”: Những loại cây trồng có thế mạnh ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ là gì ? Chúng phát triển dựa trên những điều kiện nào ? Tìm hiểu thị trường xuất khẩu cà phê và chè Việt Nam. Nước ta có những thương hiệu chè và cà phê nổi tiếng nào ? Sưu tầm các tài liệu nói về cây chè và cà phê để viết báo cáo. PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 31.doc
Giáo án liên quan