Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 2 - Tiết 3 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (tiếp)

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta.

- Biết đặc điểm của các loại hình quần cư.

2. Kĩ năng.

Biết phân tích lược đồ dân cư và đô thị ở Việt Nam.

3. Thái độ:

Ý thức được bảo vệ mô trường.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 2 - Tiết 3 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 3 Bài 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I.Mục tiêu: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư ở nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư. 2. Kĩ năng. Biết phân tích lược đồ dân cư và đô thị ở Việt Nam. 3. Thái độ: Ý thức được bảo vệ mô trường. II. Chuẩn bị : + Giáo viên: Bản đồ đô thị VN. + Học sinh : Sách giáo khoa máy tính bỏ túi . III. Các hoạt động 1. Ổn định 2. KIểm tra bài cũ (5’) Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập số 3 SGK trang 10 ?Nhận xét? 3. Giới thiệu bài mới (Lời dẫn) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1(15’) * Cách tiến hành: GV y/c: - Em hãy nhắc lại thứ hạng diện tích lãnh thổ và dân số nước ta so với các nước trên thế giới? ? Dựa vào hiểu biết và SGK cho biết đặc điểm mật độ dân số nước ta? ? So sánh mật độ dân số nước ta với thế giới? (gấp 5, 2lần thế giới) - So sánh với châu Á, với các nước trong khu vực ĐNÁ? Cả lớp/cá nhân - HS suy nghĩ trả lời. - HS suy nghĩ trả lời. - HS so sánh I. Mật độ dân số 1. Mật độ dân số. * Châu Á 2003.85ng/km2. * ĐNA. - Lào mật độ dân số:25ng/km2 - Campuchia:68ng/km2 - Thái lan :124ng/km2 GV.hướng dẫn cách tính MĐDS (Lấy dân số chia diện tích) 80.9.00.000 = 246 ng/ km2 330.991 GV kết luận. ? Quan sát H 3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào, thưa ở những vùng nào? GVKL. Chuyển ý ? Dựa vào SGK và thực tế cho biết sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị ở nước ta có đặc điểm gì? ? Dân cư sống tập trung nhiều ở nông thôn chứng tỏ nền kinh tế có trình độ như thế nào? GV kết luận Hoạt động 2(14’) * Cách tiến hành: ? Hãy cho biết sự khác nhau về kiểu quần cư nông thôn giữa các vùng ? (quy mô, tên gọi) + Làng cổ Việt có lũy tre bao bọc, đình làng cây đa, bến nước + Bản, buôngần nguồn nước, làm nhà sàn ? Cho biết sự giống nhau của quần cư nông thôn ? (Hoạt động kinh tế chính là nông – lâm - ngư nghiệp) GV kết luận: ? Vì sao các làng bản cách xa nhau? (là nơi ở,nơi sản xuất) ? Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn mà em biết? (đường,trường,trạm) Chuyển ý ? Dựa vào vốn hiểu biết và SGK nêu đặc điểm của quần cư thành thị? ? Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách bố trí nhà ở giữa nông thôn và thành thị? GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi: ? Quan sát H.3.1 hãy nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích? (Hai đồng bằng lớn và ven biển, do lợi thế về vị trí địa lí, ĐKTN, ĐKKT-XH) Yêu cầu đại diện báo cáo kết quảnhận xét GV chuẩn xác kiến thức. Hoạt động 3(8’) * Cách tiến hành: ? Dựa vào bảng 3.1 hãy: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta? (Tốc độ tăng,giai đoạn nào tốc độ tăng nhanh) ? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta NTN? HS nhận xét. HS tính MĐDS - HS quan sát hình - Trả lời - HS trả lời Cá nhân/nhóm - HS trả lời + Làng cổ Việt có lũy tre bao bọc, đình làng cây đa, bến nước + Bản, buôngần nguồn nước,làm nhà sàn - HS suy nghĩ trả lời - HS suy nghĩ trả lời - HS quan sát nhận xét - HS chia nhóm giao nhiệm vụ thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả nhận xét. Cá nhân - HS dựa vào bảng nhận xét - Mở rộng quy mô thành phố. - Nước ta có mật độ dân số cao: 246ng/km2 năm ( 2003) - Mật độ dân số nước ta ngày một tăng. 2.Phân bố dân cư. - Dân cư tập trung đông ở đồng bằng,ven biển và các đô thị. - Miền núi và Tây Nguyên dân cư thưa thớt. - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn(76%) II. Các loại hình quần cư. 1. Quần cư nông thôn. - Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số và tên gọi khác nhau. - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. 2. Quần cư thành thị. - Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ. - Hoạt động kinh tế chính là công nghiệp,là TTKT chính trị -xã hội,KHKT - Phân bố tập trung ở đồng bằng ,ven biển. III. Đô thị hóa. - Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng. - Trình độ đô thị hóa thâp. IV: Củng cố/ đánh giá (2’) 1. Dựa vào hình 3.1 trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? 2. Nêu đặc điểm các loại hình quần cư ở nước ta? V: Dặn dò.(1’) Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SBT trang 10-12 VI. Rút kinh nghiệm. Tuần 2 Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu. Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức. - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. 2. Kĩ năng. Biết phân tích nhận xét các biểu đồ. 3. Thái độ. - Có ý thức lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng bản thân. - Mong muốn trở thành người lao động có tay nghề giỏi. II. Chuẩn bị. 1.GV .Biểu đồ cơ cấu lao động. 2. HS. SGK, compa, thước đo độ. III. Các hoạt động. 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ(5’) a. Yêu cầu một HS nêu cách tính mật độ dân số? cho ví dụ? b. Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì? 3. Giới thiệu bài mới (LDSGK) HĐ của GV HĐ của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 (12’) * Cách tiến hành: GV yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi: ? Dựa vào SGK cho biết nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh nào? ? Dựa vào H.4.1 hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân? ? Nhận xét chất lượng lao động ở nước ta, để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì? - Yêu cầu đại diện nhóm kết quả nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chốt lại đặc điểm nguồn lao động nước ta. ? Theo em những biện pháp để nâng cao chất lượng lao động hiện nay là gì? Cá nhân Chuyển ý ? Dựa vào H.4.2 hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? GV diễn giảng phân tích. - Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch - Tuy vậy phần lớn lao động vẫn tập trung ở nhóm ngành nông-lâm ngư nghiệp( 59,6%). GV chốt lại kiến thức Chuyển ý Hoạt động 2(14’) * Cách tiến hành: GV phân công mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi sau: - Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? (Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến,tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao 6%...) - Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực kinh doanh, khu dự án công nghệ cao? (Do chất lượng lao động thấp,thiếu lao động có kĩ năng trình độ đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp,dịch vụ hiện đại) - Để giải quyết vấn đề việc làm,theo em phải có những giải pháp nào? GV sau khi các nhóm báo cáo kết quả nhận xét của nhóm khác .GV kết luận. - LLLĐ dồi dào. - Chất lượng của lực lượng LĐ thấp. - Nền kinh tế thấp chưa phát triển. Hoạt động 3(10’) * Cách tiến hành: GV y/c: ? Dựa vào thực tế và SGK hẵy nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có thay đổi cải thiện? - GV tham khảo phụ lục mở rộng kiến thức cho HS. - Nhịp độ tăng trưởng KT khá cao,TB GDP mỗi năm tăng 7%. - Xóa đói giảm nghèo từ 16,1 năm 2001 xuống 14,5% năm 2002 và 12% năm 200310% năm 2005. - Cải thiện về y tế giáo dục và chăm sóc sức khỏe ,nhà ở nước sạch Nhóm/cá nhân - HS chia nhóm phân công nhiệm vụ cho nhóm. Nhóm thảo luận - Đại diện báo cáo kết quả thảo luận nhóm khác nhận xét bổ sung. - Trả lời Quan sát/nhận xét Nhóm/cá nhân HS chia nhóm thảo luận. - Các nhóm báo cáo kết quả nhận xét của nhóm khác . Cả lớp/cá nhân HS theo dõi SGK I. Nguồn lao động và sử dụng lao động. 1. Nguồn lao động. - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế. - Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8%). -Tuy nhiên người lao động còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. - Biện pháp nâng cao chất lượng lao động hiện nay: - Có kế hoạch đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo dạy nghề. 2. Sử dụng lao động. - Phần lớn lao động còn tập trung trong ngành nông - lâm –ngư nghiệp. - Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế xã hội. II. Vấn đề việc làm. - Hướng giải quyết: + Phân bố lại lao động và dân cư. + Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn. + Phát triển HĐ CN-DV ở thành thị. + Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp , dạy nghề. III. Chất lượng cuộc sống. - Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện - Chất lượng cuộc sống đang còn chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp nhân dân IV: Củng cố(3’) 1. Hướng dẫn cho HS cách vẽ biểu đồ hình tròn. 2. Trả lời câu hỏi SGK V: Dặn dò.(1’) 1. Làm bài tập :1,2,3,4,5,6 SBT 2. Xem trước bài 5 VI. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docTUẦN 2.TIẾT 3-4.DOC